Gương mặt thơ: Đinh Thị Như Thúy

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Người gốc Huế, từng dạy học ở một huyện của tỉnh Đắk Lắk, giờ công tác tại Tạp chí Non Nước, TP. Đà Nẵng. Từ hơn 3 thập niên trước, Đinh Thị Như Thúy đã xuất hiện trên thi đàn bằng một giọng thơ lạ.

Một thứ thơ phá cách, mới mẻ, vượt qua những quan niệm thơ thông thường, phù hợp với đời sống hiện đại. Nhưng chị không sa vào rối rắm, vào những vùng bí hiểm, mà chất hiện đại của thơ chị giúp tác giả bộc lộ hết cảm xúc của mình, dù ngay những cảm xúc ấy cũng không phải cảm xúc thông thường, mà nó được nén lại, được trực cảm hóa, rồi bung ra như những... viên đạn.

Nhưng mà đích những “viên đạn thơ” của chị là tình yêu cuộc sống, là cái nhìn hết sức bao dung với cuộc đời, với những người, những cảnh quanh chị: “thành phố như một câu thơ/hãy đọc bằng trái tim bạn/những gì bạn nhìn thấy bằng đôi mắt/sẽ không là vẻ đẹp chúng ta thật sự muốn kiếm tìm” bởi nó còn của trái tim, trái tim thi sĩ luôn rung lên trước cái đẹp, trước thương yêu. Thơ chị bắt người ta đọc xong phải nghĩ và như thế với người làm thơ đã là rất thành công.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều-Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam từng nhận xét: Đinh Thị Như Thúy (cùng với hai nhà thơ nữa) đã tạo ra một thế giới thi ca mà có những điều anh ấy không làm được. Tôi tin là nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nói thật lòng.

Chị hiện là Ủy viên Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam khóa X (2020-2025). Năm 2011, chị nhận giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam cho tập thơ “Ngày linh hương nở sáng”.

Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.



Tháng mưa



những đám mây sà thấp

bầu trời ân cần đặt vào lòng bạn một ban mai sũng nước.

Minh họa: H. T

Minh họa: H. T

mọi thứ đang dần đổi thay

thời gian không còn nhiều ý nghĩa.



sẽ là một ngày mưa hạnh phúc

khi bạn nao nức gói một làn hương

gửi đến một người

đang nao nức cắt rời

những sợi rong nho mùa lễ tạ.



sẽ là một ngày mưa hạnh phúc

ngày đặt vào lòng ta những ngọn đèn sao.



Phố của những con đường ven biển



những con đường luôn dẫn chúng ta quay về với biển

gió luôn mặn đắng trên môi.



thành phố như một câu thơ

hãy đọc bằng trái tim bạn

những gì bạn nhìn thấy bằng đôi mắt

sẽ không là vẻ đẹp chúng ta thật sự muốn kiếm tìm.



thành phố như một câu thơ

hãy ngồi xuống trò chuyện với cuộc sống vừa quay trở lại

những bí ẩn dịu dàng trên những con đường ồn ã

hiện hữu mong manh trong lá non

và màu xanh bền bỉ của bầu trời

sau tiếng còi xe lặng phắc.



Về thương mưa nắng



đêm đã tràn lá xanh

đường dẫu xa

vườn hiền ngoan vẫn chờ chúng ta.

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

về để thương

những bông sầu riêng

treo trắng cành đêm âm u tiếng quạ

những gốc hồng đầy gai nhọn

chực mọc chồi.



về để thương

bởi chúng ta đã luôn xa nhau quá.



về nheo mắt ngắm bình minh qua tán lá lỗ chỗ sâu

về so vai hứng cơn mưa đầm đìa hương đất

về xay gạo làm bánh bèo bánh ướt.



ôi bao kỷ niệm chật đầy ký ức

khi ta ngỡ tâm trí ta chỉ mênh mang

những-khoảng-trống-không-thể-lấp-đầy.



về để nghe

căn bếp dậy thơm mùi bột quế

thơm nồng lá gừng lá nghệ

thơm ấm tỏi tiêu.



mỗi gia vị ướp một món ngon

trùng trùng nỗi vui đau nhói đón chờ.

Có thể bạn quan tâm

Nhà báo cũng là người bảo vệ!

Nhà báo cũng là người bảo vệ!

Trong bức thư "Gửi anh em văn hóa và trí thức Nam Bộ" vào tháng 5-1947, trong đó có các nhà báo, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Ngòi bút của các bạn cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính, trừ tà…".
Gương mặt thơ: Huỳnh Dũng Nhân

Gương mặt thơ: Huỳnh Dũng Nhân

(GLO)- Người thì gọi ông là “sói phóng sự”, người phong “vua phóng sự”, đều để nói ông là một nhà báo tầm cỡ của làng báo Việt. Từng là nhà báo trực tiếp viết báo, là Tổng Biên tập Tạp chí Nghề báo, là thầy dạy báo chí cho mấy trường đại học... nhưng khi về hưu, ông lại chăm chỉ làm thơ và vẽ.

Gương mặt thơ Dương Kỳ Anh

Gương mặt thơ: Dương Kỳ Anh

(GLO)- Ông là một cái tên từ lâu đã không còn xa lạ với bạn đọc trên cả nước, dù là thơ, văn hay báo. Nhiều năm làm Tổng Biên tập Báo Tiền Phong với tên thật là Dương Xuân Nam, là người “đẻ” ra cuộc thi hoa hậu đầu tiên ở nước ta là “Hoa hậu Báo Tiền Phong” và được duy trì tới giờ.
Gặp nhà thơ Hữu Loan ở Pleiku

Gặp nhà thơ Hữu Loan ở Pleiku

(GLO)- Cuối năm 1988, tôi đang làm việc tại Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai-Kon Tum thì được các bạn bên Hội Văn học-Nghệ thuật tỉnh cho biết: Nhà thơ Hữu Loan đến phố núi Pleiku và muốn gặp anh chị em văn nghệ sĩ.