“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Dù mới học lớp 5 và chưa từng qua trường lớp đào tạo nào về cơ khí nhưng ông Phạm Văn Bình (SN 1978, thôn Hưng Hà, xã Phú Cần, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã sáng chế nhiều máy nông nghiệp giúp người nông dân giảm chi phí nhân công, tăng năng suất lao động.

Ông được nhiều người gọi là “vua sáng chế” máy nông nghiệp.

Trò chuyện với chúng tôi, ông Bình cho biết: Ông sinh ra ở tỉnh Thái Bình. Năm 1985, ông cùng gia đình vào huyện Krông Pa định cư và gắn bó với vùng đất “chảo lửa” này đến nay. Gia đình thuần nông nên ông hiểu rõ những cực nhọc của công việc nhà nông, đặc biệt là việc phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) cho cây mía, mì, thuốc lá, rau xanh... Mỗi lần phun thuốc, người nông dân phải đeo trên vai bình thuốc nặng 15-20 kg nên rất vất vả, hiệu quả lao động không cao, thậm chí còn ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trăn trở về điều này, năm 2013, ông Bình bắt tay chế tạo máy phun thuốc BVTV gắn trên xe máy. Thiết bị này gồm 1 máy rửa xe, 1 bộ khung sắt, bộ nhông sên gắn vào xe máy và 2 bình chứa dung tích 60 lít treo hai bên xe máy. Máy có thể tháo lắp dễ dàng với giá thành chỉ 2,5-3 triệu đồng/bộ. Với máy phun thuốc này, mỗi người có thể phun được 5-7 ha/ngày.

Ông Phạm Văn Bình (bìa phải) giới thiệu với ông Nguyễn Đình Nhung-Chủ tịch Hội Nông dân huyện Krông Pa máy cắt hom mì do mình sáng chế. Ảnh: L.N

Ông Phạm Văn Bình (bìa phải) giới thiệu với ông Nguyễn Đình Nhung-Chủ tịch Hội Nông dân huyện Krông Pa máy cắt hom mì do mình sáng chế. Ảnh: L.N

“Để nghiên cứu chế tạo chiếc máy này, tôi phải mất cả tháng trời. Ngoài ra, vì không qua lớp đào tạo cơ khí nào nên khi bắt tay vào làm cũng khá vất vả. Bình thường người sáng chế sẽ có bản thiết kế đàng hoàng nhưng tôi sáng chế theo kiểu nghĩ đến đâu thì làm đến đó nên phải tháo ra, lắp vào, thay đổi hàng chục lần mới hoàn thiện. Việc chế tạo thành công chiếc máy này là động lực để tôi theo đuổi những ý tưởng sáng tạo mới. Sau đó, tôi tiếp tục nghiên cứu cải tiến nó thành máy phun thuốc BVTV gắn trên xe máy sử dụng điện năng lượng mặt trời”-ông Bình chia sẻ.

Với máy phun thuốc BVTV gắn trên xe máy sử dụng động cơ hoặc bằng điện năng lượng mặt trời chỉ phù hợp với những vùng có diện tích lớn. Còn trên diện tích rau màu nhỏ, người dân vẫn phải đeo bình thuốc để phun thủ công vì xe máy khó di chuyển. Từ thực tế ấy, ông Bình lại nảy ra ý tưởng sáng chế loại máy phun thuốc có cấu tạo đơn giản, dễ di chuyển để vừa có thể làm trên diện tích nhỏ, vừa dễ sử dụng cho người nông dân.

Kết quả, sau 7 ngày mày mò, nghiên cứu, chiếc máy phun thuốc điều khiển từ xa sử dụng điện năng lượng mặt trời đã ra đời vào tháng 12-2020. Với chiếc máy này, người nông dân có thể điều khiển từ xa để tắt, mở máy, thu dây. Máy được thiết kế gồm 1 khung xe rùa, 1 bộ điều khiển tắt mở từ xa 12 V, 1 líp xe đạp, 1 bình ắc quy 12 V, 1 tấm pin năng lượng mặt trời, mô tơ bơm thuốc, can nhựa 30 lít và một số linh kiện khác.

“Ưu điểm là máy nhỏ gọn, di chuyển dễ dàng trên chiếc xe rùa phù hợp với nhu cầu sử dụng của nhiều người. Đối tượng khách hàng mà tôi hướng đến là bà con ở vùng sâu, vùng xa, những khu vực có diện tích chật hẹp hoặc không có điện. Giá máy phun thuốc do tôi thiết kế đều rẻ hơn 2-2,5 triệu đồng so với các loại máy trên thị trường”-ông Bình cho hay.

Mì là cây trồng chủ lực của huyện Krông Pa. Hàng năm, toàn huyện trồng trên 22.700 ha mì. Trước khi vào vụ trồng mới, bà con phải chặt hom mì bằng tay rất tốn công lao động. Một số hộ có điều kiện thì dùng cưa máy, máy cắt để cắt hom mì nhưng cách này làm hom mì thường bị dập và rất dễ xảy ra tai nạn lao động.

Để giúp người dân tiết giảm nhân công chặt hom mì giống, ông Bình tiếp tục sáng chế thành công chiếc máy cắt hom giống cây mì sử dụng năng lượng mặt trời. Với chiếc máy này, tốc độ cắt hom nhanh gấp 10 lần so với làm thủ công.

Theo ông Bình: “Từ năm 2013 đến nay, các loại máy mà tôi sáng chế đều có giá thành chỉ 2-5 triệu đồng/chiếc nhưng giúp người nông dân giảm được rất nhiều nhân công lao động. Đến nay, tôi đã sản xuất hàng trăm chiếc máy các loại cung cấp cho nông dân trong và ngoài tỉnh. Năm tới, tôi tiếp tục nghiên cứu chế tạo máy chẻ nan tre cắm cho cây dưa hấu và máy gieo hạt bắp bằng xe máy”.

Ông Phạm Văn Bình sử dụng máy do mình sáng chế để phun thuốc bảo vệ thực vật cho hoa. Ảnh: L.N

Ông Phạm Văn Bình sử dụng máy do mình sáng chế để phun thuốc bảo vệ thực vật cho hoa. Ảnh: L.N

Ông Phạm Văn Bình đạt được nhiều giải thưởng khi tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn tỉnh. Cụ thể, năm 2017 đạt giải ba với sáng chế “Máy phun thuốc BVTV sử dụng bằng xe động cơ xe máy; năm 2019 đạt giải ba với sáng chế “Máy phun thuốc BVTV gắn trên xe máy sử dụng bằng điện năng lượng mặt trời”; năm 2023 đạt giải ba và giải khuyến khích với 2 sáng chế “Máy phun thuốc BVTV có điều khiển tắt mở từ xa sử dụng điện năng lượng mặt trời”, “Máy cắt hom giống cây mì tự động sử dụng điện năng lượng mặt trời”.

Ngoài ra, ông còn có nhiều sáng chế, nghiên cứu khác như: ghép giống cà ta trên giống cà gai; chế tạo máy bơm nước gắn vào trục xe máy; máy gieo hạt bắp; băng chuyền phục vụ thời điểm dịch Covid-19; máy trộn phân sử dụng năng lượng mặt trời…

Đặt mua 2 chiếc máy phun thuốc BVTV gắn trên xe máy sử dụng điện năng lượng mặt trời và máy cắt hom giống mì tự động sử dụng điện năng lượng mặt trời do ông Bình sáng chế, ông Lê Văn Thoát (tổ 10, thị trấn Phú Túc, huyện Krông Pa) cho biết: “Trước đây, tôi đeo bình phun thuốc cho mía, mì thì chỉ được 2 ha/ngày. Nhưng từ ngày có máy phun thuốc gắn trên xe máy của anh Bình, việc phun thuốc nhàn hẳn, chỉ cần 1 giờ đồng hồ là phun xong 1 ha, lại đỡ bị thuốc bám vào người. Chiếc máy cắt hom giống cây mì cũng vậy, vừa an toàn, vừa nhanh hơn 7-10 lần chặt thủ công. Tôi thấy những sáng chế của anh Bình rất hữu ích, giá cả cũng phải chăng, phù hợp với túi tiền của người nông dân”.

Nhận xét về những sáng chế của “hai lúa” Phạm Văn Bình, ông Nguyễn Đình Nhung-Chủ tịch Hội Nông dân huyện Krông Pa-cho biết: “Anh Bình luôn tích cực tham gia các phong trào và là hội viên nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của huyện. Đặc biệt, anh Bình rất chịu khó tìm tòi, nghiên cứu và đã sáng chế được nhiều máy móc hữu ích hỗ trợ cho người nông dân. Các sáng chế của anh Bình đã được nhiều nông dân ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, giải phóng sức lao động, tăng năng suất. Điều này càng có ý nghĩa khi giúp nông dân thay đổi phương thức sản xuất truyền thống sang cơ giới hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Hy vọng thời gian đến, anh Bình sẽ tiếp tục nghiên cứu và sáng chế thêm các loại máy móc giúp ích cho nông dân”.

Có thể bạn quan tâm

Người dệt chuyện đời trên thổ cẩm

Người dệt chuyện đời trên thổ cẩm

(GLO)- Những chuyện kể về tháng ngày dân làng đoàn kết một lòng chống giặc, chuyện mùa gặt trên nương rẫy hay ngày làng có lễ hội… đều được nghệ nhân Rơ Châm Monh (làng Kép 2, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) tạo thành hoa văn trên thổ cẩm.
Kiến tạo phát triển từ tầm nhìn quy hoạch

Kiến tạo phát triển từ tầm nhìn quy hoạch

(GLO)- Không chỉ giúp hoạch định chính sách và kiến tạo động lực phát triển, quy hoạch tỉnh còn được xem như một chỉ dẫn quan trọng để định vị những giá trị, cơ hội cũng như xác định những thách thức trong tương lai.
Công ty Phát triển thủy điện Sê San: Nỗ lực hoàn thành mục tiêu đề ra

Công ty Phát triển thủy điện Sê San: Nỗ lực hoàn thành mục tiêu đề ra

(GLO)- Nhờ bám sát chủ trương, nhiệm vụ do Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao cùng sự nỗ lực, quyết tâm của tập thể lãnh đạo và người lao động, Công ty Phát triển thủy điện Sê San đã đạt và vượt các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh, đảm bảo duy trì sản xuất điện an toàn, liên tục.

Người thầy giữa đại ngàn

Người thầy giữa đại ngàn

(GLO)- Hè năm 2004, bản thảo tiểu thuyết “Màu rừng ruộng” của tôi đang giữa chừng thì tắc mạch. Sau chuyến đi Buôn Đôn, tôi đã được dũng sĩ săn voi Ama Kông “vẽ đường” cho nhân vật Y Than.

Năng lượng tái tạo: Đòn bẩy tăng trưởng xanh

Năng lượng tái tạo: Đòn bẩy tăng trưởng xanh

(GLO)- Trong định hướng phát triển, Gia Lai xác định năng lượng tái tạo là một trong những trụ cột của ngành công nghiệp. Với định hướng đó, tỉnh đã và đang phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo, hướng đến tăng trưởng xanh.
Bác sĩ về làng

Bác sĩ về làng

(GLO)- “Ơi bà con, ngày mai có đoàn bác sĩ của tỉnh xuống thăm khám sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em trong làng. Bà con đến Nhà văn hóa cộng đồng để được thăm khám nhé”-chị Hrac-cán bộ y tế làng Amil (xã Ayun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) trực tiếp đến từng nhà thông báo.
Liên kết để phát triển

Liên kết để phát triển

(GLO)- Liên kết để phát triển là vấn đề xưa cũ, nhưng gần đây được nhắc đến nhiều. Liên kết là mối quan tâm của nhiều tỉnh, nhiều vùng để vực dậy, phát huy tiềm lực kinh tế-xã hội.
Ia Grai quyết tâm phát triển toàn diện

Ia Grai quyết tâm phát triển toàn diện

(GLO)- Năm 2023, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, UBND huyện cùng sự nỗ lực của các ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp và người dân, huyện Ia Grai đã đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế-xã hội đề ra.

Chư Păh đẩy mạnh thực hiện “3 đột phá”

Chư Păh đẩy mạnh thực hiện “3 đột phá”

(GLO)- Năm 2023, Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc huyện Chư Păh đã đoàn kết, chung sức, đồng lòng nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra. Đây là tiền đề quan trọng để địa phương có sự bứt phá mạnh mẽ trong năm 2024 và giai đoạn 2021-2025.

Nối dài những đường tơ

Nối dài những đường tơ

(GLO)- Kết nối những giá trị vượt thời gian của thổ cẩm Tây Nguyên vào thời trang, nhà thiết kế (NTK) Minh Hạnh đã khiến thổ cẩm thăng hoa trên các sàn diễn trong nước và quốc tế hàng thập kỷ qua.
Hiện thực hóa khát vọng trở thành vùng động lực Tây Nguyên

Hiện thực hóa khát vọng trở thành vùng động lực Tây Nguyên

(GLO)- Gia Lai phấn đấu đến năm 2045 sẽ trở thành “Cao nguyên sinh thái, thể thao và sức khỏe”; trở thành điểm đến xanh, giàu bản sắc vì mục tiêu sức khỏe con người; đưa du lịch trở thành ngành kinh tế xanh, bền vững, đưa Gia Lai trở thành điểm đến hấp dẫn trên cao nguyên Pleiku, Kon Hà Nừng.
Phát huy nội lực xây dựng Chư Prông giàu mạnh

Phát huy nội lực xây dựng Chư Prông giàu mạnh

(GLO)- Năm 2023, huyện Chư Prông đã hoàn thành và vượt 21/21 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội đề ra. Đây là tiền đề quan trọng để huyện đặt ra những mục tiêu phấn đấu trong năm 2024, góp phần hoàn thành mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025.