Gương mặt thơ: Lệ Thu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Năm nay đã 84 tuổi, nhà thơ Lệ Thu (tên thật là Trần Lệ Thu), người đàn bà làm thơ tài sắc một thời, vẫn viết rất đều, thơ vẫn đăng Facebook thường xuyên.

Có lẽ thơ làm cho chị thêm trẻ và minh mẫn. Chị có câu thơ khiến tôi rất ám ảnh: “Mỗi ngày sống như một ngày áp chót”.

Chị quê Tuy Phước (tỉnh Bình Định), từng là phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam. Năm 1973, chị xung phong vào miền Nam công tác, làm phóng viên thường trú Đài Phát thanh Giải phóng tại Trung Trung Bộ. Sau 1975, chị chuyên tâm sáng tác và làm công tác văn học nghệ thuật, từng là Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bình Định, đại biểu Quốc hội khóa IX. Chị đã xuất bản gần 20 tập thơ và nhận nhiều giải thưởng.

Thơ chị nhiều đắng đót, thân phận, có thể do chị đã trải nhiều thăng trầm, chứng kiến nhiều biên độ cảm xúc và cũng nhiều bất an. Thì thi sĩ nào mà chả gập ghềnh cảm xúc, nhất là cảm xúc giữa cái sống và cái chết mong manh, cảm xúc về sự bội phản, lừa lọc, kiểu như thế này: “Cuộc đời này đã bao nhiêu vết xước/Vết xước nơi người vết xước nơi ta/Xin cẩn trọng mỗi khi cầm dao kiếm/Khi thốt lời khi ngắt một nhành hoa!”. Hoặc như: “Thương ôi cá chẳng hóa rồng/Chỉ người hóa cáo và sông hóa bùn/Xéo lên cơ cực đời giun/Bàn chân hãnh tiến chưa chùn ước mơ”.

Nhưng trên hết, thơ chị là một sự bền thắm của tình yêu, từ lớn lao như dân tộc, Tổ quốc, Nhân dân, tới những thân phận cụ thể: “Trăng lặng im/Nước lặng im/Những vũ nữ từ tháp Chàm bước ra/Từng đêm/Huyền thoại”. Và cả những ân nghĩa định trước: “Khi tôi chết sẽ không tự mình nói được/điều tri ân tôi đối với mọi người/nên một lạy bây giờ tôi gửi trước/đến những bạn bè yêu dấu của tôi”.

Tuổi ấy, thơ ấy, sức khỏe ấy, trí tuệ ấy, sự minh mẫn ấy, hiếm người được như chị.

Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.





Miền Trung



Cát

Nắng

Và gió

Trùng trùng núi

Trùng trùng biển

Những dòng sông yêu

như thác

Đất hẹp

Triền dốc.

Minh họa: H.T

Minh họa: H.T

Biển mặn vây quanh

Bán đảo nhiều mạch ngầm nước ngọt

Con đường xuyên Việt hải âu rợp biển đằng Đông

Phong lan trắng ngần đằng Tây vẫy gọi.



Miền Trung

Bàn chân gập ghềnh đá sỏi

Trăng lặng im

Nước lặng im

Những vũ nữ từ tháp Chàm bước ra

Từng đêm

Huyền thoại...





Hoàng hôn



Hoàng hôn đến tận chân trời

Hắt lên bóng dáng một thời bình minh

Tiễn đưa vạt nắng đa tình

Nghe trăng đầu tháng gọi mình êm êm.

Minh họa: T.N

Minh họa: T.N

Nửa còn ngày nửa vào đêm

Nửa vương thế sự nửa tìm tri âm

Ngàn cây đón gió thì thầm

Đàn chim ấm tổ-nụ, mầm… đợi sương.



Bồi hồi đóa dạ lan hương

Ngát thơm thức trọn đêm trường trắng hoa

Thẳm sâu ơi mỗi chiều tà

Yên lòng bởi biết mai là bình minh!





Vết xước



Biết là chẳng có gì vĩnh viễn

Sao vẫn buồn vì những phôi pha

Biết là hết sau lần đưa tiễn

Vẫn rưng rưng mắt lửa thiên hà.

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Lời nói cứa vào tim cũng thành vết xước

Vết xước nhiều khi cho ngọc, cho trầm

Nhiều khi biến trái tim dịu dàng nhân hậu

thành phiến đá vô hồn thớ gỗ lặng câm.



Cuộc đời này đã bao nhiêu vết xước

Vết xước nơi người vết xước nơi ta

Xin cẩn trọng mỗi khi cầm dao kiếm

Khi thốt lời khi ngắt một nhành hoa!

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.