Đôi điều về chuyện đọc thơ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Là hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, tôi có cơ hội được tham gia một số đêm thơ-nhạc. Tại những đêm thơ-nhạc này, các bài thơ được thể hiện với nhiều hình thức như trình diễn, đọc, ngâm... của chính tác giả hoặc các nghệ sĩ.

Qua những đêm thơ-nhạc đã khơi dậy, bồi đắp và nuôi dưỡng tình yêu với thơ ca, tình yêu cuộc sống, cũng như tình yêu đối với mảnh đất Gia Lai, với quê hương, đất nước.

Đông đảo khán giả đến với Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22, năm 2024 do Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai tổ chức. Ảnh: Phương Duyên

Đông đảo khán giả đến với Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22, năm 2024 do Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai tổ chức. Ảnh: Phương Duyên

Về chuyện đọc thơ, tôi cho rằng, bài thơ nếu đọc giọng một cách đều đều, thiếu sự diễn cảm thì những rung động mà người nghe có được cũng... bình thường. Nhưng, cũng bài thơ đó, nếu được thể hiện qua giọng đọc đầy biểu cảm, tâm huyết, phù hợp với thi tứ, ngữ cảnh thì người thể hiện đã thêm một lần góp phần sáng tạo tác phẩm, làm cho bài thơ thêm sống động, đi vào lòng người.

Tôi nhớ, trong một đêm thơ-nhạc, nhà thơ Lữ Hồng đã tự trình bày tác phẩm của mình, đó là bài “Viết ở Tiểu đoàn 24”. Với chất giọng mềm mại xen lẫn niềm xúc động, tiết mục của chị đã đem đến cho người nghe thật nhiều cảm xúc. Lữ Hồng chia sẻ: “Mỗi đêm thơ là một lần hạnh ngộ mà ở đó nhắc nhở chúng ta rằng luôn có thơ ca ở bên cạnh để dìu bước mỗi người trong cuộc sống, để hoài niệm và tiếp nối… Và đóng góp một giọng thơ ở những cuộc gặp gỡ ý nghĩa như vậy cũng là một niềm vui khó nói đối với người viết”.

Theo Nghệ sĩ Ưu tú Đặng Công Hưng-Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh: “Để một chương trình thơ-nhạc thành công, ngoài việc lựa chọn được những bài thơ hay thì người thể hiện tác phẩm ấy cũng có sự đóng góp không nhỏ. Bài thơ sẽ hay hơn nếu người đọc, người ngâm nhuần nhuyễn câu từ, nắm bắt được những gì tác giả muốn gửi gắm”.

Còn nhà thơ Ngô Thanh Vân-Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh thì cho biết: “Đêm thơ cuốn hút và ấn tượng hay không, một phần thuộc về sức lay động, truyền cảm của các giọng đọc, giọng ngâm. Có những giọng ngâm đi vào lòng người và chạm đến cảm xúc của khán giả khiến họ nhớ mãi. Người thể hiện những bài thơ nên thuộc thơ thì khi đọc hoặc ngâm sẽ tự nhiên và tạo nên sức lay động, dạt dào cảm xúc hơn”.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có nhiều câu lạc bộ thơ được thành lập và thường xuyên tổ chức các đêm thơ giao lưu. Ông Lê Văn An-Chủ nhiệm Câu lạc bộ Văn học nghệ thuật huyện Chư Sê-chia sẻ: “Câu lạc bộ Văn học nghệ thuật huyện Chư Sê được thành lập từ tháng 2-2022. Đến nay, Câu lạc bộ đã tổ chức được 3 đêm thơ-nhạc. Mỗi đêm thơ-nhạc, Ban tổ chức chọn lựa khoảng 15 tác phẩm thơ, chủ yếu là tác phẩm của hội viên, do chính các hội viên tự biểu diễn. Chúng tôi cho rằng, sức hút của mỗi tiết mục là sự kết hợp hài hòa giữa chất lượng tác phẩm, nhạc nền và giọng đọc thơ; trong đó, giọng đọc có vai trò quan trọng”.

Có thể bạn quan tâm

Nhà báo cũng là người bảo vệ!

Nhà báo cũng là người bảo vệ!

Trong bức thư "Gửi anh em văn hóa và trí thức Nam Bộ" vào tháng 5-1947, trong đó có các nhà báo, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Ngòi bút của các bạn cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính, trừ tà…".
Gương mặt thơ: Huỳnh Dũng Nhân

Gương mặt thơ: Huỳnh Dũng Nhân

(GLO)- Người thì gọi ông là “sói phóng sự”, người phong “vua phóng sự”, đều để nói ông là một nhà báo tầm cỡ của làng báo Việt. Từng là nhà báo trực tiếp viết báo, là Tổng Biên tập Tạp chí Nghề báo, là thầy dạy báo chí cho mấy trường đại học... nhưng khi về hưu, ông lại chăm chỉ làm thơ và vẽ.

Gương mặt thơ Dương Kỳ Anh

Gương mặt thơ: Dương Kỳ Anh

(GLO)- Ông là một cái tên từ lâu đã không còn xa lạ với bạn đọc trên cả nước, dù là thơ, văn hay báo. Nhiều năm làm Tổng Biên tập Báo Tiền Phong với tên thật là Dương Xuân Nam, là người “đẻ” ra cuộc thi hoa hậu đầu tiên ở nước ta là “Hoa hậu Báo Tiền Phong” và được duy trì tới giờ.
Gặp nhà thơ Hữu Loan ở Pleiku

Gặp nhà thơ Hữu Loan ở Pleiku

(GLO)- Cuối năm 1988, tôi đang làm việc tại Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai-Kon Tum thì được các bạn bên Hội Văn học-Nghệ thuật tỉnh cho biết: Nhà thơ Hữu Loan đến phố núi Pleiku và muốn gặp anh chị em văn nghệ sĩ.