Tự nguyện “chịu thiệt” vì cộng đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Người nông dân thời đại 4.0 không chỉ biết làm giàu cho mình mà còn sẵn sàng cống hiến vì lợi ích chung, vì cộng đồng.

Những lá đơn tự nguyện của họ như luồng gió ngọt lành thổi vào chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh đang diễn ra sôi động tại các địa phương trong tỉnh.

“Mất 1 nhưng lợi 10”

Đó là chia sẻ của nhiều người dân khi tham gia hiến đất, tháo dỡ vật kiến trúc, đóng góp ngày công làm đường trong chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh tại huyện Phú Thiện. Không ngần ngại cho đi “tấc vàng”, người dân đang cùng chính quyền địa phương mang tới một diện mạo mới cho giao thông nông thôn, góp phần sớm hoàn thành các tiêu chí huyện nông thôn mới.

Đến nay, anh Ksor Suát (buôn Chư Knông, xã Ia Hiao) đã hiến tổng cộng hơn 100 m2 đất của gia đình để làm đường giao thông. Anh tâm sự: “Cách đây 7 năm, khi tuyến đường được làm lần đầu với chiều rộng 3 m, gia đình đã hiến 30 m2 đất. Giờ đây, đường mở rộng lên 7 m, gia đình tiếp tục dỡ bỏ hàng rào lưới B40, chặt bỏ một số cây ăn quả lâu năm để hiến 80 m2 đất. Gia đình còn nhiều khó khăn nên nếu nói không tiếc thì là nói dối. Nhưng mình phải nhìn rộng ra, con đường được mở rộng thì bà con trong buôn cùng hưởng lợi, xe chở nông sản, vật liệu xây dựng lưu thông an toàn. Vậy là được chứ không phải mất”.

Anh Ksor Suát (bìa phải, buôn Chư Knông, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện) lùi hàng rào, hiến 80 m2 đất để làm đường giao thông nông thôn. Ảnh: N.H

Anh Ksor Suát (bìa phải, buôn Chư Knông, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện) lùi hàng rào, hiến 80 m2 đất để làm đường giao thông nông thôn. Ảnh: N.H

Tương tự, ông Trần Công Hoan (tổ 3, thị trấn Phú Thiện) đã làm đơn hiến đất, tháo dỡ vật kiến trúc trên diện tích 105 m2 khi thị trấn triển khai xây dựng đường Trường Chinh. Ông còn vận động 2 hộ dân cùng tuyến đường hiến phần đất tương tự. Lá đơn tự nguyện hiến đất của ông đã được đăng tải, chia sẻ rộng rãi trên các trang web của huyện, thị trấn và các ban, ngành, đoàn thể để làm gương cho các hộ khác noi theo.

Ông Hoan cho rằng: “Muốn vận động người dân hiến đất làm đường, bên cạnh huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị thì phải tranh thủ tiếng nói của người có uy tín ở địa phương. Với những trường hợp cá biệt, phải phân tích cái lợi, đánh thức sự chia sẻ tự nhiên, lòng tốt trong mỗi người. Mất 1 nhưng lợi 10. Hiểu được điều đó, người dân sẽ đồng thuận chung tay cùng chính quyền địa phương xây dựng đô thị văn minh”.

Khát vọng vươn lên

Những lá đơn tự nguyện xin thoát nghèo cũng đang thổi “luồng gió mới” trong phong trào xây dựng nông thôn mới tại các địa phương. Các hộ xin thoát nghèo chưa hẳn vì đã hết khó khăn, không cần sự giúp đỡ mà sâu trong suy nghĩ của họ là mong muốn tự mình vươn lên, nhường sự hỗ trợ cho những hộ có hoàn cảnh vất vả hơn. Đó chính là sự thay đổi lớn từ nhận thức đến hành động, xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

Gia đình anh Nay Đáy (buôn Rưng Ma Nhiu, xã Ia Rbol, thị xã Ayun Pa) thuộc diện hộ cận nghèo. Ra ở riêng sau khi lập gia đình cách đây 5 năm, không có ruộng rẫy, vợ chồng anh chỉ dựng được căn nhà tạm che mưa che nắng. Lần hồi tích góp được một số vốn, đầu năm 2023, anh chị làm đơn tự nguyện ra khỏi danh sách hộ cận nghèo. Từ số tiền có được, vợ chồng anh dựng căn nhà mới khang trang, làm nhà tiêu, nhà tắm hợp vệ sinh. “Tôi chỉ nghĩ đơn giản rằng, còn sức lao động thì không nên trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Vì vậy, tôi làm đơn xin ra khỏi danh sách hộ cận nghèo để nhường lại sự hỗ trợ cho các gia đình khác và cũng là để có động lực vươn lên làm giàu”-anh Đáy chia sẻ.

Là 1 trong 27 hộ thoát nghèo trong năm 2023, anh Rmah Nuor (buôn Biah B, xã Ia Tul, huyện Ia Pa) phấn khởi vì đây là động lực để gia đình vươn lên trong cuộc sống. Ảnh: N.H

Là 1 trong 27 hộ thoát nghèo trong năm 2023, anh Rmah Nuor (buôn Biah B, xã Ia Tul, huyện Ia Pa) phấn khởi vì đây là động lực để gia đình vươn lên trong cuộc sống. Ảnh: N.H

Anh Rmah Nuor (buôn Biah B, xã Ia Tul, huyện Ia Pa) cũng viết đơn xin thoát nghèo. Trong lá đơn xin ra khỏi danh sách hộ nghèo gửi UBND xã, anh Nuor thể hiện quyết tâm: “Bản thân tôi nghĩ, Nhà nước đã quan tâm, tạo điều kiện cho mình nhiều rồi, mình cũng phải nỗ lực vươn lên để không phụ lại sự tin tưởng, quan tâm ấy. Tôi đã được hỗ trợ nhà ở cách đây gần 10 năm, nay lại được hỗ trợ sinh kế làm phương tiện sản xuất nên tôi quyết định làm đơn xin ra khỏi hộ nghèo để giảm bớt gánh nặng cho xã hội và cũng là để tôi nỗ lực phấn đấu vươn lên”. Cuối năm 2023, gia đình anh là 1 trong 27 hộ thoát nghèo của xã.

Lan tỏa tinh thần vì cộng đồng

Năm 2023, thị trấn Phú Thiện triển khai xây dựng 3 tuyến đường gồm: Trường Chinh, Trần Phú và Chu Văn An nối dài. Đến thời điểm hiện tại, các tuyến đường đều cơ bản giải phóng xong mặt bằng. Ông Đinh Văn Chinh-Chủ tịch UBND thị trấn-thông tin: Đây là năm đầu tiên thị trấn triển khai giải phóng mặt bằng trong khu dân cư nên gặp phải nhiều khó khăn. Sự chênh lệch giữa giá đền bù của Nhà nước và giá thị trường khiến nhiều hộ dân khó chấp nhận. Trong bối cảnh đó, những lá đơn tự nguyện hiến đất, tự tháo dỡ vật kiến trúc để làm đường giao thông của những hộ dân như ông Hoan là vô cùng cần thiết và ý nghĩa, lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng.

Nhờ những việc làm tự nguyện tốt đẹp đó mà năm 2023, người dân thị trấn đã đồng thuận di dời 1.400 m hàng rào, trong đó có 95 m hàng rào xây kiên cố và hiến 5.337 m2 đất làm đường. Thị trấn phấn đấu trong giai đoạn 2021-2025 sẽ hoàn thành xây dựng mới 9 tuyến đường lớn và ít nhất mỗi tổ dân phố mở rộng 1 tuyến đường nội thị từ 3 m lên 5,5 m, trong đó 100% người dân tự nguyện hiến đất. Mục tiêu đến năm 2030, cơ bản hoàn thành các tuyến đường nội thị với chiều rộng 5,5 m, phấn đấu xây dựng đô thị văn minh thực chất, đời sống người dân được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần.

Các hộ dân tại thị trấn Phú Thiện đồng loạt dỡ bỏ hàng rào, hiến đất giải phóng mặt bằng để mở rộng đường nội thị. Ảnh: N.H

Các hộ dân tại thị trấn Phú Thiện đồng loạt dỡ bỏ hàng rào, hiến đất giải phóng mặt bằng để mở rộng đường nội thị. Ảnh: N.H

Theo bà Trần Thị Lệ Hằng-Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Phú Thiện, nhờ sự quan tâm của Nhà nước, sự chung sức đồng lòng của người dân, những tuyến đường nhỏ hẹp, lầy lội trước đây đang dần thay thế bằng những con đường khang trang, rộng rãi. Chỉ riêng năm 2023, Mặt trận các cấp đã vận động người dân hiến 15.583 m2 đất, đóng góp hơn 507 triệu đồng với 575 ngày công, đổ bê tông, rải nhựa tổng cộng hơn 5 km đường giao thông.

Chương trình xây dựng nông thôn mới tại thị xã Ayun Pa cũng nhận được sự hưởng ứng tích cực của người dân địa phương với hàng ngàn mét vuông đất đã được hiến, hàng tỷ đồng được đóng góp, hàng trăm ngày công được huy động. Nhờ đó mà năm 2020, thị xã đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục xây dựng nông thôn mới nâng cao, người dân thị xã đang nỗ lực phát triển kinh tế, đẩy mạnh công cuộc giảm nghèo. Đến cuối năm 2023, thị xã Ayun Pa còn 144 hộ nghèo, chiếm 1,44% và 357 hộ cận nghèo, chiếm 3,58%, giảm 108 hộ nghèo và 77 hộ so với đầu năm.

Bà Ksor H'Khuyên-Phó Chủ tịch UBND thị xã-khẳng định: Chính sách hỗ trợ người nghèo dù có bao nhiêu cũng chẳng đủ nếu tâm lý trông chờ, ỷ lại của người nghèo chưa được rũ bỏ. Những lá đơn tự nguyện thoát nghèo, cận nghèo đã “thắp lửa” cho ý chí tự lực vươn lên của đồng bào dân tộc tại chỗ. Đây chính là động lực để thị xã Ayun Pa triển khai hiệu quả 3 chương trình mục tiêu quốc gia, phấn đấu không còn hộ nghèo vào năm 2025.

Có thể bạn quan tâm

Người dệt chuyện đời trên thổ cẩm

Người dệt chuyện đời trên thổ cẩm

(GLO)- Những chuyện kể về tháng ngày dân làng đoàn kết một lòng chống giặc, chuyện mùa gặt trên nương rẫy hay ngày làng có lễ hội… đều được nghệ nhân Rơ Châm Monh (làng Kép 2, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) tạo thành hoa văn trên thổ cẩm.
Kiến tạo phát triển từ tầm nhìn quy hoạch

Kiến tạo phát triển từ tầm nhìn quy hoạch

(GLO)- Không chỉ giúp hoạch định chính sách và kiến tạo động lực phát triển, quy hoạch tỉnh còn được xem như một chỉ dẫn quan trọng để định vị những giá trị, cơ hội cũng như xác định những thách thức trong tương lai.
Công ty Phát triển thủy điện Sê San: Nỗ lực hoàn thành mục tiêu đề ra

Công ty Phát triển thủy điện Sê San: Nỗ lực hoàn thành mục tiêu đề ra

(GLO)- Nhờ bám sát chủ trương, nhiệm vụ do Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao cùng sự nỗ lực, quyết tâm của tập thể lãnh đạo và người lao động, Công ty Phát triển thủy điện Sê San đã đạt và vượt các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh, đảm bảo duy trì sản xuất điện an toàn, liên tục.

Người thầy giữa đại ngàn

Người thầy giữa đại ngàn

(GLO)- Hè năm 2004, bản thảo tiểu thuyết “Màu rừng ruộng” của tôi đang giữa chừng thì tắc mạch. Sau chuyến đi Buôn Đôn, tôi đã được dũng sĩ săn voi Ama Kông “vẽ đường” cho nhân vật Y Than.

Năng lượng tái tạo: Đòn bẩy tăng trưởng xanh

Năng lượng tái tạo: Đòn bẩy tăng trưởng xanh

(GLO)- Trong định hướng phát triển, Gia Lai xác định năng lượng tái tạo là một trong những trụ cột của ngành công nghiệp. Với định hướng đó, tỉnh đã và đang phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo, hướng đến tăng trưởng xanh.
Bác sĩ về làng

Bác sĩ về làng

(GLO)- “Ơi bà con, ngày mai có đoàn bác sĩ của tỉnh xuống thăm khám sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em trong làng. Bà con đến Nhà văn hóa cộng đồng để được thăm khám nhé”-chị Hrac-cán bộ y tế làng Amil (xã Ayun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) trực tiếp đến từng nhà thông báo.
“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

(GLO)- Dù mới học lớp 5 và chưa từng qua trường lớp đào tạo nào về cơ khí nhưng ông Phạm Văn Bình (SN 1978, thôn Hưng Hà, xã Phú Cần, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã sáng chế nhiều máy nông nghiệp giúp người nông dân giảm chi phí nhân công, tăng năng suất lao động.
Ia Grai quyết tâm phát triển toàn diện

Ia Grai quyết tâm phát triển toàn diện

(GLO)- Năm 2023, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, UBND huyện cùng sự nỗ lực của các ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp và người dân, huyện Ia Grai đã đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế-xã hội đề ra.

Chư Păh đẩy mạnh thực hiện “3 đột phá”

Chư Păh đẩy mạnh thực hiện “3 đột phá”

(GLO)- Năm 2023, Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc huyện Chư Păh đã đoàn kết, chung sức, đồng lòng nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra. Đây là tiền đề quan trọng để địa phương có sự bứt phá mạnh mẽ trong năm 2024 và giai đoạn 2021-2025.

Nối dài những đường tơ

Nối dài những đường tơ

(GLO)- Kết nối những giá trị vượt thời gian của thổ cẩm Tây Nguyên vào thời trang, nhà thiết kế (NTK) Minh Hạnh đã khiến thổ cẩm thăng hoa trên các sàn diễn trong nước và quốc tế hàng thập kỷ qua.
Hiện thực hóa khát vọng trở thành vùng động lực Tây Nguyên

Hiện thực hóa khát vọng trở thành vùng động lực Tây Nguyên

(GLO)- Gia Lai phấn đấu đến năm 2045 sẽ trở thành “Cao nguyên sinh thái, thể thao và sức khỏe”; trở thành điểm đến xanh, giàu bản sắc vì mục tiêu sức khỏe con người; đưa du lịch trở thành ngành kinh tế xanh, bền vững, đưa Gia Lai trở thành điểm đến hấp dẫn trên cao nguyên Pleiku, Kon Hà Nừng.
Phát huy nội lực xây dựng Chư Prông giàu mạnh

Phát huy nội lực xây dựng Chư Prông giàu mạnh

(GLO)- Năm 2023, huyện Chư Prông đã hoàn thành và vượt 21/21 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội đề ra. Đây là tiền đề quan trọng để huyện đặt ra những mục tiêu phấn đấu trong năm 2024, góp phần hoàn thành mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025.