Bảo tồn giá trị rừng thông Đak Đoa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Rừng thông Đak Đoa nằm dọc theo đường Phan Đình Phùng (thị trấn Đak Đoa) và một phần thuộc địa phận xã Glar (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai), cách TP. Pleiku khoảng 20 km.

Khoảng đầu tháng 11 hàng năm, nơi này thu hút hàng ngàn lượt người đến tham quan, thưởng ngoạn. Không chỉ có cảnh quan đẹp, môi trường trong lành, khí hậu mát mẻ mà nơi đây còn hội tụ những giá trị thiên nhiên, văn hóa, thẩm mỹ và lịch sử.

Bạt ngàn thông xanh

Theo lời kể của ông Nguyễn Hữu Thọ-Bí thư Huyện ủy Đak Đoa, người “bén duyên” với vùng đất này từ những năm 70 của thế kỷ trước: Khu vực rừng thông bây giờ là vùng “đất chết” của hơn 50 năm về trước. Lúc bấy giờ, Sư đoàn bộ binh số 4 của Mỹ đặt Bộ chỉ huy tại căn cứ Enari dưới chân núi Hàm Rồng. Để bảo vệ căn cứ này, quân đội Mỹ đã phun, rải chất diệt cỏ, khai quang, tàn diệt toàn bộ thảm thực vật bao quanh căn cứ, tạo vành đai trắng nhằm phát hiện, ngăn chặn sự xâm nhập, tấn công từ bên ngoài. Hơn 500 ha đất của khu rừng thông này nằm trong vành đai trắng, không có một loài cây, cọng cỏ nào mọc lên được. Người dân địa phương gọi nơi này là vùng “đất chết”.

Rừng thông Đak Đoa nhìn từ trên cao. Ảnh: Phạm Quý

Rừng thông Đak Đoa nhìn từ trên cao. Ảnh: Phạm Quý

Ngay sau ngày thống nhất đất nước, vùng đất được hồi sinh từ phong trào khai hoang, phục hóa, mở rộng diện tích cây trồng của huyện Mang Yang ngày ấy. Cây thông được chọn để trồng vì vừa cải tạo được đất vừa ngăn chặn ô nhiễm môi trường và tạo cảnh quan. Các xã trong huyện đều thành lập tổ, đội thanh niên xung kích làm nòng cốt, đi đầu trong phong trào lao động, ra sức vỡ hoang, khai phá đất, lấp hàng trăm hố bom mìn, khai phá hàng trăm héc ta đất để trồng thông. Chỉ trong 3 năm, từ vùng đất trống đồi trọc, một cánh rừng thông xanh non đã hiện hữu. Ngày nay, nhìn rừng thông, chủ yếu là thông hai lá, ba lá phủ xanh một vùng trời Đak Đoa, ít ai hình dung được rằng nơi này đã từng hứng chịu sự tàn phá của bom đạn và chất độc da cam.

Rừng thông Đak Đoa rất đa dạng, phong phú. Những cây thông mọc trên vạt đất xấu lại có dáng hình bonsai, đẹp lạ thường, thu hút đông đảo người dân và du khách đến chiêm ngưỡng, khám phá. Buổi sáng, những cây thông lấp ló, lúc ẩn, lúc hiện trong màn sương trắng, đẹp như tranh. Khi mặt trời lên, những tia nắng xuyên qua từng tàng cây, nhẹ nhàng rọi vào đám cỏ dại, để lại những vết loang trên mặt cỏ, đẹp lung linh. Chiều về, thông lại vi vu theo gió nghe như tiếng đồng vọng của gió núi, cây rừng. Rừng thông ngày nay đã khác hẳn xưa, nó không chỉ là nơi tham quan, cắm trại, dã ngoại, tổ chức các sự kiện và lễ hội cho người dân trong tỉnh mà còn là “lá phổi xanh” của huyện Đak Đoa và cả khu vực phía Đông TP. Pleiku.

Miên man cỏ hồng

Rừng thông Đak Đoa không chỉ thông mà có rất nhiều cỏ hồng, nằm nghiêng mình dưới những gốc thông già. Đẹp nhất vào lúc hừng đông, khi sương mai còn đọng trên những cọng cỏ, long lanh như ngọc, ánh mặt trời chiếu vào vừa đủ độ sáng cho những chiếc lá cựa mình khoe sắc, với đủ sắc màu: xanh, lam, hồng, tím, vàng... do độ sáng của mặt trời, gió, nhiệt độ khác nhau ở mỗi thời điểm. Nổi bật nhất vẫn là màu hồng. Buổi chiều càng lung linh hơn. Màu hồng của ánh hoàng hôn hòa cùng màu đỏ của đất bazan và màu xanh của cỏ cây tạo thành bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.

Cỏ hồng nằm nghiêng dưới những gốc thông già. Ảnh: Huỳnh Bảo

Cỏ hồng nằm nghiêng dưới những gốc thông già. Ảnh: Huỳnh Bảo

Cỏ hồng là một loài cỏ dại, thường mọc ở những thung lũng, sườn đồi, có vòng đời ngắn, thuộc loài thực vật chóng tàn. Cỏ hồng ở rừng thông Đak Đoa thấp, mọc thành từng khóm và bám sát mặt đất, gốc như lông heo nên người địa phương gọi là cỏ lông heo, hình dáng nhỏ xinh, bao phủ cả một thung lũng hay sườn đồi, ở những nơi quang đãng kết thành những vạt cỏ màu hồng rung rinh theo gió, chạy xa tít chân trời.

Theo lời của anh Huỳnh Văn Ba (thôn 4, xã Glar), ngày trước, rừng mới trồng, thông chưa cao lớn, cỏ mọc nhiều, nơi đây thành đồng cỏ, người dân tận dụng để chăn thả các loại gia súc. Từ khi huyện ban hành chủ trương bảo vệ rừng thông, phát triển du lịch, đồi cỏ hồng dần được hình thành và ngày càng đẹp hơn, thu hút đông đảo người dân cùng du khách đến dã ngoại, cắm trại, chụp hình.

Rừng thông và đồi cỏ hồng Đak Đoa hòa quyện vào nhau thành một cảnh đẹp của cao nguyên Gia Lai. Đồi cỏ hồng tăng thêm vẻ đẹp thơ mộng cho rừng thông, ngược lại, rừng thông góp cho đồi cỏ hồng thêm nét đẹp duyên dáng, lãng mạn và quyến rũ. Đây là địa điểm lý tưởng cho những cặp đôi, khách du lịch và những người yêu mến thiên nhiên.

Rừng thông Đak Đoa hiện chỉ còn trên 10 ha, số diện tích còn lại đã giao cho chủ đầu tư để làm các dự án kinh tế với cam kết không làm mất rừng. Vì vậy, ngành chức năng và chính quyền địa phương cần chú trọng bảo tồn khu vực rừng thông để nơi đây mãi là cảnh đẹp hấp dẫn du khách.

Có thể bạn quan tâm

Người dệt chuyện đời trên thổ cẩm

Người dệt chuyện đời trên thổ cẩm

(GLO)- Những chuyện kể về tháng ngày dân làng đoàn kết một lòng chống giặc, chuyện mùa gặt trên nương rẫy hay ngày làng có lễ hội… đều được nghệ nhân Rơ Châm Monh (làng Kép 2, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) tạo thành hoa văn trên thổ cẩm.
Kiến tạo phát triển từ tầm nhìn quy hoạch

Kiến tạo phát triển từ tầm nhìn quy hoạch

(GLO)- Không chỉ giúp hoạch định chính sách và kiến tạo động lực phát triển, quy hoạch tỉnh còn được xem như một chỉ dẫn quan trọng để định vị những giá trị, cơ hội cũng như xác định những thách thức trong tương lai.
Công ty Phát triển thủy điện Sê San: Nỗ lực hoàn thành mục tiêu đề ra

Công ty Phát triển thủy điện Sê San: Nỗ lực hoàn thành mục tiêu đề ra

(GLO)- Nhờ bám sát chủ trương, nhiệm vụ do Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao cùng sự nỗ lực, quyết tâm của tập thể lãnh đạo và người lao động, Công ty Phát triển thủy điện Sê San đã đạt và vượt các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh, đảm bảo duy trì sản xuất điện an toàn, liên tục.

Người thầy giữa đại ngàn

Người thầy giữa đại ngàn

(GLO)- Hè năm 2004, bản thảo tiểu thuyết “Màu rừng ruộng” của tôi đang giữa chừng thì tắc mạch. Sau chuyến đi Buôn Đôn, tôi đã được dũng sĩ săn voi Ama Kông “vẽ đường” cho nhân vật Y Than.

Năng lượng tái tạo: Đòn bẩy tăng trưởng xanh

Năng lượng tái tạo: Đòn bẩy tăng trưởng xanh

(GLO)- Trong định hướng phát triển, Gia Lai xác định năng lượng tái tạo là một trong những trụ cột của ngành công nghiệp. Với định hướng đó, tỉnh đã và đang phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo, hướng đến tăng trưởng xanh.
Bác sĩ về làng

Bác sĩ về làng

(GLO)- “Ơi bà con, ngày mai có đoàn bác sĩ của tỉnh xuống thăm khám sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em trong làng. Bà con đến Nhà văn hóa cộng đồng để được thăm khám nhé”-chị Hrac-cán bộ y tế làng Amil (xã Ayun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) trực tiếp đến từng nhà thông báo.
“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

(GLO)- Dù mới học lớp 5 và chưa từng qua trường lớp đào tạo nào về cơ khí nhưng ông Phạm Văn Bình (SN 1978, thôn Hưng Hà, xã Phú Cần, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã sáng chế nhiều máy nông nghiệp giúp người nông dân giảm chi phí nhân công, tăng năng suất lao động.
Ia Grai quyết tâm phát triển toàn diện

Ia Grai quyết tâm phát triển toàn diện

(GLO)- Năm 2023, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, UBND huyện cùng sự nỗ lực của các ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp và người dân, huyện Ia Grai đã đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế-xã hội đề ra.

Chư Păh đẩy mạnh thực hiện “3 đột phá”

Chư Păh đẩy mạnh thực hiện “3 đột phá”

(GLO)- Năm 2023, Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc huyện Chư Păh đã đoàn kết, chung sức, đồng lòng nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra. Đây là tiền đề quan trọng để địa phương có sự bứt phá mạnh mẽ trong năm 2024 và giai đoạn 2021-2025.

Nối dài những đường tơ

Nối dài những đường tơ

(GLO)- Kết nối những giá trị vượt thời gian của thổ cẩm Tây Nguyên vào thời trang, nhà thiết kế (NTK) Minh Hạnh đã khiến thổ cẩm thăng hoa trên các sàn diễn trong nước và quốc tế hàng thập kỷ qua.
Hiện thực hóa khát vọng trở thành vùng động lực Tây Nguyên

Hiện thực hóa khát vọng trở thành vùng động lực Tây Nguyên

(GLO)- Gia Lai phấn đấu đến năm 2045 sẽ trở thành “Cao nguyên sinh thái, thể thao và sức khỏe”; trở thành điểm đến xanh, giàu bản sắc vì mục tiêu sức khỏe con người; đưa du lịch trở thành ngành kinh tế xanh, bền vững, đưa Gia Lai trở thành điểm đến hấp dẫn trên cao nguyên Pleiku, Kon Hà Nừng.
Phát huy nội lực xây dựng Chư Prông giàu mạnh

Phát huy nội lực xây dựng Chư Prông giàu mạnh

(GLO)- Năm 2023, huyện Chư Prông đã hoàn thành và vượt 21/21 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội đề ra. Đây là tiền đề quan trọng để huyện đặt ra những mục tiêu phấn đấu trong năm 2024, góp phần hoàn thành mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025.

Đức Cơ vững vàng nơi biên giới

Đức Cơ vững vàng nơi biên giới

(GLO)- Phát huy lợi thế của địa phương có Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh thông thương sang nước bạn Campuchia, huyện Đức Cơ đang nỗ lực phát triển kinh tế-xã hội, vững vàng nơi biên giới. 

Dạo rừng ngày xuân

Dạo rừng ngày xuân

(GLO)- 

Một chuyến về với rừng già trong dịp xuân này có lẽ sẽ là gợi ý hay dành cho những ai muốn tìm kiếm sự yên tĩnh gần như tuyệt đối từ khung cảnh xung quanh.

Đọc thơ trên đất Mỹ

Đọc thơ trên đất Mỹ

(GLO)- Năm 2000, tôi, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ cùng nhà văn Tô Đức Chiêu được mời sang Mỹ giao lưu với các bạn cựu chiến binh tại Trung tâm William Joiner (Đại học Massachusetts, Boston).