Chư Păh đẩy mạnh thực hiện “3 đột phá”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Năm 2023, Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc huyện Chư Păh đã đoàn kết, chung sức, đồng lòng nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra. Đây là tiền đề quan trọng để địa phương có sự bứt phá mạnh mẽ trong năm 2024 và giai đoạn 2021-2025.

Nhiều chỉ tiêu quan trọng đạt và vượt

Năm 2023 là năm thứ 3 thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025. Vì vậy, UBND huyện Chư Păh đã chỉ đạo, điều hành quyết liệt, thống nhất, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội ngay từ đầu năm.

Nhờ đó, 16/17 chỉ tiêu kế hoạch năm của huyện đạt và vượt nghị quyết đề ra. Trong đó, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất (theo giá so sánh năm 2010) đạt 11,01%, tăng 0,26% so với năm 2022; tổng giá trị sản xuất thực hiện 8.185 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch; thu ngân sách hơn 106,811 tỷ đồng, đạt 108% dự toán; thu nhập bình quân đầu người đạt 50,5 triệu đồng, tăng 6,31% so với năm 2022. Giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp đạt 1.740 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch, tăng 14% so với năm 2022.

Chủ tịch UBND huyện Nay Kiên đánh giá: “Kết quả này có được là do một số ngành công nghiệp thế mạnh của địa phương như: sản xuất vật liệu xây dựng, sửa chữa máy móc thiết bị, thủy điện… được đầu tư đồng bộ hiện đại, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động địa phương”.

Ông Nay Kiên (đứng)-Chủ tịch UBND huyện Chư Păh và các Phó Chủ tịch UBND huyện chủ trì hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2024. Ảnh: U.N

Ông Nay Kiên (đứng)-Chủ tịch UBND huyện Chư Păh và các Phó Chủ tịch UBND huyện chủ trì hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2024. Ảnh: U.N

Năm 2023, toàn huyện có 20 doanh nghiệp thành lập mới, nâng tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn lên 193. Huyện cũng xem xét, tham gia ý kiến đối với 11 dự án đầu tư trên địa bàn.

Cùng với phát triển sản xuất, lĩnh vực du lịch, dịch vụ, kêu gọi thu hút đầu tư, nông nghiệp cũng có nhiều khởi sắc. Kết thúc năm 2023, toàn huyện gieo trồng được 26.936 ha cây trồng các loại. Huyện cũng triển khai có hiệu quả Dự án hỗ trợ xây dựng cánh đồng sản xuất lúa một giống chất lượng cao tại các xã: Nghĩa Hưng, Chư Đang Ya, Hòa Phú, Đak Tơ Ve, Hà Tây, Nghĩa Hòa và thị trấn Ia Ly.

Trong năm, huyện đã tái canh 288,6 ha cà phê. Các chính sách hỗ trợ nông dân sản xuất, liên kết sản xuất theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP… được triển khai kịp thời, hướng tới phát triển các sản phẩm nông nghiệp có truy xuất nguồn gốc để người tiêu dùng nhận diện và yên tâm lựa chọn sản phẩm của địa phương.

Trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo, y tế, thông tin-truyền thông, lao động-thương binh và xã hội, văn hóa-thể thao, phòng-chống dịch bệnh… huyện cũng đạt được những kết quả khả quan.

Đến cuối năm 2023, toàn huyện giảm 1,78% hộ nghèo, đạt kế hoạch đề ra. Hiện toàn huyện còn 1.488 hộ nghèo (chiếm 7,16%) và 3.524 hộ cận nghèo (chiếm 16,96%). Các vấn đề bức xúc xã hội, đơn thư khiếu nại được quan tâm giải quyết kịp thời ngay từ cơ sở. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững. Đây là những kết quả đáng mừng, cho thấy sự nỗ lực và quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong huyện.

Quyết tâm bứt phá trong năm 2024

Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2023, huyện tiếp tục đề ra các giải pháp phù hợp nhằm triển khai thực hiện đạt và vượt các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2024.

Trong đó, phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt 9,5% trở lên; tổng giá trị sản xuất đạt 8.962 tỷ đồng; thu ngân sách trên địa bàn đạt 80,5 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 53 triệu đồng; mức giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều là 1,7%; phấn đấu có 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số lên 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới; làng Phung (xã Ia Mơ Nông) phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 98,53%...

Một góc khu trung tâm hành chính huyện Chư Păh. Ảnh: Đ.T

Một góc khu trung tâm hành chính huyện Chư Păh. Ảnh: Đ.T

Bên cạnh đó, huyện sẽ đẩy mạnh các giải pháp thực hiện hiệu quả 3 khâu đột phá mà Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ VI (nhiệm kỳ 2020-2025) đề ra. Theo đó, huyện tiếp tục triển khai và nhân rộng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025; hình thành các chuỗi giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp; xây dựng các nhãn hiệu sản phẩm nông nghiệp, đẩy mạnh Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); phát triển nông nghiệp gắn với du lịch, mô hình hợp tác xã nông nghiệp gắn với du lịch nông thôn.

Đồng thời, đẩy mạnh thu hút đầu tư vào Cụm Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp xã Ia Khươl. Huyện cũng tiếp tục tập trung đẩy mạnh phát triển du lịch nông nghiệp. Phát huy lợi thế địa phương có nhiều cảnh đẹp, hấp dẫn như: Nhà máy Thủy điện Ia Ly, núi lửa Chư Đang Ya, thác Công chúa, làng du lịch xã Ia Mơ Nông, hàng thông trăm tuổi, chùa Bửu Minh... để phát triển du lịch, dịch vụ.

Nắng sớm trên đồi chè xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh. Ảnh: Hoàng Quốc Vĩnh

Nắng sớm trên đồi chè xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh. Ảnh: Hoàng Quốc Vĩnh

Khâu đột phá thứ ba là xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cũng được huyện xác định với các giải pháp tập trung đổi mới và thực hiện hiệu quả công tác đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển và chính sách cán bộ. Trong đó, chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn sâu trên một số lĩnh vực, trình độ sau đại học. Nâng cao chất lượng công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ có đức, có tài, có năng lực, đặc biệt là cán bộ nữ, cán bộ trẻ.

Đồng thời, huyện cũng xác định triển khai quyết liệt các giải pháp tạo lập nguồn thu ngân sách ổn định, lâu dài; đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, chống thất thu, trốn thuế, nợ đọng thuế ngay từ đầu năm. Chủ động xây dựng phương án bảo đảm nguồn thu cân đối ngân sách địa phương trong trường hợp bị ảnh hưởng lớn của giá cả so với dự toán.

Tăng cường kiểm soát, quản lý các hoạt động khai thác tài nguyên trên địa bàn; xử lý các hành vi vi phạm hành chính về khai thác tài nguyên, sử dụng đất… Tăng cường quản lý nhà nước, nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, xử lý các nguồn phát thải gây ô nhiễm.

Song song với đó, huyện tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; chú trọng công tác thực hành, rèn kỹ năng sống trong trường học. Giải quyết kịp thời các chính sách ưu đãi cho người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định; phát triển hệ thống an sinh xã hội hiệu quả, bền vững, bảo vệ nhóm yếu thế trong xã hội.

Tiếp tục nâng cao năng lực điều hành, trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành hoạt động của hệ thống hành chính các cấp.

Chú trọng phát triển kinh tế-xã hội gắn với xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân và thế trận lòng dân vững chắc.

Có thể bạn quan tâm

Người dệt chuyện đời trên thổ cẩm

Người dệt chuyện đời trên thổ cẩm

(GLO)- Những chuyện kể về tháng ngày dân làng đoàn kết một lòng chống giặc, chuyện mùa gặt trên nương rẫy hay ngày làng có lễ hội… đều được nghệ nhân Rơ Châm Monh (làng Kép 2, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) tạo thành hoa văn trên thổ cẩm.
Kiến tạo phát triển từ tầm nhìn quy hoạch

Kiến tạo phát triển từ tầm nhìn quy hoạch

(GLO)- Không chỉ giúp hoạch định chính sách và kiến tạo động lực phát triển, quy hoạch tỉnh còn được xem như một chỉ dẫn quan trọng để định vị những giá trị, cơ hội cũng như xác định những thách thức trong tương lai.
Công ty Phát triển thủy điện Sê San: Nỗ lực hoàn thành mục tiêu đề ra

Công ty Phát triển thủy điện Sê San: Nỗ lực hoàn thành mục tiêu đề ra

(GLO)- Nhờ bám sát chủ trương, nhiệm vụ do Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao cùng sự nỗ lực, quyết tâm của tập thể lãnh đạo và người lao động, Công ty Phát triển thủy điện Sê San đã đạt và vượt các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh, đảm bảo duy trì sản xuất điện an toàn, liên tục.

Người thầy giữa đại ngàn

Người thầy giữa đại ngàn

(GLO)- Hè năm 2004, bản thảo tiểu thuyết “Màu rừng ruộng” của tôi đang giữa chừng thì tắc mạch. Sau chuyến đi Buôn Đôn, tôi đã được dũng sĩ săn voi Ama Kông “vẽ đường” cho nhân vật Y Than.

Năng lượng tái tạo: Đòn bẩy tăng trưởng xanh

Năng lượng tái tạo: Đòn bẩy tăng trưởng xanh

(GLO)- Trong định hướng phát triển, Gia Lai xác định năng lượng tái tạo là một trong những trụ cột của ngành công nghiệp. Với định hướng đó, tỉnh đã và đang phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo, hướng đến tăng trưởng xanh.
Bác sĩ về làng

Bác sĩ về làng

(GLO)- “Ơi bà con, ngày mai có đoàn bác sĩ của tỉnh xuống thăm khám sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em trong làng. Bà con đến Nhà văn hóa cộng đồng để được thăm khám nhé”-chị Hrac-cán bộ y tế làng Amil (xã Ayun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) trực tiếp đến từng nhà thông báo.
“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

(GLO)- Dù mới học lớp 5 và chưa từng qua trường lớp đào tạo nào về cơ khí nhưng ông Phạm Văn Bình (SN 1978, thôn Hưng Hà, xã Phú Cần, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã sáng chế nhiều máy nông nghiệp giúp người nông dân giảm chi phí nhân công, tăng năng suất lao động.
Ia Grai quyết tâm phát triển toàn diện

Ia Grai quyết tâm phát triển toàn diện

(GLO)- Năm 2023, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, UBND huyện cùng sự nỗ lực của các ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp và người dân, huyện Ia Grai đã đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế-xã hội đề ra.

Nối dài những đường tơ

Nối dài những đường tơ

(GLO)- Kết nối những giá trị vượt thời gian của thổ cẩm Tây Nguyên vào thời trang, nhà thiết kế (NTK) Minh Hạnh đã khiến thổ cẩm thăng hoa trên các sàn diễn trong nước và quốc tế hàng thập kỷ qua.
Hiện thực hóa khát vọng trở thành vùng động lực Tây Nguyên

Hiện thực hóa khát vọng trở thành vùng động lực Tây Nguyên

(GLO)- Gia Lai phấn đấu đến năm 2045 sẽ trở thành “Cao nguyên sinh thái, thể thao và sức khỏe”; trở thành điểm đến xanh, giàu bản sắc vì mục tiêu sức khỏe con người; đưa du lịch trở thành ngành kinh tế xanh, bền vững, đưa Gia Lai trở thành điểm đến hấp dẫn trên cao nguyên Pleiku, Kon Hà Nừng.
Phát huy nội lực xây dựng Chư Prông giàu mạnh

Phát huy nội lực xây dựng Chư Prông giàu mạnh

(GLO)- Năm 2023, huyện Chư Prông đã hoàn thành và vượt 21/21 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội đề ra. Đây là tiền đề quan trọng để huyện đặt ra những mục tiêu phấn đấu trong năm 2024, góp phần hoàn thành mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025.