Báo xuân 2024

E-magazine Chàng trai Bahnar dẫn nước về làng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Con dốc dài đưa chúng tôi về làng Hrach. Tản bộ quanh làng, chúng tôi đón nhận những cơn gió mát quyện mùi hương lúa mới. Ít ai biết rằng, ngôi làng yên bình này suốt 20 năm qua phải đối mặt với cảnh nghèo khó do thiếu nước sản xuất. Rồi từ ngày anh Đinh Hmach dẫn nước về, “vùng đất khát” đã được hồi sinh.

Làng Hrach nằm dưới chân núi Bok Ưng hùng vĩ. Năm 2000, làng được thành lập với 35 hộ người Bahnar. Đời sống người dân gặp nhiều khó khăn vì khan hiếm nguồn nước. Bà con chủ yếu trông chờ “nước trời” và lấy nước từ dòng suối Đak Vệ ở cách làng hơn 2 cây số. Vào mùa khô, suối Đak Vệ cạn trơ đáy, ruộng đồng nứt nẻ, cây lúa rẫy không thể vươn mình trổ bông. Dân số của làng ngày càng tăng trong khi cái nghèo cứ níu hoài theo mãi.

Trong căn nhà sàn nhỏ cuối làng, chàng trai Đinh Hmach bao đêm thao thức, trăn trở. Để tay lên trán mà nhớ, ngoài 30 tuổi, nhưng có đến mấy mươi mùa rẫy đã qua, từ khi biết thương cái vất vả trăm bề của bà con dân làng, Hmach chưa một lần thấy hạt lúa đầy gùi. Anh chợt nghĩ: “Giá như làng mình làm được lúa nước thì sẽ đủ gạo ăn quanh năm”. Rồi những ngày sau đó, bà con thường thấy Hmach rời làng từ lúc gà chưa gáy và trở về lúc ông trăng đã ở trên đỉnh núi Bok Ưng.

Thế rồi, đầu năm 2021, khi đàn chim từ phía núi bay về phía mái nhà rông báo hiệu một mùa xuân đang tới, người làng Hrach vỡ òa đón tin vui. Ông Đinh Linh-Bí thư Chi bộ làng Hrach-nhắc nhớ: “Sau một mùa trăng không quản ngại nắng mưa băng rừng, đạp núi, Hmach đã tìm ra nguồn nước mát từ đỉnh Bok Ưng và mày mò dẫn nước xuống chân núi cạnh làng. Ban đầu, chúng tôi chẳng tin Hmach đâu. Bởi vì, nếu có tìm ra nguồn nước thì cũng không thể dẫn về làng để sinh hoạt và đưa vào ruộng lúa được. Nhưng rồi, nghe tin Hmach bàn với vợ bán tài sản quý giá nhất là 1 con bò để mua đường ống dẫn nước và xây bể chứa thì già trẻ, gái trai trong làng đều thán phục và òa lên vui sướng”.

Khi kể cho chúng tôi nghe câu chuyện dẫn nước về để cây lúa nước bén rễ nơi vùng đất đã nứt nẻ bao năm, anh Hmach không giấu được niềm vui.

Tận mắt chứng kiến Hmach phơi lưng dưới cái nắng như đổ lửa hì hục cuốc đất, đào mương dẫn nước, nhiều người không tin nổi vào mắt mình. Thế rồi, bằng quyết tâm và sự kiên trì bền bỉ, cuối cùng đường ống dẫn dài gần 3 km đã được hình thành và con nước ngoan ngoãn rẽ dòng theo anh Hmach về tận hiên nhà, chân ruộng.

Từ ngày có nước, thay vì trồng lúa rẫy như lâu nay, gia đình anh Hmach tiên phong trồng lúa nước. Lúc đầu 2 sào rồi lên 4 sào và hiện tại anh đã có 6 sào lúa nước. Thấy cây lúa nước tươi tốt, cho năng suất cao, dân làng dần dần học và làm theo anh Hmach.

Khi hạt lúa đã đủ ăn quanh năm, gia đình anh Đinh Glit không khỏi vui mừng. Anh bày tỏ: “Tôi đã theo Hmach đưa nước vào ruộng để làm lúa nước. Đây là vụ thứ 2 gia đình tôi được mùa. Gia đình tôi sẽ cố gắng mở rộng diện tích lúa nước để nhanh chóng thoát nghèo”.

Không để lãng phí nguồn nước này, anh Hmach hướng dẫn bà con đào đường mương dẫn nước về rẫy, ruộng lân cận để trồng thêm cây chuối, bắp. Hiện làng có 103 hộ canh tác khoảng 15 ha ruộng lúa nước 1 vụ, năng suất đạt 50 tạ/ha. “Nhiều hộ trong làng đã hưởng ứng, học theo anh Hmach áp dụng khoa học kỹ thuật để phát triển kinh tế. Đời sống bà con đang dần khởi sắc. Năm 2023, làng còn 62 hộ nghèo. Chúng tôi sẽ tiếp tục vận động bà con trồng lúa nước, phấn đấu làm lúa 2 vụ để cùng nhau thoát nghèo”-Bí thư Chi bộ Đinh Linh thông tin.

Trao đổi với P.V, ông Khương Đình Huy-Chủ tịch UBND xã Chư Krêy-cho hay: “Ngày anh Đinh Hmach dẫn nước về, bà con làng Hrach rất phấn khởi. Nguồn nước mát này đã thay đổi đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân, nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo”. Theo Chủ tịch UBND xã Chư Krêy, anh Hmach là một trong những người đi đầu trong thực hiện cuộc vận động “Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”. Chính quyền xã sẽ hỗ trợ về giống và kỹ thuật để mô hình trồng lúa nước của anh Hmach đạt hiệu quả cao, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn.

Ôm bó lúa trĩu bông, anh Hmach cười hiền, bảo: “Tận dụng nguồn nước dồi dào này, tôi sẽ cùng dân làng mở rộng diện tích và triển khai trồng lúa nước 2 vụ. Chúng tôi mong muốn được tham dự các lớp tập huấn để học hỏi thêm về khoa học kỹ thuật. Tôi tin rằng, bà con làng Hrach sẽ dần thoát nghèo, cuộc sống ngày một ấm no”.

Trong bữa cơm mới mừng vụ lúa được mùa, anh Hmach vít cong cần rượu chung vui cùng bà con dân làng. Bên bếp lửa nhà rông, mọi người lại cùng nhau kể về những ngày Hmach đào mương dẫn nước để hồi sinh vùng đất khát.

Có thể bạn quan tâm

Kiến tạo phát triển từ tầm nhìn quy hoạch

Kiến tạo phát triển từ tầm nhìn quy hoạch

(GLO)- Không chỉ giúp hoạch định chính sách và kiến tạo động lực phát triển, quy hoạch tỉnh còn được xem như một chỉ dẫn quan trọng để định vị những giá trị, cơ hội cũng như xác định những thách thức trong tương lai.
Công ty Phát triển thủy điện Sê San: Nỗ lực hoàn thành mục tiêu đề ra

Công ty Phát triển thủy điện Sê San: Nỗ lực hoàn thành mục tiêu đề ra

(GLO)- Nhờ bám sát chủ trương, nhiệm vụ do Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao cùng sự nỗ lực, quyết tâm của tập thể lãnh đạo và người lao động, Công ty Phát triển thủy điện Sê San đã đạt và vượt các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh, đảm bảo duy trì sản xuất điện an toàn, liên tục.

Người thầy giữa đại ngàn

Người thầy giữa đại ngàn

(GLO)- Hè năm 2004, bản thảo tiểu thuyết “Màu rừng ruộng” của tôi đang giữa chừng thì tắc mạch. Sau chuyến đi Buôn Đôn, tôi đã được dũng sĩ săn voi Ama Kông “vẽ đường” cho nhân vật Y Than.

Năng lượng tái tạo: Đòn bẩy tăng trưởng xanh

Năng lượng tái tạo: Đòn bẩy tăng trưởng xanh

(GLO)- Trong định hướng phát triển, Gia Lai xác định năng lượng tái tạo là một trong những trụ cột của ngành công nghiệp. Với định hướng đó, tỉnh đã và đang phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo, hướng đến tăng trưởng xanh.
Bác sĩ về làng

Bác sĩ về làng

(GLO)- “Ơi bà con, ngày mai có đoàn bác sĩ của tỉnh xuống thăm khám sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em trong làng. Bà con đến Nhà văn hóa cộng đồng để được thăm khám nhé”-chị Hrac-cán bộ y tế làng Amil (xã Ayun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) trực tiếp đến từng nhà thông báo.
“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

(GLO)- Dù mới học lớp 5 và chưa từng qua trường lớp đào tạo nào về cơ khí nhưng ông Phạm Văn Bình (SN 1978, thôn Hưng Hà, xã Phú Cần, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã sáng chế nhiều máy nông nghiệp giúp người nông dân giảm chi phí nhân công, tăng năng suất lao động.
Liên kết để phát triển

Liên kết để phát triển

(GLO)- Liên kết để phát triển là vấn đề xưa cũ, nhưng gần đây được nhắc đến nhiều. Liên kết là mối quan tâm của nhiều tỉnh, nhiều vùng để vực dậy, phát huy tiềm lực kinh tế-xã hội.
Ia Grai quyết tâm phát triển toàn diện

Ia Grai quyết tâm phát triển toàn diện

(GLO)- Năm 2023, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, UBND huyện cùng sự nỗ lực của các ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp và người dân, huyện Ia Grai đã đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế-xã hội đề ra.

Chư Păh đẩy mạnh thực hiện “3 đột phá”

Chư Păh đẩy mạnh thực hiện “3 đột phá”

(GLO)- Năm 2023, Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc huyện Chư Păh đã đoàn kết, chung sức, đồng lòng nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra. Đây là tiền đề quan trọng để địa phương có sự bứt phá mạnh mẽ trong năm 2024 và giai đoạn 2021-2025.

Nối dài những đường tơ

Nối dài những đường tơ

(GLO)- Kết nối những giá trị vượt thời gian của thổ cẩm Tây Nguyên vào thời trang, nhà thiết kế (NTK) Minh Hạnh đã khiến thổ cẩm thăng hoa trên các sàn diễn trong nước và quốc tế hàng thập kỷ qua.
Hiện thực hóa khát vọng trở thành vùng động lực Tây Nguyên

Hiện thực hóa khát vọng trở thành vùng động lực Tây Nguyên

(GLO)- Gia Lai phấn đấu đến năm 2045 sẽ trở thành “Cao nguyên sinh thái, thể thao và sức khỏe”; trở thành điểm đến xanh, giàu bản sắc vì mục tiêu sức khỏe con người; đưa du lịch trở thành ngành kinh tế xanh, bền vững, đưa Gia Lai trở thành điểm đến hấp dẫn trên cao nguyên Pleiku, Kon Hà Nừng.
Phát huy nội lực xây dựng Chư Prông giàu mạnh

Phát huy nội lực xây dựng Chư Prông giàu mạnh

(GLO)- Năm 2023, huyện Chư Prông đã hoàn thành và vượt 21/21 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội đề ra. Đây là tiền đề quan trọng để huyện đặt ra những mục tiêu phấn đấu trong năm 2024, góp phần hoàn thành mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025.