Nối dài những đường tơ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Kết nối những giá trị vượt thời gian của thổ cẩm Tây Nguyên vào thời trang, nhà thiết kế (NTK) Minh Hạnh đã khiến thổ cẩm thăng hoa trên các sàn diễn trong nước và quốc tế hàng thập kỷ qua.

Từ đời sống bước lên sàn diễn, thổ cẩm có sự trở lại tuyệt đẹp trong sự rạng rỡ đón nhận của công chúng.

Thổ cẩm thăng hoa

Một doanh nhân người Ấn Độ chuyên kinh doanh sản phẩm thủ công của người Ấn từng quảng bá cho hàng hóa của mình: “Khi bạn mua một thức hàng truyền thống, nghĩa là bạn đã sở hữu cả một kho tàng kỳ bí về chính nền văn hóa đó”. Cũng có thể nói như vậy về thổ cẩm khi đưa vào thời trang. Đó là khi mặc trang phục ứng dụng thổ cẩm, bạn còn mang thứ trang sức tinh tế của một nghề truyền thống lâu đời ở Tây Nguyên. Có lẽ vì vậy, chương trình nghệ thuật thời trang “Gia Lai ơi” diễn ra tại phố núi Pleiku vào tháng 10-2023 của NTK Minh Hạnh đã tạo nên hiệu ứng mạnh mẽ. Sự kết hợp giữa di sản văn hóa với thời trang trong những thiết kế bay bổng, đầy tính ứng dụng theo xu hướng hiện đại khiến công chúng không khỏi ngỡ ngàng.

Thổ cẩm lên sàn diễn thời trang. Ảnh: Phạm Quý

Thổ cẩm lên sàn diễn thời trang. Ảnh: Phạm Quý

Khi ứng dụng những giá trị tinh tế của thổ cẩm vào thời trang, NTK Minh Hạnh cũng luôn đặt “tiêu chuẩn vĩnh cửu của cái đẹp” lên hàng đầu. Bà chia sẻ: “Là một nhà thiết kế, phải hiểu được câu chuyện và giá trị của thổ cẩm. Trước tiên nó chính là di sản của vùng đất này. Tôi may mắn tận dụng được ý niệm của họ, cảm hứng, cảm xúc của họ để đưa vào thời trang. Và vai trò của NTK là làm sao cân bằng được tính di sản, tính truyền thống và tính hiện đại trong trang phục. Họ gìn giữ điều đó từ bao đời nay, còn nhà thiết kế làm sao giữ gìn được cái tinh thần của họ không bị trở thành những thứ lai căng. Đó chính là vai trò của văn hóa, của thời trang”.

Nhà thiết kế Minh Hạnh là một trong những người tiên phong của làng mốt Việt thiết kế và đưa trang phục thổ cẩm lên sàn diễn trong và ngoài nước. Bà cho biết, mỗi cộng đồng dân tộc sáng tạo họa tiết, phối màu thổ cẩm khác nhau, nhưng bản ngã sáng tạo của nghệ nhân khiến những tấm vải của họ trở nên độc bản, vô cùng giá trị. Với bản sắc sáng tạo riêng, NTK Minh Hạnh rất quyết liệt với hành trình tiếp biến văn hóa trong thời trang.

“Nghệ nhân gìn giữ giá trị của thổ cẩm từ bao đời nay, NTK làm sao giữ gìn được tinh thần của họ không bị trở thành những thứ lai căng, thảm họa. Đó cũng là bài học về giáo dục, về sự tiếp biến của văn hóa trong thời đại này, điều đó vô cùng cần thiết. Bởi điều quan trọng nhất của thời trang là giúp bộc lộ được nguồn gốc, văn hóa của mình. Do đó, tôi mong rằng, ứng dụng thổ cẩm vào thời trang không phải và không nên biến những tấm vải trở thành công nghiệp, bởi công nghiệp hóa sẽ giết chết di sản. Chúng ta hãy chỉ tận dụng tất cả chiều sâu tinh tế của thổ cẩm như hoa văn, họa tiết, chất liệu, sự bố trí màu sắc, cảm hứng, cảm xúc của người dệt… tìm kiếm ý tưởng thiết kế xuất phát từ đó, để lan tỏa rộng rãi giá trị của thổ cẩm đến công chúng thông qua thời trang. Đó mới chính là con đường phát triển bền vững của di sản này”-NTK Minh Hạnh bày tỏ.

Cuộc “hóa thân” của nghề dệt

Từ chương trình nghệ thuật “Gia Lai ơi” đã khởi đi những dự án mới cho thổ cẩm, tạo động lực cho những người thợ Bahnar, Jrai dệt nên giấc mơ cùng những sợi chỉ màu. Tháng 11-2023, qua sự kết nối và hợp tác với NTK Minh Hạnh, ông Huỳnh Tấn Phước-Giám đốc Công ty Tơ tằm Nhật Minh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty VietNam Silk House đã cung cấp sợi tơ cho các nghệ nhân dệt của xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh) để thực nghiệm trên khung dệt truyền thống.

Trước đó, khi khảo sát một số làng nghề, câu lạc bộ dệt truyền thống tại Gia Lai, NTK Minh Hạnh cho biết, nghệ nhân tạo hoa văn bằng chính kỹ thuật dệt đạt đến trình độ cao của họ, chứ không phải vẽ hay ghép vải. Đây là sự độc tôn của thổ cẩm, đồng thời định hình phong cách của mỗi nghệ nhân, khiến thổ cẩm là sản phẩm dệt có giá trị và mang tính văn hóa rất lớn. Nghệ nhân sử dụng những loại sợi công nghiệp rẻ tiền mua ngoài chợ để dệt vải thì rất lãng phí công sức, sự sáng tạo của họ. Do đó, đưa sợi tơ để các nghệ nhân dệt lụa tạo nên những sản phẩm cao cấp, tăng giá trị cho nghề truyền thống và công sức của người dệt.

Ông Huỳnh Tấn Phước-Giám đốc Công ty Tơ tằm Nhật Minh chia sẻ về giá trị gia tăng của sợi tơ tằm kết hợp với nghề dệt truyền thống. Ảnh: M.C

Ông Huỳnh Tấn Phước-Giám đốc Công ty Tơ tằm Nhật Minh chia sẻ về giá trị gia tăng của sợi tơ tằm kết hợp với nghề dệt truyền thống. Ảnh: M.C

Ông Huỳnh Tấn Phước-người được mệnh danh là “vua tơ” của thủ phủ tơ lụa Bảo Lộc (Lâm Đồng) cho biết: “Loại tơ đưa về cho nghệ nhân là loại sản xuất riêng. Bình thường chúng tôi chỉ kéo loại ống tơ trọng lượng từ 800 gram đến 1 kg. Nhưng tơ cung cấp cho nghệ nhân mỗi ống nặng khoảng 200 gram để dễ thao tác trên khung dệt thủ công. Sợi tơ cũng được nhuộm các màu chủ đạo, mang đặc trưng riêng của các sắc tộc Tây Nguyên, giúp nghệ nhân có thể phối màu như một tấm thổ cẩm nguyên bản, chỉ khác là trên chất liệu tơ lụa. Trong đó, 3 màu chủ đạo là đen, trắng, đỏ. Còn các màu xanh, vàng, cam để nghệ nhân phối họa tiết theo ý tưởng, cảm hứng của riêng họ”.

Giám đốc Công ty Tơ tằm Nhật Minh cho biết thêm, ông từng cung cấp sợi tơ cho nghệ nhân ở Đak Lak, Lâm Đồng hay người Bahnar ở Kon Tum và đã có những sản phẩm tơ lụa thủ công đầu tiên. Tuy sản phẩm tạo ra chưa nhiều để có thể thương mại hóa, nhưng về mặt thời trang và giá trị thẩm mỹ thì thị trường đánh giá rất cao. “Lần này cung cấp sợi tơ cho nghệ nhân Jrai của tỉnh Gia Lai dệt thử nghiệm, tôi hy vọng sẽ có những sản phẩm độc đáo, giá trị cao. Bởi 1 tấm lụa dệt thủ công giá trị tăng từ 10 đến 15 lần so với tấm thổ cẩm dệt từ sợi công nghiệp, giúp tăng giá trị lao động của nghệ nhân lên rất nhiều”-ông Phước nói.

Điều “vua tơ” nhấn mạnh thêm đó là hiện trên thế giới không còn người dệt lụa thủ công như các nghệ nhân Việt Nam. Trong khi đó, vùng Tây Nguyên nghề dệt vẫn đang được bảo tồn và phát triển. Nhưng nghệ nhân làm ra sản phẩm tốt rất cần có NTK biến thành sản phẩm ứng dụng, đưa sản phẩm vào đời sống. Nếu chương trình nghệ thuật thổ cẩm “Gia Lai ơi” khiến công chúng bắt đầu có xu hướng sử dụng mặt hàng thời trang từ thổ cẩm nhiều hơn thì sự kết hợp lần này của nhà sản xuất, người dệt lụa và NTK hy vọng mang đến một cuộc hóa thân mới cho nghề dệt.

Các nghệ nhân Ia Mơ Nông những ngày cuối năm dù bận rộn với mùa hái cà phê nhưng vẫn đầy háo hức với khung dệt. Đã gần 40 năm gắn với nghề truyền thống để tạo nên những tấm thổ cẩm đầy sắc màu, nhưng nghệ nhân Rơ Châm Mir (làng Kép 2) còn chưa hết loay hoay với những sợi tơ óng ả. Quả là “mỏng như tơ, mềm như lụa”, sợi tơ mỏng chực chờ tuột khỏi đôi tay thô ráp của người nghệ nhân lành nghề khi bà căng những sợi đầu tiên trên khung dệt. Nghệ nhân Rơ Châm Mir cho hay: “Sợi tơ nhỏ hơn sợi chỉ công nghiệp thường dùng, là loại sợi lần đầu tiên mình dùng để dệt vải nên chưa quen tay lắm. Nhưng mình rất háo hức dệt thổ cẩm từ sợi tơ để xem sản phẩm như thế nào. Từ xa xưa, người ta đã dệt sợi tơ rồi, nên khó mấy mình cũng dệt cho bằng được”.

Toàn tỉnh hiện có 106 câu lạc bộ dệt với hàng ngàn nghệ nhân giỏi nghề người Bahnar, Jrai. Trong đó, nghệ nhân Bahnar vùng Đông Trường Sơn vẫn giữ được nguyên vẹn “hệ sinh thái” nghề dệt từ trồng bông, xe sợi, nhuộm màu, dệt vải. Nếu thử nghiệm dệt lụa của các nghệ nhân Jrai vùng đất Ia Mơ Nông thành công sẽ góp phần “nối dài những đường tơ” cho nghề truyền thống. Đó là đưa tơ lụa “hóa thân” vào thổ cẩm. Và không chỉ dệt ra một sản phẩm hữu hình, họ còn dệt ước mơ phục hồi thổ cẩm trong nhịp sống đương đại.

Có thể bạn quan tâm

Người dệt chuyện đời trên thổ cẩm

Người dệt chuyện đời trên thổ cẩm

(GLO)- Những chuyện kể về tháng ngày dân làng đoàn kết một lòng chống giặc, chuyện mùa gặt trên nương rẫy hay ngày làng có lễ hội… đều được nghệ nhân Rơ Châm Monh (làng Kép 2, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) tạo thành hoa văn trên thổ cẩm.
Kiến tạo phát triển từ tầm nhìn quy hoạch

Kiến tạo phát triển từ tầm nhìn quy hoạch

(GLO)- Không chỉ giúp hoạch định chính sách và kiến tạo động lực phát triển, quy hoạch tỉnh còn được xem như một chỉ dẫn quan trọng để định vị những giá trị, cơ hội cũng như xác định những thách thức trong tương lai.
Công ty Phát triển thủy điện Sê San: Nỗ lực hoàn thành mục tiêu đề ra

Công ty Phát triển thủy điện Sê San: Nỗ lực hoàn thành mục tiêu đề ra

(GLO)- Nhờ bám sát chủ trương, nhiệm vụ do Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao cùng sự nỗ lực, quyết tâm của tập thể lãnh đạo và người lao động, Công ty Phát triển thủy điện Sê San đã đạt và vượt các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh, đảm bảo duy trì sản xuất điện an toàn, liên tục.

Người thầy giữa đại ngàn

Người thầy giữa đại ngàn

(GLO)- Hè năm 2004, bản thảo tiểu thuyết “Màu rừng ruộng” của tôi đang giữa chừng thì tắc mạch. Sau chuyến đi Buôn Đôn, tôi đã được dũng sĩ săn voi Ama Kông “vẽ đường” cho nhân vật Y Than.

Năng lượng tái tạo: Đòn bẩy tăng trưởng xanh

Năng lượng tái tạo: Đòn bẩy tăng trưởng xanh

(GLO)- Trong định hướng phát triển, Gia Lai xác định năng lượng tái tạo là một trong những trụ cột của ngành công nghiệp. Với định hướng đó, tỉnh đã và đang phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo, hướng đến tăng trưởng xanh.
Bác sĩ về làng

Bác sĩ về làng

(GLO)- “Ơi bà con, ngày mai có đoàn bác sĩ của tỉnh xuống thăm khám sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em trong làng. Bà con đến Nhà văn hóa cộng đồng để được thăm khám nhé”-chị Hrac-cán bộ y tế làng Amil (xã Ayun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) trực tiếp đến từng nhà thông báo.
“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

(GLO)- Dù mới học lớp 5 và chưa từng qua trường lớp đào tạo nào về cơ khí nhưng ông Phạm Văn Bình (SN 1978, thôn Hưng Hà, xã Phú Cần, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã sáng chế nhiều máy nông nghiệp giúp người nông dân giảm chi phí nhân công, tăng năng suất lao động.
Ia Grai quyết tâm phát triển toàn diện

Ia Grai quyết tâm phát triển toàn diện

(GLO)- Năm 2023, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, UBND huyện cùng sự nỗ lực của các ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp và người dân, huyện Ia Grai đã đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế-xã hội đề ra.

Chư Păh đẩy mạnh thực hiện “3 đột phá”

Chư Păh đẩy mạnh thực hiện “3 đột phá”

(GLO)- Năm 2023, Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc huyện Chư Păh đã đoàn kết, chung sức, đồng lòng nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra. Đây là tiền đề quan trọng để địa phương có sự bứt phá mạnh mẽ trong năm 2024 và giai đoạn 2021-2025.

Hiện thực hóa khát vọng trở thành vùng động lực Tây Nguyên

Hiện thực hóa khát vọng trở thành vùng động lực Tây Nguyên

(GLO)- Gia Lai phấn đấu đến năm 2045 sẽ trở thành “Cao nguyên sinh thái, thể thao và sức khỏe”; trở thành điểm đến xanh, giàu bản sắc vì mục tiêu sức khỏe con người; đưa du lịch trở thành ngành kinh tế xanh, bền vững, đưa Gia Lai trở thành điểm đến hấp dẫn trên cao nguyên Pleiku, Kon Hà Nừng.
Phát huy nội lực xây dựng Chư Prông giàu mạnh

Phát huy nội lực xây dựng Chư Prông giàu mạnh

(GLO)- Năm 2023, huyện Chư Prông đã hoàn thành và vượt 21/21 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội đề ra. Đây là tiền đề quan trọng để huyện đặt ra những mục tiêu phấn đấu trong năm 2024, góp phần hoàn thành mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025.