Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.

Ông có nhiều năm làm Trưởng Cơ quan đại diện Báo Bảo vệ pháp luật ở miền Trung-Tây Nguyên, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 2003; đã xuất bản 8 tập thơ và vừa ra mắt tập truyện ký “Nam hành ký sự” đầu tháng 1-2024, từng đoạt giải thưởng cuộc thi thơ của Tạp chí Văn nghệ Quân đội (1998-1999), 2 lần được tặng Giải thưởng văn học Nguyễn Du của tỉnh Hà Tĩnh.

Thơ ông là những đắm đuối về tuổi thơ, về quê hương. Dẫu thế, những gì ông đã trải qua trong cuộc đời vẫn đầy ám ảnh: “Hành quân trưa nắng/áo ướt đầm lưng/chợt nghe thánh thót/t'rưng... t'rưng...”. Đây là những câu thơ ông viết từ những năm 1972, khi đang là lính chiến trường Tây Nguyên. Cũng trưng ấy, mấy chục năm sau, ông viết: “Chiếc đàn t'rưng-rung rinh nhịp cầu tre, mềm mại run trong gió ngàn sương núi. Em gái Buôn Đôn vai gùi lên rẫy. Chàng trai Buôn Đôn ngất ngưởng bành voi. Duyên dáng tà váy ngắn, bình dị mảnh khố dài, cái đẹp cái hùng ngự trị miền sơn dã. Bình yên hôm nay ánh lên từ mắt lá; bão táp ngày qua lặn dưới vạn thân cành. Cao nguyên xanh. Tây Nguyên xanh. Trời đất điệp trùng xanh. Cuộc sống dâng hương từ buôn làng, ruộng, rẫy...”.

Không chỉ là nhà thơ, ông còn là nghệ sĩ nhiếp ảnh. Và với tuổi trên thất thập, ông vẫn căng tràn sức sáng tạo, vẫn thường xuyên đi khắp nơi như chưa hề gánh tuổi tác trên lưng.

Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.





ĐỎNG ĐẢNH GIÊNG HAI



Thong thả kéo cày trâu đủng đỉnh nhá cỏ non

Đất uể oải phơi lườn cong thiếu phụ

Lúa sau rét đỏng đảnh đòi sinh nở

Yếm tơ non hấp hé cuối chân đòng.

Minh họa: H.T

Minh họa: H.T

Bờ sông cong vàng rỡ cải khoe bông

Em giặt áo nụ cười lồng sóng biếc

Môi hạt dưa chưa phai hương vị Tết

Đã ríu ran khúc nhạc mùa màng.



Ai vội gì? Ai hỡi! Buổi xuân sang

Mây ngái ngủ cũng mơ màng trải bộ

Ta đủng đỉnh nhấm niềm vui vô cớ

Mà bâng khuâng hạt sương vỡ môi người.




ĐÀN T'RƯNG



Tiếng đàn bên suối

âm vang núi rừng.



Hành quân trưa nắng

áo ướt đầm lưng

chợt nghe thánh thót

t'rưng... t'rưng...



Tiếng đàn dìu dặt

bay vào không trung

như tình rừng núi

gửi theo, ngập ngừng.



Nắng xiên kẽ lá

muôn sợi tơ vàng

đuốc hồng treo ngược

rực cành pơ lang



Suối xanh ríu rít

lọc trong tiếng đàn

bướm vờn rẫy bắp

hương rừng mênh mang...



T'rưng ai đặt

trên đường hành quân

cho hồn chiến sĩ

trưa nồng bâng khuâng…



TIẾNG ĐỒNG



Lúa đỏ đuôi rồi mẹ ơi

Phất phơ đôi bờ ngực lép

Rám nắng lặn vào da mặt

Tay gầy vin mãi buồng cong.

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Áo tơi xoay tròn gió đông

Nắn tấm lưng còng trẻ lại

Ngót trăm lượt lúa lẩy đòng

Thổi bay một thì con gái.



Lúa đỏ đuôi rồi mẹ ơi

Mật ong đong vàng lũng núi

Chiều níu nhau đi vời vợi

Mây ngà sau nón nao nao.



Nhấp nhô ruộng thấp bờ cao

Bước chân người đi hẫng mãi

Gốc rạ già nua nằm lại

Thảo thơm lan khắp đất trời.



Lúa đỏ đuôi rồi. Mẹ ơi!

Có thể bạn quan tâm

"Núi trên đất bằng"

"Núi trên đất bằng"

(GLO)- Tiến sĩ Hà Thanh Vân đã nhận xét Tiểu thuyết "Núi trên đất bằng" của Võ Đình Duy là một tác phẩm văn chương đầu tay ra mắt năm 2025, đánh dấu bước chuyển đầy bất ngờ từ một kiến trúc sư trẻ sống ở Gia Lai sang hành trình kiến tạo thế giới văn chương.

NHÀ THƠ ĐÀO AN DUYÊN: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

Nhà thơ Đào An Duyên: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

(GLO)- Với nhà thơ Đào An Duyên, đọc và viết chính là hành trình nuôi chữ. Trong hành trình ấy, chị chọn một lối đi riêng, chắt chiu xúc cảm, gửi tiếng lòng vào từng con chữ với niềm mong giữ lại những xanh tươi cuộc đời, từ đó góp thêm một giọng thơ giàu hương sắc cho văn chương Gia Lai.

BẢO TỒN CÁC KỊCH BẢN TIÊU BIỂU CỦA HÁT BỘI BÌNH ĐỊNH: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

Bảo tồn các kịch bản tiêu biểu của hát bội Bình Định: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

(GLO)- Hát bội Bình Định là một di sản văn hóa đặc sắc với nhiều vở tuồng kinh điển như: Sơn Hậu, Tam nữ đồ vương, Ngũ hổ Bình Tây, Hồ Nguyệt Cô hóa cáo (còn có tên khác là Chém cáo, Cổ miếu vãn ca) của Nguyễn Diêu, Trầm hương các, Diễn võ đình và Cổ thành… của Đào Tấn.

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

(GLO)- Nếu như Tây Bắc có “tứ đại danh đèo”: Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ thì vùng duyên hải miền Trung lên đại ngàn Tây Nguyên cũng có “ngũ danh đèo”: An Khê, Phượng Hoàng, Khánh Lê, Ngoạn Mục, Violak.

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Trong ngôi nhà sàn dưới chân núi ở làng K8, xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh), Nghệ nhân nhân dân Ðinh Chương nở nụ cười sảng khoái, hồ hởi nói: “Bà con trong làng đang trông chờ ngày 1.7.2025, để không chỉ núi liền núi, sông liền sông mà đồng bào Bana ở hai tỉnh trước đây sẽ về chung mái nhà tỉnh Gia Lai mới”.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Triển khai trong thời gian chưa tròn 1 năm, Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025 đã thu hút nhiều người yêu văn chương trong và ngoài tỉnh tham gia. Tác phẩm được gửi về không chỉ thể hiện sự đầu tư công phu về nội dung và hình thức, mà còn góp phần lan tỏa hình ảnh vùng đất Bình Ðịnh giàu bản sắc văn hóa, chiều sâu lịch sử.
Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

null