Pleiku, miền nhớ...

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

100 năm ấy, bao thế hệ người Pleiku gắn bó, học tập và trưởng thành. Và hẳn nhiên, trong lòng mỗi người đều chứa đựng những tình cảm sâu nặng với mảnh đất nhỏ bé mà an hòa, lành ấm này.

Trong nhiều câu chuyện, như những mảnh ghép thời gian được chắp nối thành một xâu chuỗi nhất quán về Pleiku, miền đất này đã để lại dấu ấn tình cảm sâu đậm với không ít người từ phương xa đến. Có người trở lại Pleiku nhiều lần, như một cách để được sống lại với tuổi trẻ, trong những tháng ngày gian khổ, ác liệt mà rất đáng nhớ và đáng sống.

Tôi đã chứng kiến những người bạn ngồi hàng giờ chỉ để kể lại tháng ngày đó. Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ở vào giai đoạn ác liệt nhất, tại Pleiku, sân bay quân sự, đồn bốt, doanh trại… rầm rập dưới những gót giày hành quân. Nhưng rồi quyện vào đó là bụi đỏ, là thông xanh, là những con dốc mềm như dải khăn choàng vào bảng lảng sương mù. Chẳng thế mà nhà thơ Vũ Hữu Định, sau khi đến thăm người bạn gái vào năm 1970 đã viết “Còn một chút gì để nhớ” về Pleiku khi ấy.

048d928ecb0d7c53251c.jpg
Đường Hoàng Hoa Thám (TP. Pleiku). Ảnh: Nguyên Võ

Cũng có người quay lại Pleiku để mở rộng hơn không gian về quá khứ. Họ mượn xe máy và đi xuống làng, để tìm một Tây Nguyên nguyên sơ và bình lặng đã từng khiến họ đắm đuối. Pleiku vừa có núi đồi, vừa có đồng ruộng, có phố thị và những ngôi làng của người Jrai.

Trong nỗ lực gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống của người Pleiku, không khó để có thể tìm lại những không gian mang đậm dấu ấn văn hóa đặc trưng của cư dân bản địa, đầy mê hoặc. Những sớm mai Pleiku, có thể ngồi thư thái cùng ly cà phê dưới tàng thông reo ngay giữa lòng phố, trong khí trời se lạnh, đã là một niềm hạnh phúc không gì sánh bằng.

Còn với người sinh ra, lớn lên, gắn bó với Pleiku thì thật khó diễn tả hết tình yêu mà họ dành cho miền đất cao nguyên này. Tôi có những người bạn vong niên, thuộc lớp trí thức đầu tiên ở Pleiku, đã từng có biết bao năm tháng đầy nhiệt thành cống hiến tuổi trẻ và trí tuệ ở đây. Họ thuộc từng góc phố, từng con hẻm, từng quán hàng… Mỗi một sự kiện đã từng diễn ra, họ đều nằm lòng.

Thỉnh thoảng, có thời gian, tôi rất thích được ngồi nghe họ nhắc lại chuyện xưa giữa đất trời Pleiku quanh năm lặng lẽ lẩn khuất giữa sương mây. Tôi đã từng xúc động lặng người khi một cô bạn nhắn hỏi xin mấy tấm ảnh tôi chụp những khoảnh khắc Pleiku chìm trong sương mù, để minh họa cho bài đăng trên mạng xã hội. Bởi tôi hiểu, chỉ có tình yêu sâu nặng lắm, người ta mới viết những lời gan ruột và nhớ từng khoảnh khắc về Pleiku như vậy.

Và ngay cả tôi. Đã từng có những cơ hội để có thể chọn lựa sống ở một nơi khác, nhưng Pleiku luôn là một lựa chọn ưu tiên, thậm chí, tôi luôn nghĩ rằng, mình sinh ra là để gắn với đất này, không phải bất cứ nơi nào khác.

Tôi như một gạch nối giữa Pleiku của những năm tháng cũ và một Pleiku hiện đại. Tôi đi về giữa hai miền xưa-nay bằng những câu chuyện của bạn bè. Người ở xa đến, người ở giữa lòng Pleiku, gặp nhau ở một điểm đồng nhất, đó là tình cảm dành cho phố nhỏ Pleiku với tất cả niềm yêu mến thiết tha.

Và trăm năm sau nữa, có lẽ người ta sẽ chỉ còn hình dung có một Pleiku đã từng như thế nào trong quá khứ thông qua hình ảnh, sách vở. Nhưng tôi tin rằng, miền đất này sẽ mãi đem lại cho con người cảm giác bằng lặng, an yên.

Có thể bạn quan tâm

BẢO TỒN CÁC KỊCH BẢN TIÊU BIỂU CỦA HÁT BỘI BÌNH ĐỊNH: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

Bảo tồn các kịch bản tiêu biểu của hát bội Bình Định: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

(GLO)- Hát bội Bình Định là một di sản văn hóa đặc sắc với nhiều vở tuồng kinh điển như: Sơn Hậu, Tam nữ đồ vương, Ngũ hổ Bình Tây, Hồ Nguyệt Cô hóa cáo (còn có tên khác là Chém cáo, Cổ miếu vãn ca) của Nguyễn Diêu, Trầm hương các, Diễn võ đình và Cổ thành… của Đào Tấn.

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

(GLO)- 2 tỉnh Bình Định và Gia Lai (cũ) hợp nhất là cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển vùng Duyên hải-Tây Nguyên. Cùng với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội…, văn hóa nghệ thuật cũng được công chúng hết sức quan tâm.

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Tôi không phải một dịch giả chuyên nghiệp - mào đầu vậy hoàn toàn không phải để biện hộ cho những sơ suất, sai sót và thô lậu mà bất cứ ai khi chạm tay vào việc dịch nói riêng, việc chữ nghĩa nói chung, dẫu là tay thuận hay tay ngang, đều phải đối mặt và chịu trách nhiệm.

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Để chào đón thời khắc đặc biệt của đất nước, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ cao cả với vai trò, vị thế là cơ quan ngôn luận của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ mà người đứng đầu hệ thống Mặt trận đã tin tưởng giao phó; kể từ tháng 7.2025, Báo Đại đoàn kết ra mắt ấn phẩm Tinh hoa Việt bộ mới.
Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

(GLO)- Nếu như Tây Bắc có “tứ đại danh đèo”: Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ thì vùng duyên hải miền Trung lên đại ngàn Tây Nguyên cũng có “ngũ danh đèo”: An Khê, Phượng Hoàng, Khánh Lê, Ngoạn Mục, Violak.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Với ngọn lửa đam mê nghệ thuật truyền thống, vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Lý Thành Long đứng ra truyền dạy làn điệu dân ca, bài chòi cho nhiều học sinh tại Trường THCS Tam Quan (ở phường Tam Quan, TX Hoài Nhơn).

Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Triển khai trong thời gian chưa tròn 1 năm, Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025 đã thu hút nhiều người yêu văn chương trong và ngoài tỉnh tham gia. Tác phẩm được gửi về không chỉ thể hiện sự đầu tư công phu về nội dung và hình thức, mà còn góp phần lan tỏa hình ảnh vùng đất Bình Ðịnh giàu bản sắc văn hóa, chiều sâu lịch sử.
Chung vai một gánh hai quê

Chung vai một gánh hai quê

Chung vai một gánh hai quê là chủ đề chung cho tập truyện ngắn “Người hai quê” của Hương Văn do Tạp chí Văn nghệ Quân đội chọn lọc và được NXB Quân đội Nhân dân - 2025 ấn hành. 

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2025), ngày 21.6, Báo Bình Định tổ chức gặp mặt thân mật các thế hệ người làm báo, các cộng tác viên, thông tín viên và tổng kết, trao giải Cuộc thi viết “Khát vọng người Bình Định: Đột phá - vươn tầm”.

null