Gương mặt thơ: Võ Kim Ngân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Võ Kim Ngân làm thơ từ hồi còn là sinh viên ở Đại học Tổng hợp Huế, dù sau này khi ra trường, chị là một nhà báo cứng cựa, vừa viết vừa quản lý một văn phòng đại diện ở Đà Nẵng; lúc về hưu thì tham gia dạy báo chí cho một trường đại học...

Nhưng trong sâu thẳm, sau những bộn bề, chị lại có thơ, lại đến với thơ, như một chỗ dựa, một sự giãi bày với cuộc đời và cả với chính mình. Hồi ấy, dễ chừng đã bốn chục năm, nhiều bạn bè, không chỉ ở khoa văn mà cả ở các khoa tự nhiên, đã chép thơ chị trong sổ tay, dùng thơ chị để thổ lộ tình cảm thay mình.

Chị không bùng nổ như những tác giả khác mà âm thầm, lặng lẽ, cố co mình lại trong phận sự. Không tuyên ngôn to tát nhưng rất kiên trì theo đuổi ý tưởng, lặn vào trong đó là một cách sống và cũng là một lập ngôn.

Nhưng thơ khi đã vận vào mình thì co thì giấu đến mấy nó vẫn phải bộc lộ và vì thế mà người thơ lại càng day dứt, khắc khoải, lại càng khổ, nỗi khổ nội tâm càng nén càng xì. Trong sâu thẳm tâm hồn của người phụ nữ làm báo chuyên nghiệp này vẫn lấp lánh và nồng ấm những cảm xúc dành cho thơ. Mà là thứ thơ cật ruột, thơ có nghề chứ không phải là thứ trang sức, thêm mắm thêm muối cho thêm chút vị mặn...

Võ Kim Ngân đã có 4 tập thơ và chắc sẽ không dừng ở đấy. Thơ chị không sắc sảo, thông minh vụt lóe ngay lập tức, mà là thứ thơ trầm lắng, lặn vào bên trong, chiêm nghiệm từng trải... khiến người đọc phải bồi hồi và tự vấn, như thế này: “Lòng lặng lẽ như chiều nhạt nắng/Bụi ngủ yên trên mấy ngả đường/Cả gió nữa cũng thì thào nho nhỏ/Cong mềm trên sóng lá dài vương”. Đọc cứ thấy một điều gì đấy thắc thỏm mơ hồ, không cắt nghĩa được, nhưng nó làm ta không yên, không thể dửng dưng và cũng không thể bình lặng.

“Gương thời gian” là tập thơ mới nhất của chị. Trong đó, chị tâm sự: “Chỉ một lúc nào đó lắng lại, không nhìn đồng hồ, không chạy đua với những tờ lịch, tĩnh mịch đối diện với thời gian trong suốt để nhận ra mình trong trong dòng thời gian thật là lẻ loi, cô độc, thật bé nhỏ, ngơ ngáo, bất lực… Gương thời gian nên một lần soi lại để thấy mình thật nhỏ bé, là hạt bụi trong không gian và thời gian vô tận đang phơi bày”.

Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.

Chiều tĩnh lặng

Lòng lặng lẽ như chiều nhạt nắng

Bụi ngủ yên trên mấy ngả đường

Cả gió nữa cũng thì thào nho nhỏ

Cong mềm trên sóng lá dài vương.


Lòng lặng lẽ trở về miền trong trẻo

Không lao xao gợn sóng buồn vui

Chỉ nhẹ bẫng hồn mình mây trắng

Bay trên không lơ lửng giữa tầng trời.



Lâu, lâu lắm, nghe lòng mình tĩnh lặng

Những xa xôi sóng vọng ở phương nào

Những ảo mờ mặt người ngoài cửa kính

Những nói cười không âm vọng lao xao.

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Chiều tĩnh lặng qua giọt sương làm dấu

Lòng chợt trong như bể nước mưa rào

Vừa chứa đủ một chiều rất chật

Lắng thanh âm ngày đã dần sâu...



Đèn kéo quân



Đam mê có bao giờ dứt

Cuộc đời như một vòng quay

Đuổi nhau canh dài thao thức

Ta tìm lẩn quẩn trong ta.



Một năm ngày nào cũng thế

Một đời chớp mắt qua mau

Ta giục ngựa trong khuôn gỗ

Gập ghềnh nhưng chẳng nhấc chân.



Thu qua rồi đông lại tới

Nhấp nhổm qua năm tháng dài

Long đong phận người dài dại

Chớp mắt như là chiêm bao...




Ngồi khâu nỗi nhớ



Chỉ là nỗi nhớ mà thôi

Em lần khâu từng khoảng cách

Mà sao vẫn xa vời vợi

Rách tay kim lọt xuống sàn...

Minh họa: H.T.

Minh họa: H.T.

Chỉ là nỗi nhớ lặng im

Mưa đan mặt sân khô khát

Hàng cây âm thầm giấu mặt

Đếm từng ngày qua ngày qua...



Trong em bao nhiêu câu hỏi

Ngổn ngang không có bắt đầu

Thôi đành em ngồi gỡ chỉ

Khâu từng nỗi nhớ xa xôi...



Lặng im gió chạy bên hè

Lặng im mũi khâu nhè nhẹ

Lặng im thời gian tích tắc

Chắp vào nỗi nhớ mong manh...



Trái tim lặng im nhịp đập

Nhớ người...

Có nhớ đến ta?

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.