Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.

Một cô gái Nam Bộ đặc sệt, ngôn ngữ văn chương của chị cũng đặc sệt Nam Bộ, nhưng chị đã biến cái Nam Bộ đặc sệt ấy thành đặc sản của riêng chị, để chị chu du không chỉ trong nước mà cả nước ngoài. Tôi vừa đi với chị sang Đài Loan dự mấy sự kiện văn học do bạn mời. Tới sân bay có người nhận ra chị đã đành, vào trường đại học quốc lập Thành Công ở Đài Nam cũng nhiều sinh viên vây lấy chị.

Ngạc nhiên là bởi, thơ chị cũng rất hay, chả thua gì văn xuôi, thậm chí nó còn khiến người đọc thăng hoa hơn, bởi thơ tưởng như bâng quơ và mảnh nhưng lại rất nặng suy ngẫm: “ta, kẻ khổ sai/cơn mưa tạnh từ ba năm trước/giờ vẫn ướt ngoi” hoặc như: “rồi thì tro nhận ra mình trắng đến ngần nào/trong lửa”. Cứ nhẹ tưng như thế, như chị đang không làm thơ, mà thủ thỉ với mình, có vẻ như bâng quơ mà bao nhân tình thế thái, bao chất chứa nhân sinh, cả những ắp đầy kinh nghiệm sống, những từng trải, những thăng trầm, những ký ức.

Đến với chị, người ta sẽ thấy không còn khoảng cách nhà văn tỉnh lẻ, bởi 48 năm qua, chị chỉ sống và viết ở Cà Mau, mảnh đất tận cùng của Tổ quốc, nơi chị đã xuất bản khoảng 25 tập sách. Chị cười khi tôi vặn “sao lại khoảng” rằng: “Không có thời gian để đếm”. Nhưng, khi tìm hiểu để giới thiệu chị, tôi nhẩm chị có hơn 30 tác phẩm đã xuất bản. Thì cũng phải, sách in tứ tung thế, chưa kể tái bản, nối bản.

Cũng như sách, không thể kể hết các giải thưởng, trong nước và quốc tế của chị. Năm 2019, chị có tên trong Top 50 người phụ nữ có ảnh hưởng nhất tại Việt Nam 2018 do Tạp chí Forbes bình chọn.

Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.




ĐÊM QUA



bộ rễ đã chạm tới vùng nước lạ

ngân nga theo nhịp cánh chim ưng

mơ đêm qua không với tới

ngách hoa đơn độc mỗi hoa

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

ở chỗ loài dơi không bay tới được

ở nơi bướm đen không bay tới được

diệp lục mình tha hồ xanh

hoa mình tha hồ trắng



ở nơi tầm gửi không chịu nổi gió

ở nơi cúi nhìn không sao thấy cỏ

nghĩ rễ đã đi xa hơn cả hình dung

sau róc rách mình thành kẻ lạ



kìa ngách hoa đơn độc mỗi hoa.




DẤU VẾT



điện thoại nhận ra mình

bằng hoa tay mòn cuốc cày tuổi dại.



con nhận ra mình

trong mùi khói bếp đắng mồ hôi.



anh nhận ra mình

một sợi tóc xước mê lòng gối.



mình nhận ra mình

bởi những cơn mơ không cách chi nhớ nổi.



mặt trời nhận ra mình

một mặt trời mát dịu trong sông.



rồi thì tro nhận ra mình trắng đến ngần nào

trong lửa.




SỚM NHẸ



có mơ chẳng nhớ mơ gì

hơi thở mùa thu mờ sau gáy

ý nghĩ tựa sao rơi.

Minh họa: H.T

Minh họa: H.T

bên hiên chim sáo rỉa lông

rồi theo chiếc lồng bay mất

sớm nhẹ không xóa được dấu chim.



tình rón rén ra về

tóc mấy sợi gieo mình vào cỏ

cúc nhẹ ngực không sao cài kín gió.

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.