Gương mặt thơ: Hồ Đăng Thanh Ngọc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ông hiện là Chủ tịch Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên-Huế, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ông viết nhiều thể loại và đều có thành tựu. Nhưng cái cuối cùng đọng lại, làm nên Hồ Đăng Thanh Ngọc và khẳng định tên tuổi ông trên văn đàn, chính là thơ...

Xuất thân là nhà báo, phóng viên Báo Thừa Thiên-Huế rồi sang làm Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương rồi Chủ tịch Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên-Huế, ông viết nhiều thể loại và đều có thành tựu. Nhưng cái cuối cùng đọng lại, làm nên Hồ Đăng Thanh Ngọc và khẳng định tên tuổi ông trên văn đàn, chính là thơ; dẫu như có người nói, chỉ cần sống ở Huế thôi, rất có thể ông đã trở thành nhà thơ rồi, huống chi ông sống trong cái nôi chữ nghĩa, là các tờ báo, như thế.

Văn xuôi của ông, chính xác là tùy bút, tản văn đều đậm chất thơ và gắn với văn hóa xứ Huế. Ông hiểu sâu về văn hóa vùng này và trình bày nó một cách hết sức ấn tượng bằng một thứ ngôn ngữ và hình ảnh cô đọng, chắt lọc. Nhưng với thơ, ông lại phóng khoáng bởi những suy tưởng đậm chất triết học.

Ông đã từng thể nghiệm nhiều cách, nhiều hướng, nhiều kiểu để vừa tiếp cận vừa trình bày cảm xúc thơ của mình, như thế này: “Gần như không còn một doi đất cho cú đáp chân của loài chim di cư/Không còn nữa cọng rêu cuối đông khi đường chân trời cứ dài ra mãi/Dù vậy cũng nên lên chiếc xuồng sắp chìm/Để trở lại con sông neo đậu mảnh hồn làng/Để có thể liệm mình vào trong lũy tre/Nghe dế giun hát trong cỏ/Bài ca vĩnh biệt”.

Nhưng rồi, tôi vẫn thích những xúc cảm khiến thơ ông vừa có sương lại vừa có lửa: “tiếng khèn đang lùa hết sương núi xuống khoảnh sân nhà gươl đứng quanh bếp lửa/và ché rượu nghiêng ngả cả vầng trăng/sao có thể làm vầng trăng say đến vậy?”...

Từng và vẫn đang theo đuổi sự đổi mới thơ quyết liệt, Hồ Đăng Thanh Ngọc là một trong những người chọn phong cách thơ tân hình thức để sáng tạo, tuy thế, mảng thơ truyền thống của ông vẫn có những thành công.

Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.



Người gọi chim



Tặng anh Trương Cảm ở rừng Bạch Mã



Trong lồng ngực anh đầy những tiếng chim

Gọi đàn lông vũ về trong nắng

Tiếng cu gù dài theo những rặng xanh

Những chim trĩ xòe đuôi rực rỡ.



Này bạn, hãy nhìn những cánh vút bay và tiếng hót thánh thót

Hãy nhìn ngắm, hãy lắng nghe đàn chim đang nói gì

Chúng nói đừng bắn chúng tôi cần hát ca

Đừng nướng chúng tôi trên ngọn lửa than

Chúng tôi cần hót cho đến chết.

Minh họa: T.N

Minh họa: T.N

Người gọi chim về để đánh thức

Những mầm lá nhân đạo đang thưa thớt dần

Anh vẫn đi qua những cánh rừng

Với lồng ngực đầy tiếng chim.



Núi Đôi ngày nâu óng



Quảng Bạ sương mù và đá núi

Nàng Hoa Đào xuống trần theo tiếng đàn môi

Để lại đôi bầu sữa căng tròn nuôi con khôn lớn

Rót nghìn năm sau vào đáy mắt người.



Giọt nước mắt đã hóa thành sông Miện

Miên man chảy từ xa xưa cho đến tận bây giờ

Nước xanh ngắt nên cánh đồng xanh ngắt

Như mắt em xanh trong lúng liếng hoa tình.



Quảng Bạ khói lên những ngôi nhà đất

Những mùa yêu hoa ngọc cẩu rung rinh

Rượu ngô Nàng Đôn thơm lừng lưng núi

Trong mây trời sơn cước tiếng khèn vang.



Khoác áo núi Đôi một ngày nâu óng

Đã ngẩn ngơ đã say đắm muôn trùng

Tiếng em hát giữa đêm Then vằng vặc

Núi đồi say, quên thăm thẳm đường về.

Mưa Huyền Trân



Dáng liễu xuống thuyền xuôi Nam năm xưa

Rơi trong cơn mưa bóng mây tuyệt mù

Bảy sắc cầu vồng phương Nam phương Bắc

Không nâng bước chân con gái hải hồ.

Minh họa: H.T

Minh họa: H.T

Trinh nữ chùng chiềng qua núi Hải Vân

Nước non ngàn dặm lệ tình chứa chan

Bước chân qua đèo mịt mùng câu lý

Hóa thạch sử xanh trong lòng muôn đời.



Vọng tiếng chèo khua trong ánh sao khuya

Chở hồn tình tự khuất màu lửa thiêng

Ngày tháng lênh đênh miên man sóng nước

Lẩn cõi mù tăm muôn trùng mộng sương.



Rồi từ thưở ấy hóa thành cơn mưa

Mưa từ Đồ Bàn mưa qua Ô Lý

Mưa ướt bài thơ giong trên sóng biển

Mưa ướt mênh mông tiếng vượn kêu chiều.

Ai hát ngàn xưa vọng tiếng bây giờ

Hòa bình muôn dân mơ tình ái ân

Cắc cớ làm chi vài dòng sử vội

Lớp sóng vỗ bờ hậu thế ăn năn…

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

(GLO)- Khi tôi và nhà thơ Hương Đình “mở tiệc” chia tay Đỗ Tiến Thụy ra Hà Nội học Trường Viết văn Nguyễn Du thì anh là Thượng úy, công tác tại Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3). Ấy là năm 2002. Tháng 11 năm nay, khi trở “về nhà”, anh đã mang hàm Đại tá, Trưởng ban Văn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

(GLO)- Ngày 16-12, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định Phê duyệt kết quả cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu” thuộc dự án Phong trào nông dân Tây Sơn trên đất Gia Lai (Tây Sơn Thượng đạo).

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.