Liên kết để phát triển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Liên kết để phát triển là vấn đề xưa cũ, nhưng gần đây được nhắc đến nhiều. Liên kết là mối quan tâm của nhiều tỉnh, nhiều vùng để vực dậy, phát huy tiềm lực kinh tế-xã hội.

Gia Lai là tỉnh trung tâm ở Bắc Tây Nguyên, có liên kết dọc ngang với duyên hải miền Trung và Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam; có liên kết rừng-biển, liên kết nội vùng. Đánh thức tiềm năng, lợi thế này ngay từ bây giờ là cơ hội thực hiện thành công Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 6-10-2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, hoàn thành những mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, đặc biệt là hiện thực Quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 vừa được Chính phủ phê duyệt.

Du khách khám phá thác 50 (huyện Kbang). Ảnh: Hoàng Ngọc

Du khách khám phá thác 50 (huyện Kbang). Ảnh: Hoàng Ngọc

Thực tiễn phát triển đặt ra vấn đề: Một địa phương, một tỉnh không thể phát huy tối đa lợi thế, hiệu quả của khoa học công nghệ, hạ tầng, nguồn nhân lực; hay tự giải quyết hạn chế, bất cập như ô nhiễm môi trường, lãng phí nguồn lực; hoặc sự giẫm đạp lợi thế của nhau, chạy theo lợi ích trước mắt… Thực tiễn đòi hỏi từng địa phương, từng vùng phải đẩy mạnh liên kết, hỗ trợ nhau, phát huy tiềm năng, tránh “mạnh ai nấy làm”, thiếu định hướng dài hạn. Người dân Gia Lai nói riêng, Tây Nguyên nói chung thấm thía bài học đua nhau trồng cà phê, hồ tiêu, cao su khi nó được giá, thiếu tầm nhìn thị trường và tính khoa học, nên không đo lường hết hậu quả. Vì thế, sau một thời gian phải trả giá khá đắt.

Gia Lai vừa được Chính phủ phê duyệt Quy hoạch vùng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, với mục tiêu là xây dựng tỉnh thành cao nguyên sinh thái, thể thao và sức khỏe. Theo đó, đến năm 2030, Gia Lai phát triển nhanh, hiệu quả bền vững: là trung tâm khu vực Bắc Tây Nguyên, là vùng động lực trong khu vực Tam giác phát triển; là tỉnh tiên phong trong vùng về chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, dựa trên cách mạng công nghiệp 4.0 gắn với chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn hiện đại và hội nhập.

Hình thành các mô hình nông nghiệp sinh thái hiện đại, thông minh, nông nghiệp hữu cơ có thương hiệu. Ưu tiên phát triển ngành nông nghiệp thân thiện môi trường. Phát triển dịch vụ logistics, khoa học công nghệ để xây dựng các chuỗi sản phẩm nông nghiệp. Chú trọng phát triển các nguồn năng lượng tái tạo. Phát triển kinh tế rừng gắn với phục hồi hệ sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học, tạo sinh kế cho người dân. Đưa du lịch trở thành nền kinh tế xanh, bền vững, đưa Gia Lai trở thành điểm đến hấp dẫn của Tây Nguyên.

Xây dựng năng lực đổi mới, sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo. Phát triển kinh tế đi đôi với xây dựng bản sắc văn hóa Gia Lai, trọng tâm là con người Gia Lai, chăm lo đời sống đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa. Bảo đảm quốc phòng, giữ vững an ninh trật tự, cuộc sống bình yên cho Nhân dân.

Đưa du lịch trở thành nền kinh tế xanh, bền vững, đưa Gia Lai trở thành điểm đến hấp dẫn của Tây Nguyên.

Đưa du lịch trở thành nền kinh tế xanh, bền vững, đưa Gia Lai trở thành điểm đến hấp dẫn của Tây Nguyên.

Để phát triển bền vững, cần có hạ tầng đồng bộ và kết nối, như đường cao tốc Quy Nhơn-Pleiku-Lệ Thanh; mở rộng Cảng Hàng không Pleiku; phát triển hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, dịch vụ logistics, thúc đẩy chuyển đổi số. Thành phố Pleiku liên kết với TP. Kon Tum để trở thành trung tâm động lực kinh tế-xã hội tiểu vùng Bắc Tây Nguyên. Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh là mắt xích logistics, văn hóa, du lịch quan trọng trong hành lang xuyên Á Đông-Tây, cửa ngõ kết nối Nam Trung Bộ-Tam giác phát triển. Ngành du lịch tập trung đầu tư phát triển sản phẩm: du lịch nghỉ dưỡng-chữa bệnh-chăm sóc sức khỏe-thể thao; du lịch sinh thái-mạo hiểm; du lịch văn hóa-di tích lịch sử…

Cơ chế chính sách là tăng cường liên kết với các nước Campuchia, Lào, Thái Lan trong xuất-nhập khẩu hàng hóa, đầu tư vào Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh. Thiết lập mối quan hệ mới với một số tỉnh, thành phố trong nước đang có thế mạnh trong hợp tác phát triển kinh tế, chuyển giao công nghệ, giao lưu văn hóa như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng.

Mở rộng hợp tác với các nước và tổ chức quốc tế. Phối hợp phát triển du lịch giữa Gia Lai với các tỉnh lân cận và các tỉnh Tây Nguyên. Hợp tác kết nối với các tỉnh Tây Nguyên trong phát triển công nghiệp chế biến nông sản, xây dựng vùng nguyên liệu chung, trồng và chế biến sản phẩm từ cây công nghiệp như cao su, cà phê; cây dược liệu, cây ăn quả; chăn nuôi đại gia súc như bò thịt, bò sữa; trồng và bảo vệ rừng.

Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh là mắt xích logistics, văn hóa, du lịch quan trọng trong hành lang xuyên Á Đông-Tây, cửa ngõ kết nối Nam Trung Bộ-Tam giác phát triển. Ảnh: Đức Thụy

Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh là mắt xích logistics, văn hóa, du lịch quan trọng trong hành lang xuyên Á Đông-Tây, cửa ngõ kết nối Nam Trung Bộ-Tam giác phát triển. Ảnh: Đức Thụy

Mục tiêu lớn, nhiệm vụ nặng nề, thời gian thực hiện không dài, trong khi nguồn lực của tỉnh còn hạn chế. Vì vậy đòi hỏi các ngành, các cấp và từng cá nhân nỗ lực, sáng tạo, thực hiện quyết liệt trong từng nhiệm vụ. Cả hệ thống chính trị đồng tâm nhất trí thực hiện mục tiêu chung vì sự thịnh vượng và an lành của người dân, chắc chắn mục tiêu mà chúng ta đề ra sẽ sớm thành hiện thực.

Có thể bạn quan tâm

Người dệt chuyện đời trên thổ cẩm

Người dệt chuyện đời trên thổ cẩm

(GLO)- Những chuyện kể về tháng ngày dân làng đoàn kết một lòng chống giặc, chuyện mùa gặt trên nương rẫy hay ngày làng có lễ hội… đều được nghệ nhân Rơ Châm Monh (làng Kép 2, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) tạo thành hoa văn trên thổ cẩm.
Kiến tạo phát triển từ tầm nhìn quy hoạch

Kiến tạo phát triển từ tầm nhìn quy hoạch

(GLO)- Không chỉ giúp hoạch định chính sách và kiến tạo động lực phát triển, quy hoạch tỉnh còn được xem như một chỉ dẫn quan trọng để định vị những giá trị, cơ hội cũng như xác định những thách thức trong tương lai.
Công ty Phát triển thủy điện Sê San: Nỗ lực hoàn thành mục tiêu đề ra

Công ty Phát triển thủy điện Sê San: Nỗ lực hoàn thành mục tiêu đề ra

(GLO)- Nhờ bám sát chủ trương, nhiệm vụ do Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao cùng sự nỗ lực, quyết tâm của tập thể lãnh đạo và người lao động, Công ty Phát triển thủy điện Sê San đã đạt và vượt các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh, đảm bảo duy trì sản xuất điện an toàn, liên tục.

Người thầy giữa đại ngàn

Người thầy giữa đại ngàn

(GLO)- Hè năm 2004, bản thảo tiểu thuyết “Màu rừng ruộng” của tôi đang giữa chừng thì tắc mạch. Sau chuyến đi Buôn Đôn, tôi đã được dũng sĩ săn voi Ama Kông “vẽ đường” cho nhân vật Y Than.

Năng lượng tái tạo: Đòn bẩy tăng trưởng xanh

Năng lượng tái tạo: Đòn bẩy tăng trưởng xanh

(GLO)- Trong định hướng phát triển, Gia Lai xác định năng lượng tái tạo là một trong những trụ cột của ngành công nghiệp. Với định hướng đó, tỉnh đã và đang phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo, hướng đến tăng trưởng xanh.
Bác sĩ về làng

Bác sĩ về làng

(GLO)- “Ơi bà con, ngày mai có đoàn bác sĩ của tỉnh xuống thăm khám sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em trong làng. Bà con đến Nhà văn hóa cộng đồng để được thăm khám nhé”-chị Hrac-cán bộ y tế làng Amil (xã Ayun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) trực tiếp đến từng nhà thông báo.
“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

(GLO)- Dù mới học lớp 5 và chưa từng qua trường lớp đào tạo nào về cơ khí nhưng ông Phạm Văn Bình (SN 1978, thôn Hưng Hà, xã Phú Cần, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã sáng chế nhiều máy nông nghiệp giúp người nông dân giảm chi phí nhân công, tăng năng suất lao động.
Ia Grai quyết tâm phát triển toàn diện

Ia Grai quyết tâm phát triển toàn diện

(GLO)- Năm 2023, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, UBND huyện cùng sự nỗ lực của các ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp và người dân, huyện Ia Grai đã đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế-xã hội đề ra.

Chư Păh đẩy mạnh thực hiện “3 đột phá”

Chư Păh đẩy mạnh thực hiện “3 đột phá”

(GLO)- Năm 2023, Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc huyện Chư Păh đã đoàn kết, chung sức, đồng lòng nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra. Đây là tiền đề quan trọng để địa phương có sự bứt phá mạnh mẽ trong năm 2024 và giai đoạn 2021-2025.

Nối dài những đường tơ

Nối dài những đường tơ

(GLO)- Kết nối những giá trị vượt thời gian của thổ cẩm Tây Nguyên vào thời trang, nhà thiết kế (NTK) Minh Hạnh đã khiến thổ cẩm thăng hoa trên các sàn diễn trong nước và quốc tế hàng thập kỷ qua.
Hiện thực hóa khát vọng trở thành vùng động lực Tây Nguyên

Hiện thực hóa khát vọng trở thành vùng động lực Tây Nguyên

(GLO)- Gia Lai phấn đấu đến năm 2045 sẽ trở thành “Cao nguyên sinh thái, thể thao và sức khỏe”; trở thành điểm đến xanh, giàu bản sắc vì mục tiêu sức khỏe con người; đưa du lịch trở thành ngành kinh tế xanh, bền vững, đưa Gia Lai trở thành điểm đến hấp dẫn trên cao nguyên Pleiku, Kon Hà Nừng.
Phát huy nội lực xây dựng Chư Prông giàu mạnh

Phát huy nội lực xây dựng Chư Prông giàu mạnh

(GLO)- Năm 2023, huyện Chư Prông đã hoàn thành và vượt 21/21 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội đề ra. Đây là tiền đề quan trọng để huyện đặt ra những mục tiêu phấn đấu trong năm 2024, góp phần hoàn thành mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025.

Đức Cơ vững vàng nơi biên giới

Đức Cơ vững vàng nơi biên giới

(GLO)- Phát huy lợi thế của địa phương có Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh thông thương sang nước bạn Campuchia, huyện Đức Cơ đang nỗ lực phát triển kinh tế-xã hội, vững vàng nơi biên giới. 

Dạo rừng ngày xuân

Dạo rừng ngày xuân

(GLO)- 

Một chuyến về với rừng già trong dịp xuân này có lẽ sẽ là gợi ý hay dành cho những ai muốn tìm kiếm sự yên tĩnh gần như tuyệt đối từ khung cảnh xung quanh.

Đọc thơ trên đất Mỹ

Đọc thơ trên đất Mỹ

(GLO)- Năm 2000, tôi, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ cùng nhà văn Tô Đức Chiêu được mời sang Mỹ giao lưu với các bạn cựu chiến binh tại Trung tâm William Joiner (Đại học Massachusetts, Boston).