Đọc thơ trên đất Mỹ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Năm 2000, tôi, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ cùng nhà văn Tô Đức Chiêu được mời sang Mỹ giao lưu với các bạn cựu chiến binh tại Trung tâm William Joiner (Đại học Massachusetts, Boston).

1. Lúc đáp xuống Sân bay Los Angeles, chúng tôi xếp hàng để chuyển sang tuyến đi Boston. Đang xếp hàng, Lâm Thị Mỹ Dạ bảo tôi: “Đỉnh coi hộ đồ cho Dạ, Dạ đi toilet tí nghe”. Nhưng rồi, 5 phút, 10 phút, 30 phút không thấy Dạ, tôi và anh Chiêu bắt đầu hoang mang. Chúng tôi phỏng đoán lung tung. Tôi bảo lạc thì đến chỗ mấy tay an ninh nhờ người ta đưa về chỗ xuất phát là được ngay. Anh Chiêu bảo, Dạ khôn như thế thì đã viết lạc rừng lạc phố rồi chứ đâu đến lượt chú! Rồi, 2 anh em mỗi người một ý. Cuối cùng, tôi đánh liều đến bên một cảnh sát da đen, nói tiếng Anh hẳn hoi: “Pho mi a lô”. Anh ta hỏi lại: “Pho mi a lô?”. Tôi nhắc lại. Anh ta không hiểu. Anh cảnh sát kéo tôi vào một cái “bốt” gần đó, nói điện thoại, một lúc sau có một cô gái người Việt đến, hỏi tôi: “Chú cần gì?”. Tôi mừng quá trình bày sự việc. Cô gái “dạ, dạ” rồi gọi điện thoại tiếp, sau đó, quay ra bảo tôi: “Bà Dạ bay đi Boston chuyến mới rồi. Ông và người cùng đoàn cảm phiền coi đồ cho bà ấy, hai ông cùng đi chuyến sáng mai vậy”. Rồi cô gái dẫn chúng tôi đến cửa đi Boston bảo chờ ở đó, cần gì thì hỏi thêm nhân viên hãng.

Hôm sau, chúng tôi tới Sân bay Boston thì đã thấy Dạ ra đón cùng vài người bạn nữa. Tôi cáu sườn quát Dạ rằng mi răng dám bỏ hai anh em và đồ đoàn lại đi một mình. Dạ hồn nhiên cười nói rằng, mình biết chi mô, ra khỏi nhà cầu, thấy người ta xếp hàng, mình tìm không thấy anh Chiêu và Đỉnh, có một người Việt hỏi mình đi mô, chìa vé cho ông ta coi, ông ta bảo theo ông ta cùng đi một chuyến, rứa là lên máy bay!

Nhà văn Trung Trung Đỉnh (bìa trái) và một người bạn (ảnh nhân vật cung cấp).

Nhà văn Trung Trung Đỉnh (bìa trái) và một người bạn (ảnh nhân vật cung cấp).

2. Chúng tôi được mời dự cuộc tọa đàm, mới nghe đến chữ “tọa đàm” lại nghĩ là hoành tráng, không ngờ đây là một cuộc gặp gỡ thân mật với các cựu chiến binh Mỹ. Họ có 3 người, chúng tôi đã quen nhau mấy bữa nay: Bruce Weigl, Kevin và nhà thơ Nguyễn Bá Chung-thông dịch viên.

Bruce Weigl là nhà thơ, giáo sư, lính Mỹ, từng là quân của Sư đoàn không vận số 1 đóng tại An Khê. Khi Bruce ở đó thì tôi cũng ở đó, mỗi “thằng” một bên. Nếu đụng độ thì biết thế nào nhỉ? Tôi là lính huyện đội, gọi là K8, tham chiến không khác gì du kích, chỉ luồn lách xung quanh căn cứ địch, đánh nhỏ lẻ, quấy đảo đùng đoàng với bọn địa phương quân, lá chắn vòng ngoài của Mỹ, chỉ cần nổ vài phát gây bất ngờ cho địch rồi chạy vô rừng. Chiến thuật chính của chúng tôi là đánh chớp nhoáng. Hai địch thủ là tôi và Bruce xưa, kể lại cho nhau hồi ấy thế nào và bây giờ với nhau… thế nào. Tôi nói, tôi đã viết một số truyện về đời lính của tôi hồi ở Huyện đội An Túc (An Khê). Bruce rất hào hứng và hẹn sẽ quay lại Việt Nam và về thăm An Khê. Mấy hôm sau, chuyện tiếp tục và cuối cùng, tôi và Bruce đã bắt tay hẹn cùng nhau sẽ ra một cuốn truyện viết về cuộc chiến nhìn từ 2 người lính ở 2 chiến tuyến.

Chuyến đi ấy, chúng tôi có sáng kiến đãi các nhà văn, nhà thơ Mỹ bữa cơm lính Trường Sơn. Chúng tôi làm cơm vắt muối vừng, rau quả linh tinh mua từ chợ Mỹ. Ở Mỹ, đi chợ mua rau quả gì cũng có, nhưng không thấy có rau tàu bay! Chúng tôi mời các bạn Mỹ ăn cơm nắm muối vừng, bắp, khoai, mì nướng và có thêm cả thịt bò nướng, rượu Whisky, Vodka. Lần đầu tiên, tôi kể cho Bruce nghe chuyện những người du kích và cánh lính trẻ chúng tôi đã từng tổ chức đột kích chốt Mỹ, để lấy đồ hộp.

Hồi ấy, cánh lính địa phương chúng tôi ở trong rừng Gia Lai, có trăm ngàn cái khó, cái khổ. Mỗi lần bọn Mỹ dọn bãi đổ quân, sau khi chúng san bằng đỉnh một quả đồi, cho trực thăng xuống đổ lương thực thực phẩm, lập tức cánh tôi mò vào “ăn trộm”. Trong cái khoảnh khắc chúng chưa kịp phân tán tới các chốt nhỏ, chúng tôi đã mật phục sẵn và mò vào lấy đi vài chục bao cát đồ… Chuyện này dài lắm, vừa mạo hiểm vừa có cái gì đấy kích thích trí tò mò liều lĩnh khiến cánh lính trẻ chúng tôi rất ham. Đồ hộp Mỹ ngon hơn gấp nhiều lần so với đồ hộp của ta và cả của Thái Lan. Chúng tôi thường đùa với nhau, đồ ngon là đồ ăn trộm!

Ngày ấy, chúng tôi đóng quân ở quanh dãy núi Hảnh Hót, đi đánh chốt Mỹ trên đỉnh núi Kon Ka Kinh, thậm chí mò cả lên phía núi Hòn Kong mất cả tuần lễ. Ở trên đỉnh núi Hòn Kong, bọn Mỹ đặt một cái đèn pha cực mạnh, liên tục quét xuống vùng quanh căn cứ An Khê sáng hơn ban ngày, con chuột chạy qua chúng cũng phát hiện được. Và nếu có động tĩnh gì, ngay lập tức pháo bầy. Việc đi lại của chúng tôi quanh An Khê chạy lên chạy xuống quẩn quanh Hố Đak (một thung lũng mọc toàn cây đak giống như dừa nhưng không phải dừa) bươn xuống tận chân đèo An Khê, thậm chí chạy xuống cả vùng núi Tây Sơn (Bình Định) là thường tình. Bruce nghe tôi kể những chuyện ấy cứ trố mắt, vừa thán phục lại vừa không hiểu. Anh kể rằng, lính Mỹ rất hoang mang sợ hãi mỗi khi có vixi đánh úp.

3. Hôm đó, anh Nguyễn Bá Chung có ý kiến mỗi người phải đọc một bài thơ hay kể một câu chuyện thời chiến tranh. Anh Chung bảo miễn cho Đỉnh và Bruce vì nãy giờ 2 người kể nhiều rồi. Anh Chiêu đứng lên, kéo Kevin, Bruce lại đo xem ai cao hơn ai. Quả thật, 2 ông Mỹ đều thấp hơn ông lính pháo binh Việt Cộng. Anh Chiêu lấy trong ba lô ra 2 tập sách của mình trịnh trọng ngồi vào bàn viết tặng các bạn Mỹ rồi nói ngắn gọn: “Tất cả những gì cần nói về cuộc chiến đã qua của tôi nằm hết trong này, mong ông Chung tìm cách dịch ra cho các bạn đọc giúp tôi. Tôi quan niệm, một người lính chiến thì kể chuyện đánh nhau bằng miệng rất kém, thậm chí dở ẹc”.

Đến lượt Lâm Thị Mỹ Dạ đọc thơ. Dạ đọc bài thơ “Khoảng trời hố bom” khiến những người có mặt vô cùng cảm động. Tôi thấy không khí hơi chùng xuống nên đứng lên nói: “Hôm nay, ta vui, ta gặp nhau đây kể chuyện vui. Cho phép tôi đọc bài thơ của Dạ theo tôi là rất mới rất hiện đại và cũng rất cổ điển nữa”. Mọi người phấn khởi vỗ tay. Và tôi đọc bài Không đề (II): “Cuộc đời em vo tròn lại/Và ném vào cuộc đời anh/Nó sẽ lăn sâu tận đáy cuộc đời anh/Sâu cho đến tận… cái chết/Trời ơi/Làm sao có một cuộc đời/Để cho tôi ném đời mình vào đó/Mà không hề cân nhắc đắn đo/Rằng: Cuộc đời ấy còn chưa đủ”. Anh Chiêu ôm hôn tôi khen tôi thuộc thơ Dạ. Và, cuộc vui của chúng tôi cứ thế nối dài, khi có thêm dăm bạn nữa của William Joiner đến.

Có thể bạn quan tâm

Người dệt chuyện đời trên thổ cẩm

Người dệt chuyện đời trên thổ cẩm

(GLO)- Những chuyện kể về tháng ngày dân làng đoàn kết một lòng chống giặc, chuyện mùa gặt trên nương rẫy hay ngày làng có lễ hội… đều được nghệ nhân Rơ Châm Monh (làng Kép 2, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) tạo thành hoa văn trên thổ cẩm.
Kiến tạo phát triển từ tầm nhìn quy hoạch

Kiến tạo phát triển từ tầm nhìn quy hoạch

(GLO)- Không chỉ giúp hoạch định chính sách và kiến tạo động lực phát triển, quy hoạch tỉnh còn được xem như một chỉ dẫn quan trọng để định vị những giá trị, cơ hội cũng như xác định những thách thức trong tương lai.
Công ty Phát triển thủy điện Sê San: Nỗ lực hoàn thành mục tiêu đề ra

Công ty Phát triển thủy điện Sê San: Nỗ lực hoàn thành mục tiêu đề ra

(GLO)- Nhờ bám sát chủ trương, nhiệm vụ do Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao cùng sự nỗ lực, quyết tâm của tập thể lãnh đạo và người lao động, Công ty Phát triển thủy điện Sê San đã đạt và vượt các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh, đảm bảo duy trì sản xuất điện an toàn, liên tục.

Người thầy giữa đại ngàn

Người thầy giữa đại ngàn

(GLO)- Hè năm 2004, bản thảo tiểu thuyết “Màu rừng ruộng” của tôi đang giữa chừng thì tắc mạch. Sau chuyến đi Buôn Đôn, tôi đã được dũng sĩ săn voi Ama Kông “vẽ đường” cho nhân vật Y Than.

Năng lượng tái tạo: Đòn bẩy tăng trưởng xanh

Năng lượng tái tạo: Đòn bẩy tăng trưởng xanh

(GLO)- Trong định hướng phát triển, Gia Lai xác định năng lượng tái tạo là một trong những trụ cột của ngành công nghiệp. Với định hướng đó, tỉnh đã và đang phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo, hướng đến tăng trưởng xanh.
Bác sĩ về làng

Bác sĩ về làng

(GLO)- “Ơi bà con, ngày mai có đoàn bác sĩ của tỉnh xuống thăm khám sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em trong làng. Bà con đến Nhà văn hóa cộng đồng để được thăm khám nhé”-chị Hrac-cán bộ y tế làng Amil (xã Ayun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) trực tiếp đến từng nhà thông báo.
“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

(GLO)- Dù mới học lớp 5 và chưa từng qua trường lớp đào tạo nào về cơ khí nhưng ông Phạm Văn Bình (SN 1978, thôn Hưng Hà, xã Phú Cần, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã sáng chế nhiều máy nông nghiệp giúp người nông dân giảm chi phí nhân công, tăng năng suất lao động.
Ia Grai quyết tâm phát triển toàn diện

Ia Grai quyết tâm phát triển toàn diện

(GLO)- Năm 2023, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, UBND huyện cùng sự nỗ lực của các ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp và người dân, huyện Ia Grai đã đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế-xã hội đề ra.

Chư Păh đẩy mạnh thực hiện “3 đột phá”

Chư Păh đẩy mạnh thực hiện “3 đột phá”

(GLO)- Năm 2023, Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc huyện Chư Păh đã đoàn kết, chung sức, đồng lòng nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra. Đây là tiền đề quan trọng để địa phương có sự bứt phá mạnh mẽ trong năm 2024 và giai đoạn 2021-2025.

Nối dài những đường tơ

Nối dài những đường tơ

(GLO)- Kết nối những giá trị vượt thời gian của thổ cẩm Tây Nguyên vào thời trang, nhà thiết kế (NTK) Minh Hạnh đã khiến thổ cẩm thăng hoa trên các sàn diễn trong nước và quốc tế hàng thập kỷ qua.
Hiện thực hóa khát vọng trở thành vùng động lực Tây Nguyên

Hiện thực hóa khát vọng trở thành vùng động lực Tây Nguyên

(GLO)- Gia Lai phấn đấu đến năm 2045 sẽ trở thành “Cao nguyên sinh thái, thể thao và sức khỏe”; trở thành điểm đến xanh, giàu bản sắc vì mục tiêu sức khỏe con người; đưa du lịch trở thành ngành kinh tế xanh, bền vững, đưa Gia Lai trở thành điểm đến hấp dẫn trên cao nguyên Pleiku, Kon Hà Nừng.