Lan tỏa phong trào hiến đất làm đường ở xã Ia Khai

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Những năm qua, phong trào hiến đất làm đường giao thông nông thôn ở xã Ia Khai (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) nhận được sự ủng hộ tích cực của người dân. Nhờ vậy, bộ mặt của xã ngày càng khang trang, sạch đẹp.

Khi biết xã Ia Khai có chủ trương đầu tư kinh phí để thi công tuyến đường giao thông ở làng Tung Chrúc, gia đình ông Ksor Vâu không ngần ngại hiến hơn 300 m2 đất vườn và chặt bỏ 27 cây cao su đang kinh doanh.

“Tính ở thời điểm hiện tại, mỗi ngày, gia đình tôi thu hơn 250 ngàn đồng từ việc cạo mủ cao su. Tuy nhiên, để tạo thuận lợi trong việc đi lại của dân làng, chúng tôi sẵn sàng góp sức. Sau khi họp làng, tôi dùng máy cưa cắt hạ 27 cây cao su và gọi vợ con ra phụ giúp dọn cành nhánh cho gọn gàng để việc thi công đường giao thông sớm được triển khai”-ông Vâu bộc bạch.

6 hộ dân làng Tung Chrúc hiến hàng trăm mét vuông đất để thi công đường giao thông. Ảnh: T.D

6 hộ dân làng Tung Chrúc hiến hàng trăm mét vuông đất để thi công đường giao thông. Ảnh: T.D

Còn Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Rơ Lan Đích thì hồ hởi chia sẻ: “Nói về hiến đất làm đường thì làng mình thuộc tốp đầu của xã. Trong 2 năm (2019-2020), bà con đã hiến đất để thi công 2 con đường ngang qua làng với tổng chiều dài 600 m. Riêng năm 2023, dân làng hiến hàng trăm mét vuông đất để thi công 2 con đường giao thông dài chừng 1 km. Lúc họp làng để tuyên truyền, vận động, nhiều gia đình thuộc diện hộ nghèo, ít đất ở nhưng vẫn sẵn lòng hiến đất, cưa hạ cây cối để làm đường. Bà con nói là nếu không hiến đất, vật kiến trúc và cây cối để làm đường thì bộ mặt thôn làng sẽ không khởi sắc, đẹp đẽ hơn được. Năm 2024, chúng tôi dự kiến sẽ làm 1 con đường giao thông nội đồng và họp làng xin ý kiến người dân. Những gia đình có đất nằm trên tuyến đường đều thống nhất chủ trương hiến đất, tự nguyện chặt hạ cây cối trước ngày khởi công”.

Tại làng Nú, phong trào hiến đất làm đường cũng nhận được sự ủng hộ tích cực của người dân. Trưởng thôn Rơ Lan Hôh cho hay: “Riêng năm 2023, 18 hộ dân trong làng hiến đất để mở đường giao thông dài hơn 800 m, rộng 8 m. Điều đáng nói là trên diện tích đất mà bà con đã hiến có khoảng 200-300 cây điều đang trong giai đoạn kinh doanh. Theo giá cả năm vừa rồi thì chừng ấy cây điều cho thu nhập vài chục triệu đồng/vụ. Còn năm 2024 tới đây, dân làng cũng sẽ hiến đất để nâng cấp tuyến đường nối từ trung tâm làng xuống bến đò A Sanh. Chúng tôi đã họp làng rồi, mọi người cùng ký vào biên bản xác nhận là sẽ hiến đất để mở rộng đường. Dân làng mình còn khó khăn về đời sống nhưng khi đề cập đến chuyện hiến đất làm đường giao thông nông thôn, hiếm người từ chối lắm”.

Trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Mai Lương-Chủ tịch UBND xã Ia Khai-cho biết: Mấy năm gần đây, phong trào hiến đất làm đường giao thông có sự lan tỏa sâu rộng. Không chỉ hiến đất, người dân còn sẵn sàng chặt bỏ cây cối và tháo dỡ vật kiến trúc để việc thi công diễn ra thuận lợi hơn. Ngoài ra, ở một số làng, bà con tự nguyện ủng hộ hàng chục ngày công để làm đường giao thông.

“Tính riêng năm 2023, người dân các làng đã hiến hàng trăm mét vuông đất để thi công 2 km đường giao thông. Đơn cử như ở làng Tung Chrúc, bà con đã hiến để thi công con đường dài chừng 1 km. Hiện đơn vị thi công đã hoàn thành việc san ủi mặt bằng. Chúng tôi cũng đã nghe các thôn báo về là những con đường giao thông nội thôn, nội đồng dự kiến thi công trong năm tới đều sẽ được người dân tự nguyện hiến đất, vật kiến trúc mà không đòi hỏi kinh phí đền bù, hỗ trợ”-Chủ tịch UBND xã thông tin thêm.

Có thể bạn quan tâm

Xu hướng thiết kế nhà ở Gia Lai: Không gian sống hiện đại, thân thiện môi trường

Xu hướng thiết kế nhà ở Gia Lai: Không gian sống hiện đại, thân thiện môi trường

(GLO)-

"Nhà là nơi để trở về" điều này không chỉ phản ánh ý nghĩa tinh thần mà còn gợi nhắc tầm quan trọng của việc thiết kế nhà ở nhằm nâng cao chất lượng sống. Nhà ở hiện đại được bố trí không gian xanh thân thiện với môi trường đang trở thành xu hướng tại Gia Lai.

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

(GLO)- Khai thác thế mạnh về điều kiện tự nhiên, cảnh quan môi trường để xây dựng đô thị có bản sắc riêng gắn với phát triển du lịch, dịch vụ và các giá trị văn hóa bản địa là mục tiêu mà TP. Pleiku đang tập trung hướng tới thông qua các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết.
Chở đất lên núi

Chở đất lên núi

Sống trên núi, nhưng lại không có đất để san lấp các công trình, dự án, chủ đầu tư phải xuống các huyện miền xuôi mua đất với quãng đường vận chuyển hàng trăm ki lô mét. Nghịch lý này đang diễn ra ở các huyện miền núi Nghệ An.
Phấn đấu đến năm 2050, Bình Dương sẽ trở thành trung tâm đô thị mang tầm quốc tế

Năm 2050, Bình Dương sẽ trở thành trung tâm đô thị mang tầm quốc tế

(GLO)- Đến năm 2050, xây dựng Bình Dương trở thành trung tâm đô thị, công nghiệp, dịch vụ hiện đại, mang tầm khu vực và quốc tế, là một trong những đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia với động lực tăng trưởng chính là công nghiệp, dịch vụ, đổi mới sáng tạo, có cơ sở kinh tế vững chắc.

Nghiêm trị hành vi vẽ bậy

Nghiêm trị hành vi vẽ bậy

Việc Công an TP.HCM xử phạt hành chính và trục xuất 2 người nước ngoài vì không đăng ký tạm trú và vẽ bậy lên tường rào, cửa cuốn nhà dân là biện pháp cứng rắn nhằm giữ gìn mỹ quan đô thị.