Gương mặt thơ: Tùng Bách

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Họ Lê, quê Hà Tĩnh, hiện ông đang sống ở TP. Vinh. Tôi quen và đọc ông từ hồi ông “lánh” một cú nạn văn chương, vào Vũng Tàu làm cặp bài trùng với nhà thơ Lê Huy Mậu.

Có gì đâu, tính ông rất hay đùa (điều này thể hiện trong cả thơ của ông), khi biên tập một bài thơ của cấp trên, ông lia bút thêm 2 câu “lạc khoản” rất buồn cười. Với ông thì là đùa, nhưng bác kia thì không.

Tùng Bách có tài khắc họa nhân vật, nhất là bạn thơ, bằng thơ. Chỉ mấy câu, “đối tác” của ông mồn một hiện ra. Loại thơ này ông thường xuyên đăng trên Facebook, chẳng hạn như chân dung một nghệ sĩ nhiếp ảnh kiêm võ sĩ hơn 80 tuổi: “Tuổi tám hai-Tái nạm gầu/Cái tóc thì bạch, cái râu thì dài/Độ lì-ngũ đẳng huyền đai/Vũ trường xí xởn, vũ đài lăm le/Thơ hay tới mức sém vè/Lái buôn thiếu vốn, lái xe thừa đường...”.

Thơ ông mạnh về tứ. Bất cứ hiện tượng sự vật, nhân vật nào lọt vào mắt, ông đều xoay qua trở lại, vần tới vần lui bắt nó... ra tứ. Và khi đã có tứ thì việc lắp chữ vào với ông nó chỉ như... thò tay vào túi lấy tiền lẻ. Mà tứ thơ ông thường rất bất ngờ, để khi đọc xong, phát hiện cái bất ngờ ấy, ta phải bật cười. Nhưng đọc ông xong, cười xong, bao giờ cũng phải vấn vương những suy nghĩ.

Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và đã xuất bản 10 tập thơ.

Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.



TỪ MỘT ĐẾN MUÔN

Làm sao quên được ngày xưa

Biển và em. Biển và bờ, người ơi.

Minh họa: H.T

Minh họa: H.T

Xòe tay hứng giọt sao rơi

Giọt thẳm thẳm nhớ. Giọt chơi vơi buồn.



Ta đi

Vẫn chưa hiểu hết ngọn nguồn cơn mưa!





NHIỀU KHI



Nhiều khi dắt xe ra ngõ

Loay hoay hoài chẳng biết đi đâu

Minh họa: T.N

Minh họa: T.N

Ngước sang Ngàn Hống mây như khói

Ngó xuống Lam Giang nước đỏ ngầu

Xắm nắm xuôi về miền Cổ Đạm (*)

Ả đào vãn cuộc phắn từ lâu



Gọi bạn? Bạn ngoài vùng phủ sóng

Gọi đò? Chú lái mãi buông câu

Tiểu khê, cá quẫy hòn non bộ

Ngưng Bích vườn ai chợt bí bầu!



Nhiều khi dắt xe ra ngõ

Loay hoay hoài… chẳng biết đi đâu.

----------

(*) Làng Cổ Đạm ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh được coi là cái nôi của hát ca trù





CHIỀU PHỦ QUỲ



Chưa đủ mặn để muối

Chưa đủ cay để gừng

Chưa đủ chua để nhót

Chưa đủ chát để sung.

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Ai cùng Mẹ lên rừng

Ai theo Cha xuống biển

Xưa nay ghét với yêu

Vốn rầy rà lắm chuyện.



Chưa đủ thân để mến

Chưa đủ gan để gàn

Chưa đủ tròn để khuyết

Chưa hợp làm sao tan?



Phủ Quỳ chiều mang mang

Thả hồn cùng sông Hiếu

Chợt thấy mình thừa ra

Mới hay mình đang thiếu.

Có thể bạn quan tâm

Du khách người Ý thích thú tìm hiểu các nhạc cụ truyền thống Jrai dưới sự hướng dẫn của Nghệ nhân Ưu tú Rơ Châm Tih. Ảnh: Quốc Nguyễn

Quảng bá “sức mạnh mềm” từ hoạt động đối ngoại văn hóa

(GLO)- Những ngày gần đây, hình ảnh truyền cảm hứng nhất được lan tỏa trên báo chí và mạng xã hội là việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và ông Jensen Huang-Nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Nvidia (chuyên về lĩnh vực công nghệ) cùng dạo phố cổ và thưởng thức nem chua rán, uống bia.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.

Các nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) chụp ảnh lưu niệm trước tác phẩm “Nét Tây Nguyên”. Ảnh: N.A.M

“Nét Tây Nguyên”

(GLO)- Tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 vừa diễn ra ở khu vực Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tác phẩm “Nét Tây Nguyên” gồm 1 cụm 5 trụ gỗ của nhà điêu khắc Nguyễn Nam-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo nên điểm nhấn, một nét Tây Nguyên riêng có giữa lòng phố núi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...