Gương mặt thơ: Đinh Ngọc Diệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Sinh ra, lớn lên và gắn bó với xứ Thanh hơn 60 năm qua, Đinh Ngọc Diệp trở thành một thi nhân tiêu biểu của mảnh đất có nhiều nhà thơ nổi tiếng này.

Ông đọc thơ người và tôi đọc thơ ông nó như là trùng khít “Bóc vỏ chữ/Thơ/Gặp một hiền-nhân/Không đánh bóng tuổi tên/Không xếp hàng chờ ai xưng tụng” khiến ta liên tưởng và hình dung ra có một trường phái thơ xứ Thanh. Tất nhiên, ông là hậu duệ của những Trần Mai Ninh, Hữu Loan... nhưng người đọc vẫn nhận ra phảng phất cái ngang tàng xứ Thanh.

Tôi cũng có một tuổi thơ xứ Thanh nên đọc những câu này: “Tôi nghe rưng rưng mỗi bước cha về/Bước thậm thịch nhịp chày giã gạo (...)/Em nhỏ cởi trần mải mê chơi đáo/Mẹ đang thổi cơm chiều rá gạo dở trên tay/Chỉ một mình cha đi vào mà lối ngõ cũng chật” của nhà thơ một đời bám biển Sầm Sơn thì lại nhớ da diết xứ ấy. Cái câu “Chỉ một mình cha đi vào mà lối ngõ cũng chật” nó mới ám ảnh làm sao.

Nhà thơ Đinh Ngọc Diệp quan niệm: “Thơ là tiếng vang của cuộc sống đã được chắt lọc qua tâm hồn và ý chí của nhà thơ, do đó thơ cao hơn cuộc sống. Thơ mang đến cho người đọc niềm tin vào một xã hội giàu lòng bác ái, sự sẻ chia với mỗi phận đời bất hạnh”… Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, đã xuất bản 7 tập thơ và có nhiều giải thưởng văn học.

Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.

Tổ quốc ở Trường Sa

Minh họa (nguồn: Internet)

Minh họa (nguồn: Internet)

Trên bản đồ như nắm tấm vung xa

Quần đảo Trường Sa-chuỗi hạt ngoài xa tít

Lính giữ đảo: giữa đất đai Tổ quốc

Đảo nơi quê: mình mẹ ngóng chờ.


Ai theo Đội Hoàng Sa ra đảo

Đảo gặp người, thôi kiếp cơm rơi

Nay mẹ vẫn yêu con bằng gạo mới

Đảo long lanh kết ngọc ở chân trời!


Với sen

Minh họa: H.T

Minh họa: H.T

Ngát hương trời run rẩy đóa sen

Thơm hết mình, không sợ bùn đen

Khoảng tối dưới hoa thoảng màu nắng rụng

Xóa âm u, tù đọng im lìm.


Anh rón rén sợ hương thơm bay mất

Muốn lọc mình như nắng đầu tiên…


Trăng quê

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Trăng lớn dậy, chẳng còn như tôi nghĩ

Và nhịp cầu sông nước khác xưa

Mảng bè trôi về đâu

Chở trăng xa, ánh lửa.


Dáng cầu cong đêm ấy

Bắc ngang sang trăng vàng

Áo em trắng-trăng ngời trên nước

Ai xui tôi lên cầu cho chạm mặt vầng trăng?


Đến hôm nay tôi thực có trăng riêng

Trăng tỏa sáng cả khi tôi chẳng có

Cầu lặng lẽ tiễn em về lối ngõ

Trăng lặn vào giấc ngủ thiên thai.


Mới biết trăng quê biết mấy êm đềm

Mai gặp lại vầng trăng đất khác

Cả sông bến, bóng cầu man mác

Thả mây trời nhẹ lướt dưới trăng em.

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...