Báo xuân 2024

E-magazine Cô gái ngồi xe lăn làm phim hoạt hình triệu view

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Phạm Thị Hoàng Hảo chia sẻ: Năm lên 4 tuổi, em bị xe máy tông phải. Vết thương không quá nặng, chỉ bị trầy xước ngoài da. Song, chấn thương âm ỉ trong cột sống thì phải tới năm em học lớp 11 Trường THPT Lê Hoàn mới được phát hiện. Đó là một buổi sáng, khi thức dậy, em đã không thể tự đứng lên được nữa. Được đưa đi thăm khám ở nhiều nơi, các bác sĩ chẩn đoán em bị chấn thương tủy sống nhưng không được phát hiện và chữa trị kịp thời.

Cha mẹ Hảo vốn là công nhân Công ty TNHH một thành viên 74 (Binh đoàn 15). Đồng lương công nhân chỉ đủ trang trải cuộc sống gia đình và chăm lo cho 4 người con đang tuổi ăn tuổi học. Khi con gái mắc bệnh và đột nhiên bị liệt, bà Nguyễn Thị Viễn nhiều đêm khóc cạn nước mắt.

Trở về từ bệnh viện, sau khoảng thời gian xa mái trường quá lâu cùng sức khỏe chưa đảm bảo, Hảo đã không thể tiếp tục theo đuổi ước mơ con chữ. Em cố gắng tập vật lý trị liệu và làm những việc trong khả năng của mình. Sau khi được giới thiệu về tổ chức Nhà May Mắn-Maison Chance tại TP. Hồ Chí Minh-nơi dành riêng cho những người khuyết tật, năm 2019, em đã quyết định đi tìm “cánh cửa” cho cuộc đời mình.

Tại Trung tâm Chắp Cánh (địa điểm đào tạo nghề-tạo việc làm thuộc tổ chức Nhà May Mắn), cơ duyên đã đưa Hảo gặp được một người mà sau này đã giúp em tạo ra bước ngoặt của cuộc đời. Đó là Đặng Trọng Nhân (SN 2000, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Nhân là vận động viên môn Judo của tỉnh Cần Thơ. Năm 2010, trong khi tập luyện, Nhân bị đứt dây chằng và vết thương dai dẳng đến năm 2012 thì chính thức từ giã sự nghiệp vận động viên. Trong lúc chơi vơi, Nhân tìm học hệ trung cấp nghề Sửa chữa máy tính tại Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ và bị cuốn hút bởi chuyên ngành Thiết kế đồ họa. Sau khi ra trường, Nhân xin vào làm việc ở một công ty chuyên về Social Media ở Cần Thơ. Tại đây, anh học thêm kỹ thuật quay phim và dựng phim.

Công ty của Nhân mở một khóa học miễn phí cho Nhà May Mắn-Maison Chance và “người thầy” trẻ đã nhanh chóng đem lòng yêu cô gái Gia Lai xinh xắn, thông minh. Về phần Hảo, trong nhiều nghề dành cho nữ giới tại Trung tâm Chắp Cánh, em cũng đam mê ngành Đồ họa. Càng học, Hảo càng yêu thích và tiến bộ, nhất là khi được Nhân hướng dẫn tận tình.

Khi đó, Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin TP. Hồ Chí Minh có suất học bổng tài trợ 70% học phí cho tân sinh viên thi đầu vào điểm cao. Biết được thông tin này, Hảo đã miệt mài ôn thi và giành được suất học bổng giá trị. Trước ngưỡng cửa mới của cuộc đời, năm 2020, em quyết định rời Nhà May Mắn để trở thành sinh viên như bao người khác. Vì lo bạn gái không thể tự đi lại một mình, Nhân xin nghỉ việc ở Cần Thơ lên TP. Hồ Chí Minh thuê chung cư gần Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin TP. Hồ Chí Minh để tiện đưa đón Hảo.

Trước áp lực về kinh tế, Hảo và Nhân đã nhận việc làm thêm mảng Social Media cho một số kênh trên các trang mạng xã hội. Và, trong một buổi cà phê hồi tháng 5-2021, Hảo bỗng nảy sinh ý tưởng rồi chia sẻ với Nhân về việc tạo một kênh riêng của mình. Từ đó, cả 2 bắt tay vào làm phim hoạt hình. Nhưng nhân vật chính là gì khi giao diện cần thể hiện được sự ngộ nghĩnh, hài hước nhưng cũng đầy nghịch ngợm, pha hơi hướng “phản diện” là điều cả 2 trăn trở. Hảo chợt nhớ ở làng mình có những chú heo đen của người Jrai. Với Nhân, heo đen là một hình ảnh khá lạ lẫm, có sức thu hút riêng. Vậy nên, cả 2 đã quyết định xây dựng tên kênh và nhân vật chính là “Heo Đen”.

Sau 1 tháng miệt mài, ngày 1-6-2021, bộ phim hoạt hình đầu tiên của “Heo Đen” với độ dài 59 giây chính thức được đăng lên mạng xã hội YouTube với nội dung “1.000 câu chuyện trong bữa cơm”. Đoạn phim sáng tạo và hài hước đã nhanh chóng nhận được sự khích lệ của khán giả giúp cả 2 có thêm động lực sản xuất thêm các tập phim hoạt hình mới. Sau đó, một đoạn phim 1 phút 57 giây “chế” theo tựa phim đình đám là “Squid Game” đã giúp “Heo Đen” tiếp cận nhiều hơn với khán giả khi đạt mốc 7,5 triệu view.

Nhưng ngoài những lời khen và động viên thì cũng có không ít bình luận chê bai, thậm chí có những từ ngữ khá tiêu cực khiến Hảo nản chí.

Từ cuối năm 2021, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Hảo và Nhân chuyển về sinh sống tại quê nhà Ia Kla. Vì tình yêu với cô gái ngồi xe lăn, bỏ qua bao lời dị nghị, hoài nghi của nhiều người, chàng trai miền Tây quyết định gắn bó đời mình nơi vùng đất cao nguyên. Nhà chật lại đông người, Hảo và Nhân chuyển đến sống tại chiếc lán nhỏ chỉ rộng khoảng 20 m2 vốn là nơi thu mua mủ cao su và bán tạp hóa. Không gian đủ rộng để kê chiếc giường và cái bàn đặt với bộ máy tính.

Và, chiếc lán đã trở thành “xưởng phim mini”. Từ đây, Hảo và Nhân đã cho ra đời những thước phim hoạt hình hấp dẫn. Những nét bút tài hoa, sự hóm hỉnh, nhạy bén với giới trẻ đã giúp phim hoạt hình “Heo Đen” dần thu hút được đông đảo người xem. Ngoài nhân vật chính Heo Đen, cả 2 sáng tạo ra thêm các nhân vật ngộ nghĩnh từ các con vật khác như: ruồi, chim cánh cụt, hà mã, chó… hay nhân vật ông Ba bán tạp hóa như chính cái lán mà cả 2 đang ở. Vừa lên kịch bản, vừa vẽ, vừa làm chuyển động, hậu kỳ… Hảo và Nhân kiêm lồng tiếng cho tất cả nhân vật của mình.

Trên các nền tảng YouTube, TikTok, Instagram… kênh Heo Đen đã có hơn 1 triệu người theo dõi. Từ khi bắt tay vào làm phim hoạt hình đến nay, Hảo và Nhân đã thực hiện hơn 60 bộ phim các loại với doanh thu khoảng 20-30 triệu đồng/tháng. Nổi bật nhất trong số đó là series phim “Khu phố bất ổn” khi hầu hết các tập đều cán mốc triệu view trên YouTube. Được nhiều người biết đến, 2 bạn nhận được lời mời quảng cáo và có thêm thu nhập ổn định từ công việc này. Cuối năm 2023, Hảo và Nhân chính thức đăng ký kết hôn.

Anh Lê Trọng Phúc-Bí thư Huyện Đoàn Đức Cơ: “Phạm Thị Hoàng Hảo là tấm gương thanh niên vượt khó tiêu biểu của huyện Đức Cơ và được Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh tặng bằng khen. Hảo đã vượt qua những khó khăn để vươn lên trong cuộc sống. Hảo đã tìm được hướng đi đúng đắn cho bản thân, tạo thêm nguồn động lực, tiếp sức cho thanh niên khuyết tật lạc quan trong cuộc sống, tạo ra giá trị tốt đẹp cho cộng đồng”.

Có thể bạn quan tâm

Người dệt chuyện đời trên thổ cẩm

Người dệt chuyện đời trên thổ cẩm

(GLO)- Những chuyện kể về tháng ngày dân làng đoàn kết một lòng chống giặc, chuyện mùa gặt trên nương rẫy hay ngày làng có lễ hội… đều được nghệ nhân Rơ Châm Monh (làng Kép 2, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) tạo thành hoa văn trên thổ cẩm.
Kiến tạo phát triển từ tầm nhìn quy hoạch

Kiến tạo phát triển từ tầm nhìn quy hoạch

(GLO)- Không chỉ giúp hoạch định chính sách và kiến tạo động lực phát triển, quy hoạch tỉnh còn được xem như một chỉ dẫn quan trọng để định vị những giá trị, cơ hội cũng như xác định những thách thức trong tương lai.
Người thầy giữa đại ngàn

Người thầy giữa đại ngàn

(GLO)- Hè năm 2004, bản thảo tiểu thuyết “Màu rừng ruộng” của tôi đang giữa chừng thì tắc mạch. Sau chuyến đi Buôn Đôn, tôi đã được dũng sĩ săn voi Ama Kông “vẽ đường” cho nhân vật Y Than.

Năng lượng tái tạo: Đòn bẩy tăng trưởng xanh

Năng lượng tái tạo: Đòn bẩy tăng trưởng xanh

(GLO)- Trong định hướng phát triển, Gia Lai xác định năng lượng tái tạo là một trong những trụ cột của ngành công nghiệp. Với định hướng đó, tỉnh đã và đang phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo, hướng đến tăng trưởng xanh.
Bác sĩ về làng

Bác sĩ về làng

(GLO)- “Ơi bà con, ngày mai có đoàn bác sĩ của tỉnh xuống thăm khám sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em trong làng. Bà con đến Nhà văn hóa cộng đồng để được thăm khám nhé”-chị Hrac-cán bộ y tế làng Amil (xã Ayun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) trực tiếp đến từng nhà thông báo.
“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

(GLO)- Dù mới học lớp 5 và chưa từng qua trường lớp đào tạo nào về cơ khí nhưng ông Phạm Văn Bình (SN 1978, thôn Hưng Hà, xã Phú Cần, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã sáng chế nhiều máy nông nghiệp giúp người nông dân giảm chi phí nhân công, tăng năng suất lao động.
Liên kết để phát triển

Liên kết để phát triển

(GLO)- Liên kết để phát triển là vấn đề xưa cũ, nhưng gần đây được nhắc đến nhiều. Liên kết là mối quan tâm của nhiều tỉnh, nhiều vùng để vực dậy, phát huy tiềm lực kinh tế-xã hội.
Ia Grai quyết tâm phát triển toàn diện

Ia Grai quyết tâm phát triển toàn diện

(GLO)- Năm 2023, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, UBND huyện cùng sự nỗ lực của các ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp và người dân, huyện Ia Grai đã đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế-xã hội đề ra.

Chư Păh đẩy mạnh thực hiện “3 đột phá”

Chư Păh đẩy mạnh thực hiện “3 đột phá”

(GLO)- Năm 2023, Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc huyện Chư Păh đã đoàn kết, chung sức, đồng lòng nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra. Đây là tiền đề quan trọng để địa phương có sự bứt phá mạnh mẽ trong năm 2024 và giai đoạn 2021-2025.

Nối dài những đường tơ

Nối dài những đường tơ

(GLO)- Kết nối những giá trị vượt thời gian của thổ cẩm Tây Nguyên vào thời trang, nhà thiết kế (NTK) Minh Hạnh đã khiến thổ cẩm thăng hoa trên các sàn diễn trong nước và quốc tế hàng thập kỷ qua.
Hiện thực hóa khát vọng trở thành vùng động lực Tây Nguyên

Hiện thực hóa khát vọng trở thành vùng động lực Tây Nguyên

(GLO)- Gia Lai phấn đấu đến năm 2045 sẽ trở thành “Cao nguyên sinh thái, thể thao và sức khỏe”; trở thành điểm đến xanh, giàu bản sắc vì mục tiêu sức khỏe con người; đưa du lịch trở thành ngành kinh tế xanh, bền vững, đưa Gia Lai trở thành điểm đến hấp dẫn trên cao nguyên Pleiku, Kon Hà Nừng.
Phát huy nội lực xây dựng Chư Prông giàu mạnh

Phát huy nội lực xây dựng Chư Prông giàu mạnh

(GLO)- Năm 2023, huyện Chư Prông đã hoàn thành và vượt 21/21 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội đề ra. Đây là tiền đề quan trọng để huyện đặt ra những mục tiêu phấn đấu trong năm 2024, góp phần hoàn thành mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025.

Đức Cơ vững vàng nơi biên giới

Đức Cơ vững vàng nơi biên giới

(GLO)- Phát huy lợi thế của địa phương có Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh thông thương sang nước bạn Campuchia, huyện Đức Cơ đang nỗ lực phát triển kinh tế-xã hội, vững vàng nơi biên giới. 

Dạo rừng ngày xuân

Dạo rừng ngày xuân

(GLO)- 

Một chuyến về với rừng già trong dịp xuân này có lẽ sẽ là gợi ý hay dành cho những ai muốn tìm kiếm sự yên tĩnh gần như tuyệt đối từ khung cảnh xung quanh.

Đọc thơ trên đất Mỹ

Đọc thơ trên đất Mỹ

(GLO)- Năm 2000, tôi, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ cùng nhà văn Tô Đức Chiêu được mời sang Mỹ giao lưu với các bạn cựu chiến binh tại Trung tâm William Joiner (Đại học Massachusetts, Boston).