Gương mặt thơ: Lê Va

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mươi năm trước, có một cái tin làm tôi ngạc nhiên: Đại tá Lê Va (Công an tỉnh Hòa Bình) xin xuất ngũ chuyển ngành về công tác tại Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh để làm thơ cho... đã.

Nghe nói khi ấy, ông là đại tá trẻ nhất toàn ngành. Cầu được ước thấy, ông được cho chuyển ngành về làm Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Hòa Bình và được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam. Hiện nay, ông là Ủy viên Hội đồng văn học thiếu nhi, Hội Nhà văn Việt Nam.

Vào Gia Lai mấy lần, ông đều xuống làng, thăm bà con Hòa Bình đi kinh tế mới trong này, chủ yếu ở huyện Chư Prông, mới thấy cái vốn văn hóa Mường của ông rất dày. Tôi từng được ông đưa đi thăm và giới thiệu nhiều về Mường ở Hòa Bình, nhất là lần vào khu mộ cổ Đống Thếch, học được rất nhiều kiến thức Mường Hòa Bình từ ông.

Thơ ông hiện đại theo kiểu từ những câu chuyện cụ thể rồi ông suy nghĩ về nó, đào sâu về nó, câu chữ không cầu kỳ nhưng tứ nhọn hoắt, nội dung ám ảnh, hình ảnh đặc quến lại, kiểu như “Chập tối/ông tôi lại hăm hở lau bóng đèn/như chuẩn bị làm rạng rỡ thêm trái đất/đổ thêm dầu vào đèn/để kéo dài sự sống của lửa” (Ông tôi). Cái chuyện lau bóng đèn, đổ dầu vào đèn nó rất bình thường ở nông thôn ngày xưa, nhưng “kéo” nó ra thành làm rạng rỡ cho trái đất, kéo dài sự sống của lửa thì tài quá.

Đọc thơ ông, ta như được nhận thêm một nguồn năng lượng tích cực, nó khiến ta ám ảnh.

Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.


Dải yếm và cây cầu


Những con sông

ngàn năm cách bức

chốt cổng trăng

ngăn nước ngăn trời

chìm mùa vàng trôi nổi giấc xanh

nhạt nhòa cả rừng sao trước mặt.


Những cây cầu bắc nối

dải yếm vắt mây

bắc ngang huyền thoại

ửng tình trai gái nước lên

thỏa ước bao đời

bắc cầu dải yếm.

Minh họa: T.N

Minh họa: T.N

Ánh mắt dài sông

tiếng cười rộng biển

nụ hôn díu hai bờ

dải yếm là nét vẽ

bắc tiếp những cây cầu

nay, mai.


Chiếc thạp


Tôi lên Tam Đảo

đắp chiếc thạp đựng mây

hoa đỗ quyên không thơm vào tôi

đồi Toàn Quyền chẳng còn gì ban phát

suối Mơ không hề rót mật

cầu Hò Hẹn chẳng có ai đợi chờ

còn thác Bạc

gối lên nỗi buồn

chiếc bể bơi rò rỉ

chỉ quả su su làm ngọt tôi

giọt mồ hôi có gai

của những người gieo hạt.


Tôi mang về chiếc thạp

thả mây vào bầu trời bạn bè

mây anh rủ mây em

tung tăng thăm núi Ba Vì.


Còn lại mình tôi

ngồi ngắm chiếc thạp

nhận ra dấu tay mình

ẩn trong những vân mây

mang dáng hình Tam Đảo.



Khúc thức


Đã nắng hạ

trong vô khối cơn mưa

những cơn mưa

khác nhau mà giống nhau đến thế

chưa biết hoang mang

sắp cạn mùa.

Minh họa: H.T

Minh họa: H.T

Tấm lưới hăm hở

choàng lên

bủa vào bầu trời-hy vọng

rã cánh thu về rong rêu

nặng chịch

những chân chì-thất vọng.


Vời xa

con đường trở lại

chiếc máng đãi còn lành

trong tay kẻ vụng

vảy vàng trong hoang mạc lẩn sâu.

Ngày hửng

trời hạ thủy một tia nắng mới

giọt sau cùng thắp lại dòng trôi?

khúc thức

sau bao mùa ngái ngủ.

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.