Người dệt chuyện đời trên thổ cẩm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Những chuyện kể về tháng ngày dân làng đoàn kết một lòng chống giặc, chuyện mùa gặt trên nương rẫy hay ngày làng có lễ hội… đều được nghệ nhân Rơ Châm Monh (làng Kép 2, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) tạo thành hoa văn trên thổ cẩm.

Ở tuổi 72, đôi tay tài hoa của người phụ nữ Jrai đã dệt nên biết bao câu chuyện thú vị về ngôi làng của mình trên từng tấm vải.

“Đây là hình ảnh bộ đội mình cầm chắc tay súng bảo vệ buôn làng. Đây là người mẹ địu con chờ tin chiến thắng của chồng từ chiến trường. Còn đây lại là những bông hoa chuối vươn mình nở đỏ trên rẫy sau ngày đất nước toàn thắng”-bà Rơ Châm Monh chỉ lên từng họa tiết trên tấm thổ cẩm và giải thích cặn kẽ cho chúng tôi. Với bà Monh, mỗi tấm thổ cẩm sẽ có ý nghĩa, sinh động và mới mẻ hơn nhiều khi người dệt gắn những câu chuyện đời thực vào hoa văn, họa tiết. Những đường dệt uyển chuyển ấy không chỉ kể câu chuyện nguồn cội mà còn như trang nhật ký ghi lại cuộc đời mình cùng biết bao buồn vui của ngôi làng Kép 2.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch (thứ 2 từ phải sang) khen ngợi hoa văn độc đáo, mới lạ trên tấm thổ cẩm của nghệ nhân Rơ Châm Monh. Ảnh: T.D

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch (thứ 2 từ phải sang) khen ngợi hoa văn độc đáo, mới lạ trên tấm thổ cẩm của nghệ nhân Rơ Châm Monh. Ảnh: T.D

Bà Monh và chồng từng tham gia du kích. Sau ngày đất nước thống nhất, họ trở về sum vầy cùng bà con dân làng bên cây đa, giọt nước, mái nhà rông. Ngày ngày, bà Monh lại miệt mài bên khung cửi. “Mỗi lần ngồi vào khung dệt, tôi lại nghĩ về những tháng ngày quân và dân kiên cường đánh Mỹ, cả những hoài niệm về những ngày đói khổ và rồi vỡ òa khi nhận tin toàn thắng, cây lúa trĩu bông… Cứ thế, tôi miệt mài dệt từng câu chuyện”-bà Monh nhớ lại.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch: Những hoa văn trên thổ cẩm của nghệ nhân Rơ Châm Monh rất độc đáo và tạo được nét riêng khi dệt nên những câu chuyện gần gũi với núi rừng, với đời sống sinh hoạt cộng đồng. Điều này tạo nên sức sống mới trong nhịp sống hiện đại. Chính những người con của buôn làng-chủ thể của di sản văn hóa độc đáo này đã biết sáng tạo để tạo sự “chuyển mình” cho thổ cẩm.

Theo bà Monh, họa tiết cổ truyền người Jrai có cây nêu, nhà rông, dấu chân con thú, cây rừng, hoa, lá… Khi đã dệt thành thạo những họa tiết này thì mỗi người sẽ có sự sáng tạo mang dấu ấn riêng. Và sự sáng tạo của bà chính là dệt nên những câu chuyện bằng tiếng lòng của mình để giãi bày, sẻ chia. Bởi thế, thổ cẩm do bà làm ra khá đặc biệt. Bà Monh kể câu chuyện cuộc đời mình, nói lên khát vọng của đàn con thơ, gửi gắm mong mỏi của bà con dân làng về mưa thuận, gió hòa…

“Dường như càng dệt những câu chuyện trên thổ cẩm, tôi càng tìm thấy sức mạnh, ý chí và cả niềm tự hào để làm tốt hơn, đẹp hơn. Tôi không nhớ rõ mình đã dệt bao nhiêu tấm thổ cẩm như thế. Tuy nhiên, tôi nhớ rất rõ câu chuyện trên tấm thổ cẩm mà mình đã mất nhiều thời gian và tâm huyết để dệt. Đó là ngày cha tôi về với Yàng. Ông là một đảng viên kiên trung có nhiều đóng góp cho làng Kép 2 nói riêng và quê hương Chư Păh nói chung”-bà Monh trải lòng.

Nén sự xúc động, bà Monh lấy ra tấm thổ cẩm quý giá mà bà cất giữ cho riêng mình bấy lâu. Bà run run chỉ vào từng họa tiết và trầm giọng kể: “Đó là một đêm trăng rất đẹp, cha đã ra đi bỏ lại mẹ con tôi. Tôi rất buồn đau và khóc nhiều, tưởng như nước mắt không thể nào vơi đi được. Mẹ tôi cũng thế. Mấy mẹ con đã nhiều đêm ngồi bên ngôi nhà của cha. Nhưng rồi, mẹ tôi đã mạnh mẽ vượt qua để nuôi dạy chúng tôi thành người có ích, để tiếp nối hành trình xây dựng và làm đẹp cho ngôi làng mà cha tôi từng góp sức bảo vệ. Vậy nên, ở phía cuối của tấm thổ cẩm, tôi đã dành thời gian, tâm sức để dệt hình ảnh người phụ nữ dắt tay các con đi về phía mặt trời”.

Với hầu hết phụ nữ ở làng Kép 2, tấm thổ cẩm có nhiều hoa văn độc đáo không chỉ là tác phẩm được làm bằng tay kỳ công mà còn là sự sáng tạo và nơi gửi gắm những tình cảm, tâm tư của họ. Ảnh: T.D

Với hầu hết phụ nữ ở làng Kép 2, tấm thổ cẩm có nhiều hoa văn độc đáo không chỉ là tác phẩm được làm bằng tay kỳ công mà còn là sự sáng tạo và nơi gửi gắm những tình cảm, tâm tư của họ. Ảnh: T.D

Với hầu hết phụ nữ ở làng Kép 2, tấm thổ cẩm có nhiều hoa văn độc đáo không chỉ là tác phẩm được làm bằng tay kỳ công mà còn là sự sáng tạo và nơi gửi gắm những tình cảm, tâm tư của họ. Chăm chỉ học cách dệt từ bà Monh, chị Rơ Châm Hói bày tỏ: “Bà Monh không chỉ nổi tiếng là người dệt thổ cẩm giỏi với những họa tiết, hoa văn truyền thống của người Jrai mà bà còn tái hiện nhiều câu chuyện về cuộc sống thường nhật của dân làng trên tấm thổ cẩm khiến ai một lần nhìn thấy cũng mê mẩn. Tôi đã nỗ lực theo học và nay đã có được những sáng tạo của riêng mình”.

Còn với người trẻ như chị Rơ Châm H'Rưn thì bà Monh chính là người “tiếp lửa” đam mê nghề dệt. “Em học dệt cũng bởi sự thu hút từ những hoa văn biết “kể chuyện” của bà Monh. Điều khác biệt này đã tạo hứng thú cho thế hệ trẻ trong làng tiếp nối nghề truyền thống. Dẫu vậy, để đạt được kỹ thuật dệt điêu luyện như bà Monh thật sự rất khó, nhất là đối với người trẻ. Vì vậy, chúng em đang nỗ lực mỗi ngày”-chị H'Rưn bộc bạch.

Đôi tay tài hoa của bà Rơ Châm Monh đã dệt nên biết bao câu chuyện thú vị về ngôi làng Jrai của mình. Ảnh: T.D

Đôi tay tài hoa của bà Rơ Châm Monh đã dệt nên biết bao câu chuyện thú vị về ngôi làng Jrai của mình. Ảnh: T.D

Nhờ giữ nghề truyền thống và phát huy sự độc đáo, sáng tạo trong kỹ thuật dệt thổ cẩm của dân tộc, sản phẩm thổ cẩm của bà Rơ Châm Monh ngày càng được nhiều du khách biết đến. Chị H'Uyên Niê-Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ia Mơ Nông-chia sẻ: “Năm 2018, Câu lạc bộ Đan lát và dệt thổ cẩm xã Ia Mơ Nông được thành lập. Linh hồn của Câu lạc bộ là nghệ nhân Rơ Châm Monh và con gái của bà là Rơ Châm Hà. Đến nay, Câu lạc bộ có hơn 30 nghệ nhân tích cực hoạt động… Để thổ cẩm của làng mang nét riêng, chúng tôi đã vận động mọi người học tập cách dệt của bà Monh. Nhiều du khách khi đến tìm hiểu về văn hóa địa phương đều rất ấn tượng với hoa văn trên mỗi tấm dệt của bà”.

Có thể bạn quan tâm

Kiến tạo phát triển từ tầm nhìn quy hoạch

Kiến tạo phát triển từ tầm nhìn quy hoạch

(GLO)- Không chỉ giúp hoạch định chính sách và kiến tạo động lực phát triển, quy hoạch tỉnh còn được xem như một chỉ dẫn quan trọng để định vị những giá trị, cơ hội cũng như xác định những thách thức trong tương lai.
Công ty Phát triển thủy điện Sê San: Nỗ lực hoàn thành mục tiêu đề ra

Công ty Phát triển thủy điện Sê San: Nỗ lực hoàn thành mục tiêu đề ra

(GLO)- Nhờ bám sát chủ trương, nhiệm vụ do Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao cùng sự nỗ lực, quyết tâm của tập thể lãnh đạo và người lao động, Công ty Phát triển thủy điện Sê San đã đạt và vượt các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh, đảm bảo duy trì sản xuất điện an toàn, liên tục.

Người thầy giữa đại ngàn

Người thầy giữa đại ngàn

(GLO)- Hè năm 2004, bản thảo tiểu thuyết “Màu rừng ruộng” của tôi đang giữa chừng thì tắc mạch. Sau chuyến đi Buôn Đôn, tôi đã được dũng sĩ săn voi Ama Kông “vẽ đường” cho nhân vật Y Than.

Năng lượng tái tạo: Đòn bẩy tăng trưởng xanh

Năng lượng tái tạo: Đòn bẩy tăng trưởng xanh

(GLO)- Trong định hướng phát triển, Gia Lai xác định năng lượng tái tạo là một trong những trụ cột của ngành công nghiệp. Với định hướng đó, tỉnh đã và đang phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo, hướng đến tăng trưởng xanh.
Bác sĩ về làng

Bác sĩ về làng

(GLO)- “Ơi bà con, ngày mai có đoàn bác sĩ của tỉnh xuống thăm khám sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em trong làng. Bà con đến Nhà văn hóa cộng đồng để được thăm khám nhé”-chị Hrac-cán bộ y tế làng Amil (xã Ayun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) trực tiếp đến từng nhà thông báo.
“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

(GLO)- Dù mới học lớp 5 và chưa từng qua trường lớp đào tạo nào về cơ khí nhưng ông Phạm Văn Bình (SN 1978, thôn Hưng Hà, xã Phú Cần, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã sáng chế nhiều máy nông nghiệp giúp người nông dân giảm chi phí nhân công, tăng năng suất lao động.
Liên kết để phát triển

Liên kết để phát triển

(GLO)- Liên kết để phát triển là vấn đề xưa cũ, nhưng gần đây được nhắc đến nhiều. Liên kết là mối quan tâm của nhiều tỉnh, nhiều vùng để vực dậy, phát huy tiềm lực kinh tế-xã hội.
Ia Grai quyết tâm phát triển toàn diện

Ia Grai quyết tâm phát triển toàn diện

(GLO)- Năm 2023, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, UBND huyện cùng sự nỗ lực của các ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp và người dân, huyện Ia Grai đã đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế-xã hội đề ra.

Chư Păh đẩy mạnh thực hiện “3 đột phá”

Chư Păh đẩy mạnh thực hiện “3 đột phá”

(GLO)- Năm 2023, Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc huyện Chư Păh đã đoàn kết, chung sức, đồng lòng nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra. Đây là tiền đề quan trọng để địa phương có sự bứt phá mạnh mẽ trong năm 2024 và giai đoạn 2021-2025.

Nối dài những đường tơ

Nối dài những đường tơ

(GLO)- Kết nối những giá trị vượt thời gian của thổ cẩm Tây Nguyên vào thời trang, nhà thiết kế (NTK) Minh Hạnh đã khiến thổ cẩm thăng hoa trên các sàn diễn trong nước và quốc tế hàng thập kỷ qua.
Hiện thực hóa khát vọng trở thành vùng động lực Tây Nguyên

Hiện thực hóa khát vọng trở thành vùng động lực Tây Nguyên

(GLO)- Gia Lai phấn đấu đến năm 2045 sẽ trở thành “Cao nguyên sinh thái, thể thao và sức khỏe”; trở thành điểm đến xanh, giàu bản sắc vì mục tiêu sức khỏe con người; đưa du lịch trở thành ngành kinh tế xanh, bền vững, đưa Gia Lai trở thành điểm đến hấp dẫn trên cao nguyên Pleiku, Kon Hà Nừng.
Phát huy nội lực xây dựng Chư Prông giàu mạnh

Phát huy nội lực xây dựng Chư Prông giàu mạnh

(GLO)- Năm 2023, huyện Chư Prông đã hoàn thành và vượt 21/21 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội đề ra. Đây là tiền đề quan trọng để huyện đặt ra những mục tiêu phấn đấu trong năm 2024, góp phần hoàn thành mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025.