Trà hoa vàng “Made in Gia Lai”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Vùng đất Nghĩa Hưng (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) không chỉ nổi tiếng với danh trà Biển Hồ, hàng thông trăm tuổi mà còn hiện diện một sản vật có nguồn gốc từ các tỉnh phía Bắc được du nhập và gắn thương hiệu “Made in Gia Lai”.

Từ kỹ sư điện tử trở thành... nông dân

Những ngày cuối năm, vùng đất Chư Păh thu hút hàng ngàn lượt khách từ khắp nơi về tham gia lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya. Đây cũng là thời điểm mà nông trang của ông Nguyễn Ngọc Cương (làng Ea Lũh, xã Nghĩa Hưng) đang thu hoạch, sơ chế, đóng gói sản phẩm trà hoa vàng để kịp cung cấp cho khách hàng, chủ yếu là các công ty dược.

Thu hoạch hoa trà. Ảnh: N.D

Thu hoạch hoa trà. Ảnh: N.D

Ông Cương vốn là kỹ sư điện tử. Trước đây, ông sống và làm việc tại Hà Nội. Sau khi xin nghỉ hưu trước tuổi, ông Cương đã đi du lịch trải nghiệm nhiều nơi trên khắp đất nước. Trong một lần đến Gia Lai, ông thích thú với cảnh vật cũng như khí hậu của vùng đất này. Từ đó, ông quyết định mua một khu đất ở làng Ea Lũh với ý định làm khu nghỉ dưỡng vào những ngày cuối tuần và nghỉ lễ.

Ông Cương kể: “Cơ duyên đến với trà hoa vàng đối với tôi rất tình cờ. Chưa từng trải qua công việc nhà nông nhưng sau khi cùng bạn bè tham quan các vùng trồng trà hoa vàng ở Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Nghệ An, sẵn có đất ở Gia Lai, tôi đem về trồng thử nghiệm vì thấy hoa khá đẹp. Sau một thời gian xuống giống, tôi thấy cây sinh trưởng và phát triển rất tốt, dược tính cũng khá cao. Đến cuối năm 2019, tôi cùng người bạn ở TP. Hồ Chí Minh quyết định ra ngoài Bắc mua giống trà hoa vàng và thuê nghệ nhân di thực vào xã Nghĩa Hưng để trồng”.

Giá giống trà hoa vàng di thực vào đây khá cao, gốc to có giá hơn 5 triệu đồng/cây, còn gốc nhỏ thì 300-400 ngàn đồng/cây. Chính vì vậy, ông Cương thuê những nghệ nhân am hiểu về trà hoa vàng từ ngoài Bắc vào trồng, chăm sóc cũng như hướng dẫn cách chế biến để không làm mất dược tính của hoa trà. Sau thời gian bén rễ trên vùng đất mới, các nghệ nhân đều khẳng định, thổ nhưỡng và khí hậu nơi đây rất phù hợp với cây trà hoa vàng, dược tính của hoa cũng không thua kém so với cây trồng ở phía Bắc.

Lá trà hoa vàng được sơ chế bước đầu. Ảnh: N.D

Lá trà hoa vàng được sơ chế bước đầu. Ảnh: N.D

Trên diện tích 13 ha, để cây trà hoa vàng phát triển theo hướng tự nhiên nhất, ông Cương tiến hành trồng các loại cây rừng lấy gỗ như gáo vàng, bò ma và cây ăn quả lấy bóng mát. Đến nay, vườn trà hoa vàng của ông có gần 30 ngàn cây lớn nhỏ, trong đó, 50% diện tích đã thu hoạch. Trà hoa vàng sau khi thu hoạch được sơ chế, đóng gói tại xưởng trước khi cung cấp cho đối tác.

“Theo tính toán, 1 cây trà hoa vàng trưởng thành 7-8 năm cho thu hoạch khoảng 3 kg hoa tươi/năm. Với giá bán hiện tại có thể cho thu nhập mỗi cây từ 900 ngàn đồng đến 1 triệu đồng, cây càng lớn thì giá trị càng cao. Lợi nhuận cao hơn rất nhiều so với các loại cây trồng như cà phê, hồ tiêu”-ông Cương nói.

Hướng đến xây dựng thương hiệu

Nông trại trà hoa vàng của ông Cương được bao bọc xung quanh bởi ngôi làng Xê Đăng và những tán rừng phòng hộ. Đây có lẽ là vườn trà hoa vàng lớn và đầu tiên ở Gia Lai. Không chỉ có trà hoa vàng, vườn còn trồng nhiều loài dược liệu khác như: thìa canh, chè vàng, xạ đen, đinh lăng… Đặc biệt, khác với các tỉnh ngoài Bắc, mùa thu hoạch bắt đầu từ tháng 11 kéo dài đến tháng 4 năm sau, trà hoa vàng tại Gia Lai được ông Cương trồng xen dưới tán các loại cây rừng, cộng với thời tiết thuận lợi nên cho hoa quanh năm.

Không chỉ thu hoạch hoa mà lá già của cây trà hoa vàng cũng có dược tính khá cao, được các công ty dược ở TP. Hồ Chí Minh đặt hàng. Trong đó, giống trà hoa vàng Cúc Phương có chất lượng rất tốt, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng nơi đây. Trà hoa vàng rất dễ trồng và chăm sóc, cây ươm từ hạt thì 5-7 năm mới cho thu hoạch, còn cây trồng từ di thực gốc thì khoảng 2-3 năm là cho thu hoạch.

Hệ thống sấy trà hoa vàng. Ảnh: N.D

Hệ thống sấy trà hoa vàng. Ảnh: N.D

Ông Cương cho hay: “Sản phẩm trà hoa vàng “Made in Gia Lai” được các chuyên gia đánh giá rất cao về chất lượng, dược tính. Để sản phẩm trà hoa vàng vươn xa, tôi đã thành lập Công ty cổ phần Dược phẩm Tâm Phúc Minh, từng bước xây dựng thương hiệu trà hoa vàng Gia Lai. Toàn bộ quy trình sản xuất, chế biến trà hoa vàng được Công ty thực hiện theo phương thức truyền thống nhằm giữ trọn hương vị thiên nhiên trong từng cánh hoa và lá trà. Không những vậy, năm nay, sản phẩm trà hoa vàng của Công ty đã được công nhận đạt OCOP 4 sao cấp tỉnh”.

Không chỉ có mặt tại thị trường trong nước, sản phẩm trà hoa vàng Gia Lai đã xuất khẩu sang Đài Loan. Tuy nhiên, vùng nguyên liệu hiện nay của Công ty còn nhỏ, chưa đáp ứng nhu cầu rất lớn của thị trường. Giá trà hoa vàng hiện nay cũng rất cao, dao động 1-10 triệu đồng/kg sấy khô, cá biệt có loại lên 1.000 USD/kg.

Sản phẩm trà hoa vàng đạt OCOP 4 sao cấp tỉnh. Ảnh: N.D

Sản phẩm trà hoa vàng đạt OCOP 4 sao cấp tỉnh. Ảnh: N.D

Ông Cương bộc bạch: “Làm trà phải có đam mê mới thành công. Hiện nay, tôi đầu tư vườn ươm tại chỗ để lấy cây giống trồng dặm. Đồng thời, liên kết với các hộ dân xung quanh mở rộng vùng nguyên liệu phục vụ cho nhà máy sơ chế của Công ty để hướng đến thị trường xuất khẩu. Trước mắt, sản phẩm của Công ty sau khi sơ chế sẽ cung cấp cho các công ty dược ở TP. Hồ Chí Minh. Về lâu dài, chúng tôi sẽ phối hợp với các nhà khoa học và khoa dược của các bệnh viện nghiên cứu ra những hợp chất dược liệu chống lão hóa, thuốc chữa bệnh tiểu đường, ổn định đường huyết, hỗ trợ chức năng gan, dạ dày và tiêu hóa… từ trà hoa vàng trồng tại Gia Lai”.

Nông trại của ông Cương hiện giải quyết việc làm cho nhiều lao động người Xê Đăng tại làng Ea Lũh. Bà Kpă Hà phấn khởi cho biết: “Tôi vào làm công nhân đã được 3 năm. Công việc hàng ngày là đi hái hoa, lá trà già, rửa sạch đưa vào máy sấy, rồi tiến hành đóng gói sản phẩm. Mỗi tháng, sau khi trừ bảo hiểm, lương của tôi còn hơn 5 triệu đồng. Sắp tới, nếu có điều kiện, tôi sẽ liên kết với Công ty để trồng thử nghiệm cây trà hoa vàng trong vườn cà phê của gia đình”.

Có thể bạn quan tâm

Kiến tạo phát triển từ tầm nhìn quy hoạch

Kiến tạo phát triển từ tầm nhìn quy hoạch

(GLO)- Không chỉ giúp hoạch định chính sách và kiến tạo động lực phát triển, quy hoạch tỉnh còn được xem như một chỉ dẫn quan trọng để định vị những giá trị, cơ hội cũng như xác định những thách thức trong tương lai.
Công ty Phát triển thủy điện Sê San: Nỗ lực hoàn thành mục tiêu đề ra

Công ty Phát triển thủy điện Sê San: Nỗ lực hoàn thành mục tiêu đề ra

(GLO)- Nhờ bám sát chủ trương, nhiệm vụ do Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao cùng sự nỗ lực, quyết tâm của tập thể lãnh đạo và người lao động, Công ty Phát triển thủy điện Sê San đã đạt và vượt các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh, đảm bảo duy trì sản xuất điện an toàn, liên tục.

Người thầy giữa đại ngàn

Người thầy giữa đại ngàn

(GLO)- Hè năm 2004, bản thảo tiểu thuyết “Màu rừng ruộng” của tôi đang giữa chừng thì tắc mạch. Sau chuyến đi Buôn Đôn, tôi đã được dũng sĩ săn voi Ama Kông “vẽ đường” cho nhân vật Y Than.

Năng lượng tái tạo: Đòn bẩy tăng trưởng xanh

Năng lượng tái tạo: Đòn bẩy tăng trưởng xanh

(GLO)- Trong định hướng phát triển, Gia Lai xác định năng lượng tái tạo là một trong những trụ cột của ngành công nghiệp. Với định hướng đó, tỉnh đã và đang phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo, hướng đến tăng trưởng xanh.
Bác sĩ về làng

Bác sĩ về làng

(GLO)- “Ơi bà con, ngày mai có đoàn bác sĩ của tỉnh xuống thăm khám sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em trong làng. Bà con đến Nhà văn hóa cộng đồng để được thăm khám nhé”-chị Hrac-cán bộ y tế làng Amil (xã Ayun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) trực tiếp đến từng nhà thông báo.
“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

(GLO)- Dù mới học lớp 5 và chưa từng qua trường lớp đào tạo nào về cơ khí nhưng ông Phạm Văn Bình (SN 1978, thôn Hưng Hà, xã Phú Cần, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã sáng chế nhiều máy nông nghiệp giúp người nông dân giảm chi phí nhân công, tăng năng suất lao động.
Liên kết để phát triển

Liên kết để phát triển

(GLO)- Liên kết để phát triển là vấn đề xưa cũ, nhưng gần đây được nhắc đến nhiều. Liên kết là mối quan tâm của nhiều tỉnh, nhiều vùng để vực dậy, phát huy tiềm lực kinh tế-xã hội.
Ia Grai quyết tâm phát triển toàn diện

Ia Grai quyết tâm phát triển toàn diện

(GLO)- Năm 2023, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, UBND huyện cùng sự nỗ lực của các ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp và người dân, huyện Ia Grai đã đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế-xã hội đề ra.

Chư Păh đẩy mạnh thực hiện “3 đột phá”

Chư Păh đẩy mạnh thực hiện “3 đột phá”

(GLO)- Năm 2023, Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc huyện Chư Păh đã đoàn kết, chung sức, đồng lòng nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra. Đây là tiền đề quan trọng để địa phương có sự bứt phá mạnh mẽ trong năm 2024 và giai đoạn 2021-2025.

Nối dài những đường tơ

Nối dài những đường tơ

(GLO)- Kết nối những giá trị vượt thời gian của thổ cẩm Tây Nguyên vào thời trang, nhà thiết kế (NTK) Minh Hạnh đã khiến thổ cẩm thăng hoa trên các sàn diễn trong nước và quốc tế hàng thập kỷ qua.
Hiện thực hóa khát vọng trở thành vùng động lực Tây Nguyên

Hiện thực hóa khát vọng trở thành vùng động lực Tây Nguyên

(GLO)- Gia Lai phấn đấu đến năm 2045 sẽ trở thành “Cao nguyên sinh thái, thể thao và sức khỏe”; trở thành điểm đến xanh, giàu bản sắc vì mục tiêu sức khỏe con người; đưa du lịch trở thành ngành kinh tế xanh, bền vững, đưa Gia Lai trở thành điểm đến hấp dẫn trên cao nguyên Pleiku, Kon Hà Nừng.
Phát huy nội lực xây dựng Chư Prông giàu mạnh

Phát huy nội lực xây dựng Chư Prông giàu mạnh

(GLO)- Năm 2023, huyện Chư Prông đã hoàn thành và vượt 21/21 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội đề ra. Đây là tiền đề quan trọng để huyện đặt ra những mục tiêu phấn đấu trong năm 2024, góp phần hoàn thành mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025.

Đức Cơ vững vàng nơi biên giới

Đức Cơ vững vàng nơi biên giới

(GLO)- Phát huy lợi thế của địa phương có Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh thông thương sang nước bạn Campuchia, huyện Đức Cơ đang nỗ lực phát triển kinh tế-xã hội, vững vàng nơi biên giới. 

Dạo rừng ngày xuân

Dạo rừng ngày xuân

(GLO)- 

Một chuyến về với rừng già trong dịp xuân này có lẽ sẽ là gợi ý hay dành cho những ai muốn tìm kiếm sự yên tĩnh gần như tuyệt đối từ khung cảnh xung quanh.

Đọc thơ trên đất Mỹ

Đọc thơ trên đất Mỹ

(GLO)- Năm 2000, tôi, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ cùng nhà văn Tô Đức Chiêu được mời sang Mỹ giao lưu với các bạn cựu chiến binh tại Trung tâm William Joiner (Đại học Massachusetts, Boston).