Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.

Nhưng tôi nói ý trên để nhắc đến nữ thi sĩ Phạm Thùy Vinh, một trường hợp... lạ. Quê Thái Bình, lấy chồng rồi về quê chồng, giờ Vinh hơn rất nhiều người Vinh xịn, từ giọng nói, phong cách sống đến thói quen và sáng tác. Chị hiện là Tổng Biên tập Tạp chí Sông Lam, một tạp chí mạnh trên văn đàn cả nước.

Thơ chị đằm và sâu, nó cứ thao thiết khiến ta không đọc nhanh được, mà nhẩn nha, mà nhấm nháp, mà tận hưởng: “Ta gửi cho người một khuya phố của ta/Vòm cây đẫm trăng/Tiếng ve giật mình ran thức”. Chị không câu nệ đấy là thơ, mà đấy chính là cảm xúc của chị, tiếng lòng của chị, cái như là bất chợt của chị, cái thảng thốt của chị, trước những gì chị thấy, chị nghĩ. Lục bát của chị cũng rất ngơ ngác: “Giã từ một ngọn phiêu du/Một cơn men dại, một mùa đắm say/Trời khuya còn mảnh trăng gầy/Vì ta mà sáng buốt đầy chiêm bao”. Cái buổi sáng buốt đầy chiêm bao ấy nó làm ta xốn xang cảm xúc và cũng làm ta yên lòng. Ừ cái chiêm bao ấy, dẫu buốt, dẫu chiêm bao thôi, nhưng nó đã vì ta, vì cái đẹp, vì sự đắm say, vì cơn men dại..., cái men dại của loài thi sĩ vừa mảnh vừa trầm, vừa kích thích vừa phiêu du.

Từng có giải thưởng “Tác phẩm tuổi xanh” thời giải thưởng này còn là ao ước của rất nhiều người cầm bút trẻ, đến giờ, chị vẫn cần mẫn trên cánh đồng chữ nghĩa và đang chín một cách tự nhiên. Mới nhất chị xuất bản cuốn tản văn “Vinh phố của tôi” đậm chất Vinh và chất Phạm Thùy Vinh.

Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.



VỀ QUÊ



Ta về trưa vắng, ngõ quê

Thoảng nghe bướm trắng hẹn thề cải xanh

Giậu xưa hoa nở một nhành

Thơ ông Nguyễn Bính đã thành ca dao.



Ta về như giữa chiêm bao

Soi tăm cá động mặt ao đỡ buồn

Mỏng manh chỉ một cánh chuồn

Mà cho ta hiểu ngọn nguồn nắng mưa.

Minh họa: H.T

Minh họa: H.T

Hỏi cây, cha đã về chưa?

Hắt hiu lá đổ lời thưa bên thềm...



NHỮNG NGƯỜI LƯỚT QUA TÔI MỖI NGÀY



Những người lướt qua tôi mỗi ngày

Trên đường phố lao xao còi xe

Trong thang máy sặc mùi thuốc lá

Trong quán cà phê quen với những bông hoa im lặng nở rồi tàn.



Hôm qua, có người đốt thuốc trắng đêm

Có người vừa nói lời chia xa

Có người hân hoan hạnh phúc

Có người vĩnh viễn trong đời này tôi không còn được gặp…



Họ đi qua, quệt vào tay tôi, chạm áo tôi một tín hiệu mơ hồ

Những hơi thở của sự đắm say, sự buông bỏ, sự cùng quẫn…

Cùng một lúc phả vào không gian mờ mịt bụi sương

Tôi xòe tay, nắm lấy

Chỉ thấy trên tay

Trĩu nặng vô thường.



GỬI MỘT THÁNG NĂM



Ta gửi cho người một khuya phố của ta

Vòm cây đẫm trăng

Tiếng ve giật mình ran thức.

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Gửi cho người những ô cửa-mắt buồn ngơ ngác

Có ánh đèn nào sáng lạc

Đợi mong chi nỗi thăm thẳm ai về.



Gửi cho người khúc hát giữa cơn mê

“Ru mãi ngàn năm…”

Ngàn năm khờ khạo.



Người hỡi

Tháng năm đầy yêu dấu

Ta gửi cho người này khuya phố đời ta.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.