Gương mặt thơ: Mai Văn Hoan

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Về Huế, nhắc tên ông hầu như ai cũng biết, dẫu ông quê Quảng Bình, sau năm 1975 mới vào Huế dạy học.

Ông lớn tuổi hơn tôi nhưng luôn luôn được coi là nhà thơ của... học trò, đơn giản bởi ông dạy chuyên Văn ở Trường Quốc học Huế suốt mấy chục năm và thơ ông viết về học trò, cho học trò, vì học trò... rất nhiều, mà đa phần là thơ tình. Thơ tình của ông nó cứ ngút ngát thế này thì ai mà chả nhớ chả yêu: “Thiên An một thoáng em lên/Khi về, em lỡ để quên một người/Lỡ để quên một khoảng trời/Lỡ để quên một khoảng đồi ngát thông”.

Ở Huế, ông có nhiều giai thoại, trong đó, nhiều nhất là giai thoại ông dạy Kiều. Ông giảng và học trò tròn mắt há miệng nghe, quên cả ghi chép và người ta cãi nhau tiết dạy như thế là thành công hay thất bại. Còn ông, hôm sau lên lớp vẫn vậy, mỗi lần dạy về thơ là một lần rút ruột, còn làm thơ thì... rút tim.

Ông tâm niệm: Sống chân thật, giản dị. Viết giản dị, chân thật: “Cứ nói điều gan ruột/Hay, dở có thời gian/Mong sao đừng bỏ cuộc/Dù còn chút hơi tàn”. Hiện ông là Chi hội trưởng Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Huế.

Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.



Mùa hoa ấy



Màu hoa ấy chỉ còn trong ký ức

Sao chiều nay lại xao động lòng tôi?

Có một thời tôi thầm yêu hoa cúc

Trước sân chùa, ngơ ngác lá thu rơi...

Minh họa: T.N

Minh họa: T.N

Lá thu rơi, lá thu rơi ngơ ngác

Chiều thu nao ai tặng đóa cúc vàng

Để tôi cứ mộng mơ, khao khát

Để chiều vàng, tôi cứ bước lang thang.



Hình như có điều gì tôi cố giấu

Ánh mắt tôi đã để lộ mất rồi

Hoa vàng quá bướm vàng không nỡ đậu

Cứ chờn vờn đôi cánh mỏng chơi vơi.



Cứ chơi vơi, chờn vờn đôi cánh mỏng

Mùa thu vàng, vàng rực cả chân mây

Xin suốt đời được làm người mơ mộng

Được làm đôi cánh bướm, chập chờn say.



Chập chờn say, chập chờn say cánh bướm

Để chiều nay tôi lại nhớ về ai

Dẫu đất trời có mưa chiều, nắng sớm

Sắc hoa vàng, thu ấy... chẳng phôi phai!



Trăng Huế



Em hò hẹn mùa thu em trở lại

Hai mùa thu Huế khắc khoải mong chờ

Bờ sông vắng, cỏ trăng vàng mềm mại

Con thuyền trôi giữa sương khói hững hờ.

Minh họa: H.T

Minh họa: H.T

Hờ hững cả đêm trăng vàng Bến Ngự

Huế biết em đã quên Huế thiệt rồi

Chốn rồng bay ngày ngày em hoài vọng

Huế chỉ còn là hoài niệm xa xôi...



Em qua Huế mà răng đành bỏ Huế

Tàu rời ga, Huế lặng lẽ dõi theo

Em cười nói với Hà thành hoa lệ

Trăng Huế buồn từng giọt vàng gieo.



Trăng Huế buồn, “vàng gieo ngấn nước”

Cỏ thu xưa còn in dấu ta ngồi

Gió thu xưa còn nhắc lời hẹn ước

Cuối đường trăng một chiếc lá trăng rơi...




Xin để nguyên như thế



Xin để nguyên, xin để nguyên như thế!

Đừng đụng vào chiếc lá sẽ rơi

Xin để nguyên, xin để nguyên như thế!

Đừng chạm vào ảo ảnh sẽ tan thôi.

Minh họa: H.T

Minh họa: H.T

Xin để nguyên căn phòng em từng ở

Mưa đầu mùa buồn lắm phải không em?

Có điều chi làm em trăn trở

Hình như em cố giấu nỗi niềm riêng?



Xin để nguyên những đền đài, lăng tẩm

Bậc đá này em đã bước lên?

Tôi chạm vào như vẫn còn hơi ấm

Như vẫn còn hơi ấm dấu chân em.



Xin để nguyên những buổi chiều vắng vẻ

Phút bâng khuâng em từng đứng nơi này

Cồn Hến thả làn khói mờ, lặng lẽ

Cơn gió lùa, khóm trúc khẽ khàng lay.



Xin để nguyên, xin để nguyên tất cả

Xin để nguyên như thế đến nghìn năm

Thiên Mụ ơi, hãy tạc vào bia đá

Có một lần nàng đã đến đây thăm!

Có thể bạn quan tâm

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

“Mùa xuân của mẹ”

“Mùa xuân của mẹ”

(GLO)- Đầu năm nay, tác giả Lê Thị Kim Sơn-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai ra mắt tập truyện dành cho thiếu nhi “Cổ tích trưa” (Nhà xuất bản Kim Đồng) và mới đây là tập truyện ngắn “Mùa xuân của mẹ” (Nhà xuất bản Hồng Đức). 

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

(GLO)- Là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ thơ chống Mỹ cùng thời với Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh, Bằng Việt, Hoàng Nhuận Cầm, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Trọng Tạo, Phạm Tiến Duật, Thu Bồn... nhưng Thanh Thảo có một giọng thơ riêng, thiên về trí tuệ và một lối tư duy trực cảm.

“Gia Lai trong tôi”

E-magazine“Gia Lai trong tôi”

(GLO)- Gia Lai trong bạn là những hình dung gì khi nhắc đến? Là khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, là nụ cười sơn nữ hay nét bản sắc văn hóa khó lẫn? Những câu trả lời sẽ được tìm thấy tại Triển lãm nhiếp ảnh năm 2024 với chủ đề “Gia Lai trong tôi”.

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

(GLO)- Bài thơ "Với Krông Pa" của Nguyễn Đình Phê mang đến một cái nhìn sâu sắc về mảnh đất và con người nơi đây. Không chỉ đưa người đọc đi qua những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, tác giả còn gợi lên những câu chuyện lịch sử và cả hành trình đổi thay sau chiến tranh của vùng đất này.