Pleiku: Đánh giá, phân hạng 28 sản phẩm OCOP

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong 2 ngày (29 và 30-12), Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP TP. Pleiku tiến hành đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2023.

Đợt này, thành phố có 8 doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể nộp hồ sơ của 28 sản phẩm để đề nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2023 gồm: Trà, tinh dầu, thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, cà phê, hạt tiêu đen, nước tương, mật ong…

Quang cảnh hội nghị đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP năm 2023. Ảnh: Bá Bính

Quang cảnh hội nghị đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP năm 2023. Ảnh: Bá Bính

Tại cuộc họp, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP thành phố đã chấm điểm thông qua hồ sơ và mẫu sản phẩm, với các tiêu chí như: nguồn nguyên liệu; giá trị gia tăng; năng lực sản xuất; bảo vệ môi trường; sự tham gia của cộng đồng trong quản lý, điều hành, sử dụng lao động địa phương; khu vực phân phối chính; các yếu tố về chất lượng sản phẩm…

Qua đó, Hội đồng đã góp ý để khắc phục một số tồn tại, hạn chế đối với các sản phẩm nhằm tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng cũng như phối hợp và hỗ trợ các đơn vị bổ sung, hoàn thiện thủ tục hồ sơ trình UBND thành phố, UBND tỉnh đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP theo quy định.

Sau 2 ngày làm việc, Hội đồng đánh giá 6 sản phẩm đủ điều kiện đề nghị Hội đồng cấp tỉnh đánh giá công nhận sản phẩm OCOP 4 sao, 20 sản phẩm đủ điều kiện đề nghị UBND thành phố công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, còn lại 2 sản phẩm chưa đảm bảo một số tiêu chí theo quy định, Hội đồng đã tạo điều kiện cho chủ thể có thời gian khắc phục, bổ sung hồ sơ để đánh giá lại trong thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm

Tạo bứt phá trong sản xuất công nghiệp

Tạo bứt phá trong sản xuất công nghiệp

(GLO)- Việc nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp chủ lực, thúc đẩy thị trường tiêu thụ, kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực chế biến sâu… là những giải pháp quan trọng để ngành công nghiệp của tỉnh Gia Lai tăng trưởng nhanh trong năm 2025.

Hộ ông Rmah Tuân (làng Plei Thơh Ga B, xã Chư Don) mượn giống lúa Đài Thơm 8 để đưa vào sản xuất trong vụ mùa 2024. Ảnh: N.D

Chư Pưh hỗ trợ nông dân gieo trồng giống lúa mới

(GLO)- Vụ mùa 2024, Hội Nông dân huyện Chư Pưh đã triển khai mô hình “Chuyển đổi giống lúa mới”. Theo đó, Hội kết nối với doanh nghiệp cho người dân mượn giống lúa để sản xuất, sau khi thu hoạch thì trả lại. Đây là cách làm mới trong phát triển cây lúa nước của địa phương.