Gương mặt thơ: Đinh Phương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đinh Phương tên thật là Nguyễn Trọng Hưng. Anh sớm thành danh bằng văn xuôi với tiểu thuyết “Nắng Thổ Tang”-Giải thưởng tác giả trẻ Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ nhất-2021.

Trước đó, anh đạt giải nhì cuộc thi truyện ngắn Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 2013-2014. Nhưng, sâu thẳm trong Đinh Phương vẫn là mạch nguồn thơ.

Là biên tập viên thuộc hàng trẻ nhất của Tạp chí Văn nghệ Quân đội, chàng trai sinh năm 1989 quê Quảng Ninh này đã là tác giả của 2 tiểu thuyết dày dặn và nhiều truyện ngắn, thơ; đồng thời tham gia rất nhiều hoạt động văn học.

Thơ anh cứ như những ký ức rời rạc đan vào nhau, nhưng lại làm nên một cái tổ ấm áp khiến người đọc cảm thấy bình an, dẫu những câu hỏi có vẻ như bơ vơ: “mình đi đâu qua được giấc mơ/thành phố giữa đông/đuổi vào ngày nắng/cuối đường nương náu cơn mưa”. Lại có lúc buồn buồn quá vãng mà lê cái đuôi nỗi nhớ, sự day dứt tới bây giờ: “vết môi hai mươi năm có gắn lại được liền/bên vịnh biển của chia ly là cỏ/mình có hát được nữa đâu/câu hát dài của loài cá dữ/nàng tiên cá bị bỏ rơi/đuôi rớt lại bên đời”.

Tôi đọc chùm thơ của anh và nhận ra một Đinh Phương hai tay như một, văn xuôi và thơ. Thậm chí, cảm giác thơ anh ám ảnh người đọc hơn, nó cứ làm ta day dứt, làm ta bâng khuâng, như mắc nợ điều gì, như có gì đấy chưa lý giải được. Có đến mấy bài thơ đầu đề là “mình” và đánh số “mình 1, 2, 3, 4”... rồi lại có bài “chúng mình” như một gián cách, một suy tư, một tự nghĩ, một... mình, dẫu nhà thơ nào chả là “mình”: “mình đi trong nỗi nhớ/nhong nhong chẳng biết nơi nào/rõ ràng từ nơi phải đến”. Tất nhiên, đích đến của thơ đa phần là tình yêu và cuộc đời này, dẫu bảng lảng mơ hồ hay cụ thể 1, 2, 3, 4...

Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.



Rồi



rồi buồn xưa tôi không về

em ơi đi đi

nơi đó cũ

ngày dài lắm

mình quá tuổi tìm nhau.

Minh họa: H.T

Minh họa: H.T

vết môi hai mươi năm có gắn lại được liền

bên vịnh biển của chia ly là cỏ

mình có hát được nữa đâu

câu hát dài của loài cá dữ

nàng tiên cá bị bỏ rơi

đuôi rớt lại bên đời.



hai mươi năm có nhanh như chớp mắt

ngôn ngữ cứa vào tháng năm

tháng năm cứa vào nhau

vật vờ tìm chỗ trống

loang rộng bến bờ.



chia ly hai mươi năm người ta có thể chết

hoặc đọc hết nghìn cuốn sách

cuốn nào cũng đánh dấu trang

bằng tóc bạc.

hai mươi năm buồn xưa

người xưa thừa mứa tuổi

để cho ai bây giờ?



Rơi



em về rồi

phía mùa những hàng cây còn ngủ

tôi nhạt nhòa di trú

dưới những cánh chim khuya.

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

hạt mùa của đông nở

nảy mầm từ phương Nam sang phương Bắc

loài hoa mang sắc biệt

khô hong giữa chiều.


mỏng tang như yêu

bến đò người không kịp chuyến

hạt bồ đề lặng sông

sóng khấp khểnh tràn.



lan man riêng tôi

mùa chưa gặp người ngày cũ

mùa cổ điển ru rú

trú trong biệt tích cuộc đời.



thời gian tích tắc rơi

khắc tiếng loài chim

hai mươi tư lần gọi

mệt nhoài trên bệ cửa.



ngày mai mưa chuyển mùa

người di trú nhặt mình

thừa chút lá

bỏ túi lại mùa sau.



Chúng mình



chúng mình sống hết đời mình

của ngày xanh thảm

rồi úa đi

xác một loài hoa.

Minh họa: Thủy Ngọc

Minh họa: Thủy Ngọc

phía mặt trời không mưa

nắng hăng vàng ngày cũ

chúng mình chạm tay nhau

lạnh buốt và tím tái



ngày tháng qua rồi



có thật ngày tháng đã qua

có thật mùa vẫn đấy

hay khác ở phương biệt

đóng đinh câu lên những vực trời



chúng mình đã sống

đã cũ

đã rơi

lời của chính chúng mình nhận còn không ra được

chẳng có tiếng nói nào trong câm lặng

băng qua cánh đồng

vẳng lại tiếng chim.



con chim vẳng tiếng lại

cũng chết rồi

còn chúng mình

giờ đâu?

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

(GLO)- Khi tôi và nhà thơ Hương Đình “mở tiệc” chia tay Đỗ Tiến Thụy ra Hà Nội học Trường Viết văn Nguyễn Du thì anh là Thượng úy, công tác tại Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3). Ấy là năm 2002. Tháng 11 năm nay, khi trở “về nhà”, anh đã mang hàm Đại tá, Trưởng ban Văn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

(GLO)- Ngày 16-12, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định Phê duyệt kết quả cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu” thuộc dự án Phong trào nông dân Tây Sơn trên đất Gia Lai (Tây Sơn Thượng đạo).

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.