Gương mặt thơ: Bích Ngân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Chị tên đầy đủ là Trịnh Bích Ngân. Lâu nay, chị xuất hiện với tư cách nhà văn với khoảng 20 đầu sách toàn văn xuôi.

Gần đây, Bích Ngân gây bất ngờ khi thơ chị xuất hiện liên tục trên các báo, tạp chí. Và thơ hay, nhiều người thích. Tập thơ mới nhất của chị là “Nghiêng về phía nỗi đau”, một tập thơ mới chỉ đọc tên đã thấy rất nữ tính, rất nhân văn và đầy chia sẻ, như tính cách ngoài đời của chị.

Chat với chị để làm chùm thơ này, chị nhắn rằng gần đây “bị thơ nó rù quến đến đờ đẫn”, một cách nói, cách sử dụng hình ảnh rất Nam Bộ. Và cũng để thấy, thơ nó trói buộc vô hình, nó “tra tấn”, nó “hành hạ” người sáng tác đến như thế nào. Chị thổ lộ: “Thơ, một người tình thủy chung. Người tình không nhìn người tình bằng con mắt tháng năm mà cảm nhận bằng nhịp đập của một trái tim không già cỗi theo năm tháng”.

Nhà thơ Bích Ngân quê ở Cà Mau, hiện sống ở TP. Hồ Chí Minh, từng là Phó Giám đốc, Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, hiện là Ủy viên Thường vụ Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh, là nữ nhà văn đầu tiên giữ chức Chủ tịch Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh.

Nhưng mừng là dẫu công việc bộn bề, dẫu ở giữa cái đô thị luôn vội vã, luôn chật ních tưởng như không có một khoảng hở cho văn chương, đặc biệt là thơ, chị vẫn viết rất đều, từ tiểu thuyết, kịch bản, truyện ngắn đến thơ. Thơ chị như thế này: “Một cõi riêng của những kiếp đàn bà/biết nhón nhén đem trái tim góp lửa/và nắng mưa nhặt nhạnh cả tro tàn/cho buốt giá vẫn nồng nàn hơi ấm”. Và đây nữa: “Em, người đàn bà/hạnh phúc nhất trần gian/được chạm vào đại ngàn của anh/lịm đi trong nụ hôn tướm máu/và hồi sinh trong bóng tối nhiệm màu...”.

Ở cả hai vai trò, người tham gia quản lý, lãnh đạo hội và người sáng tác, Bích Ngân đều thể hiện rất tốt, đầy nhiệt tình, như cách chị bày tỏ: “Gọi đúng tên/Trái tim có thể chữa lành/những vết thương tự mình cào cấu”.

Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.



VỚI EM


Chị gởi em chút linh cảm vơi đầy

Chiếc xuồng con chở khẳm của má

Hơi ấm đất đai mà ba hóa linh hồn

Và cõi riêng từ mồ hôi nước mắt.

Minh họa: T.N

Minh họa: T.N

Một cõi riêng của chị của em

những người đàn bà được nỗi buồn ký thác

và lặng thầm ôm ấp bóng đêm

vẫn dịu dàng mỗi bình minh gõ cửa.


Một cõi riêng của những kiếp đàn bà

biết nhón nhén đem trái tim góp lửa

và nắng mưa nhặt nhạnh cả tro tàn

cho buốt giá vẫn nồng nàn hơi ấm.



TRÔI NGƯỢC VỀ ANH


Nơi này, bên dòng Cửu Long

chỉ còn bảy nhánh ngược xuôi

về mênh mông sóng cuộn.


Nơi này, hoàng hôn loang bầm mặt nước

Nơi này, lục bình lềnh bềnh theo dòng trôi

Nơi này, em trôi ngược về anh.

Minh họa: H.T

Minh họa: H.T

Trôi

chẳng dòng đục trong nào níu giữ

em trôi

chuyến đò cuối cùng

bập bênh bờ bến.


Đò ơi…

tiếng gọi loang dài

dòng trôi

trôi ngược gió.


Đò… ơi…

lồng ngực em

hay cánh buồm

căng gió

trôi ngược về anh

nơi không chia nhánh cướp dòng

nơi bến bờ neo đậu hoàng hôn.



ANH MANG CHO EM CẢ ĐẠI NGÀN


Anh mang đến cho em cả đại ngàn

nơi rừng xanh ẩn chứa bao kỳ ảo

và lung linh ngọc của lòng trắc ẩn

được sinh ra từ mộng tưởng của anh.

Minh họa: H.T

Minh họa: H.T

Anh mang cho em rực rỡ hoàng hôn

mỗi bình minh anh thắp hồn vào đó.


Em, người đàn bà

hạnh phúc nhất trần gian

được chạm vào đại ngàn của anh

lịm đi trong nụ hôn tướm máu

và hồi sinh trong bóng tối nhiệm màu.


Em, người đàn bà rất đàn bà

đỏng đảnh nhất trần gian

tham lam nhất trần gian

muốn ghì siết cả ảo ảnh mây trời

với trập trùng non cao núi biếc

được neo giữ bằng sinh mệnh trái tim.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

(GLO)- Tấm áo trấn thủ đã trở thành biểu tượng gắn liền với người chiến sĩ Điện Biên trong suốt 56 ngày, đêm "đánh lấn từng thước đất". Ngắm nhìn tấm áo ấy được trưng bày trong bảo tàng, tác giả Nguyễn Ngọc Phú bồi hồi, tưởng như được sống lại phút giây chiến đấu hào hùng của cha anh.
Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

(GLO)- "Tự khúc" của tác giả Hà Hoài Phương là những chiêm nghiệm rất thực về cuộc đời. Sau cơn mưa trời lại sáng, không có điều gì tồn tại mãi, dù đó có là những niềm vui, hạnh phúc hay khổ đau...
Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...