Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.

Tổng Bí thư Tô Lâm và các đại biểu cắt băng khai mạc Triển lãm "Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp". Ảnh: Văn Điệp/TTXVN.

Tổng Bí thư Tô Lâm và các đại biểu cắt băng khai mạc Triển lãm "Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp". Ảnh: Văn Điệp/TTXVN.

Cùng tham dự có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng: Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng, Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc; Bí thư Trung ương Đảng, Chánh văn phòng Trung ương Đảng Lê Hoài Trung; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, lãnh đạo tỉnh Hưng Yên; đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh.

Với hơn 200 tài liệu, hình ảnh, hiện vật được trưng bày tại triển lãm đã giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, khơi dậy lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc để mỗi người dân Việt Nam hôm nay tiếp tục nỗ lực vì một đất nước phát triển giàu mạnh.

Tổng Bí thư Tô Lâm và các đại biểu tham quan Triển lãm "Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp". Ảnh: Văn Điệp/TTXVN.

Tổng Bí thư Tô Lâm và các đại biểu tham quan Triển lãm "Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp". Ảnh: Văn Điệp/TTXVN.

Phát biểu khai mạc Triển lãm, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Hoài Trung nhấn mạnh, Đảng ta đã khẳng định: Đồng chí Nguyễn Văn Linh là một trong những người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đảng viên cộng sản rất mực kiên cường, trung thành, tận tụy, suốt đời chiến đấu vì lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân, một người lãnh đạo có uy tín lớn của Đảng, nhân dân, quân đội ta, người bạn tin cậy của bạn bè quốc tế.

Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Hoài Trung mong muốn cuộc Triển lãm chuyển tải được phần nào những đóng góp to lớn, cũng như vẻ đẹp của người chiến sỹ cộng sản Nguyễn Văn Linh trong lao động và trong đời thường. Thông qua triển lãm thấy rõ hơn nữa những chặng đường gian lao mà đất nước và cách mạng Việt Nam đã trải qua trong thế kỷ 20, cũng như tầm vóc lịch sử của những thắng lợi vĩ đại mà nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đạt được, với vai trò quan trọng hàng đầu của các nhà lãnh đạo như đồng chí Nguyễn Văn Linh.

Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Hoài Trung nêu rõ, quán triệt, phát huy những bài học quý giá mà các thế hệ lãnh đạo cách mạng tiền bối, trong đó có đồng chí Nguyễn Văn Linh để lại, chúng ta sẽ có thêm những cơ sở quan trọng để vững bước tiến vào kỷ nguyên mới của dân tộc, kỷ nguyên của giàu mạnh và thịnh vượng.

Tổng Bí thư Tô Lâm và các đại biểu tham quan Triển lãm "Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp".

Tổng Bí thư Tô Lâm và các đại biểu tham quan Triển lãm "Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp".

Triển lãm được bố cục gồm 5 phần chính. Phần một: “Quê hương, gia đình, thời niên thiếu (1915 - 1930)”, giới thiệu về thời niên thiếu cũng như quê hương, gia đình và hành trình giác ngộ cách mạng của đồng chí Nguyễn Văn Cúc (tức Nguyễn Văn Linh). Tái hiện hình ảnh đồng chí xuất thân từ gia đình có truyền thống yêu nước, ngay từ nhỏ đã ham học, sớm có tình yêu đối với con người, làng xóm, quê hương, thấu hiểu cảnh đau khổ của đất nước lầm than, nô lệ dưới chế độ thực dân cai trị, sớm nhận thức được vận mệnh đất nước mà tìm đến cách mạng. Năm 1929, khi mới 14 tuổi, đồng chí đã tham gia Học sinh đoàn do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên lãnh đạo. Với nhiệt huyết tuổi trẻ lại được tư tưởng Nguyễn Ái Quốc dẫn đường, đồng chí đã tích cực, hăng hái hoạt động, không sợ hy sinh, gian khổ. Ngày 1.5.1930, đồng chí tham gia rải truyền đơn chống đế quốc, bị địch bắt khi mới 15 tuổi, bị kết án tù chung thân và đày đi Côn Đảo.

Phần hai: “Trưởng thành trong cuộc đấu tranh cách mạng (1931 - 1945)”, giới thiệu về thời gian đồng chí Nguyễn Văn Linh bị địch bắt giam và bị đày, tra tấn nơi “địa ngục trần gian" - nhà tù Côn Đảo (giai đoạn 1931 - 1936 và giai đoạn 1941 - 1945). Trong những năm 1936 đến đầu năm 1941, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, tham gia hoạt động trong công nhân lao động ở Hải Phòng, Hà Nội. Đồng chí đã xây dựng cơ sở đảng, thành lập nhiều chi bộ và Thành ủy lâm thời Hải Phòng. Năm 1939, Trung ương Đảng điều động đồng chí vào công tác ở thành phố Sài Gòn, tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố do đồng chí Minh Khai làm Bí thư. Đến đầu năm 1940, đồng chí được Trung ương phân công cùng một số đồng chí ra Trung kỳ bắt liên lạc với cơ sở đảng ở các tỉnh để thành lập lại Xứ ủy Trung kỳ. Đầu năm 1941, đồng chí bị địch bắt ở Vinh, bị đưa về Sài Gòn xử án 5 năm tù và đày ra Côn Đảo lần thứ hai. Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, đồng chí Nguyễn Văn Linh được đưa ra khỏi nhà tù Côn Đảo và bắt đầu hành trình đấu tranh cách mạng mới cùng dân tộc.

Tổng Bí thư Tô Lâm và các đại biểu tham quan Triển lãm "Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp".

Tổng Bí thư Tô Lâm và các đại biểu tham quan Triển lãm "Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp".

Phần ba: “Sát cánh cùng đồng bào miền Nam (1946 - 1975)”, giới thiệu về quá trình hoạt động vô cùng phong phú, sôi nổi, sát sao với thực tiễn thăng trầm của phong trào cách mạng và thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của đồng bào miền Nam. Sau khi được đón về Nam Bộ hoạt động ở miền Tây, đồng chí Nguyễn Văn Linh trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến ở Sài Gòn - Chợ Lớn với các chức vụ Bí thư Thành ủy, Bí thư Đặc khu ủy Sài Gòn - Gia Định. Đồng chí được bầu và tham gia Thường vụ Xứ ủy Nam Bộ. Từ năm 1957 đến năm 1960 là quyền Bí thư Xứ ủy Nam Bộ. Đến năm 1960, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương chỉ định làm Bí thư Trung ương Cục và sau đó là Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam.

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Hồ Chủ tịch, với trách nhiệm là Bí thư Trung ương Cục, đồng chí đã chủ trì và cùng với các đồng chí khác lãnh đạo phong trào cách mạng miền Nam vào thời điểm gay go, oanh liệt nhất. Triển lãm phản ánh những dấu ấn không bao giờ phai mờ về cuộc đồng khởi và cuộc kháng chiến chống xâm lược, hình ảnh anh Mười Cúc trong bộ quần áo bà ba, khuôn mặt hiền từ, dáng đi nhanh nhẹn, giọng nói ấm áp, mộc mạc nhưng giàu tình cảm còn in đậm trong ký ức đồng bào, đồng chí miền Nam. Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc thuộc về toàn Đảng, toàn dân ta, trong đó có một phần công lao của đồng chí Nguyễn Văn Linh.

Tổng Bí thư Tô Lâm và các đại biểu tham quan Triển lãm "Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp".

Tổng Bí thư Tô Lâm và các đại biểu tham quan Triển lãm "Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp".

Phần bốn: “Trăn trở, tìm tòi hướng đi mới (1976 - 1986)”, giới thiệu về quá trình đồng chí Nguyễn Văn Linh với các vai trò, trọng trách trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, được phân công giữ các chức vụ: Trưởng Ban Cải tạo xã hội chủ nghĩa của Trung ương, Trưởng Ban Dân vận Mặt trận Trung ương, Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

Trên bất kỳ cương vị nào, đồng chí cũng đem hết sức lực cống hiến cho Đảng và nhân dân, đặt lợi ích chung của cách mạng lên trên lợi ích cá nhân, luôn trăn trở, lắng nghe ý kiến của nhân dân, tìm tòi nghiên cứu những nhân tố mới, sáng tạo, tích cực từ thực tiễn để đúc kết, xây dựng điển hình, hình thành cơ chế, phong cách quản lý mới, góp phần làm sáng tỏ quan điểm, đường lối của Đảng.

Phần năm: “Lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước (1986 - 1996)”, giới thiệu về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12.1986). Tại Đại hội, đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được Trung ương bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tổng Bí thư Tô Lâm và các đại biểu tham quan Triển lãm "Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp".

Tổng Bí thư Tô Lâm và các đại biểu tham quan Triển lãm "Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp".

Tài liệu, hình ảnh giới thiệu những đóng góp quan trọng và có hiệu quả của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh vào việc hoạch định đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, chèo lái con thuyền cách mạng vượt qua những khó khăn trong nước và những biến động lớn trên thế giới; kiên trì thực hiện đổi mới có nguyên tắc, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Tổng Bí thư Tô Lâm ghi Sổ cảm tưởng tại Triển lãm "Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp". Ảnh: Văn Điệp/TTXVN.

Tổng Bí thư Tô Lâm ghi Sổ cảm tưởng tại Triển lãm "Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp". Ảnh: Văn Điệp/TTXVN.

Với những bài viết trong chuyên mục “Những việc cần làm ngay” đăng trên Báo Nhân dân do đồng chí chủ trương và trực tiếp viết bài đã tạo ra luồng sinh khí mới trong xã hội, nêu cao tấm gương nói đi đôi với làm, tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội, đấu tranh chống tiêu cực, làm trong sạch bộ máy của cơ quan Đảng và Nhà nước.

(Theo TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

"Núi trên đất bằng"

"Núi trên đất bằng"

(GLO)- Tiến sĩ Hà Thanh Vân đã nhận xét Tiểu thuyết "Núi trên đất bằng" của Võ Đình Duy là một tác phẩm văn chương đầu tay ra mắt năm 2025, đánh dấu bước chuyển đầy bất ngờ từ một kiến trúc sư trẻ sống ở Gia Lai sang hành trình kiến tạo thế giới văn chương.

NHÀ THƠ ĐÀO AN DUYÊN: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

Nhà thơ Đào An Duyên: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

(GLO)- Với nhà thơ Đào An Duyên, đọc và viết chính là hành trình nuôi chữ. Trong hành trình ấy, chị chọn một lối đi riêng, chắt chiu xúc cảm, gửi tiếng lòng vào từng con chữ với niềm mong giữ lại những xanh tươi cuộc đời, từ đó góp thêm một giọng thơ giàu hương sắc cho văn chương Gia Lai.

BẢO TỒN CÁC KỊCH BẢN TIÊU BIỂU CỦA HÁT BỘI BÌNH ĐỊNH: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

Bảo tồn các kịch bản tiêu biểu của hát bội Bình Định: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

(GLO)- Hát bội Bình Định là một di sản văn hóa đặc sắc với nhiều vở tuồng kinh điển như: Sơn Hậu, Tam nữ đồ vương, Ngũ hổ Bình Tây, Hồ Nguyệt Cô hóa cáo (còn có tên khác là Chém cáo, Cổ miếu vãn ca) của Nguyễn Diêu, Trầm hương các, Diễn võ đình và Cổ thành… của Đào Tấn.

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

(GLO)- Nếu như Tây Bắc có “tứ đại danh đèo”: Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ thì vùng duyên hải miền Trung lên đại ngàn Tây Nguyên cũng có “ngũ danh đèo”: An Khê, Phượng Hoàng, Khánh Lê, Ngoạn Mục, Violak.

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Trong ngôi nhà sàn dưới chân núi ở làng K8, xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh), Nghệ nhân nhân dân Ðinh Chương nở nụ cười sảng khoái, hồ hởi nói: “Bà con trong làng đang trông chờ ngày 1.7.2025, để không chỉ núi liền núi, sông liền sông mà đồng bào Bana ở hai tỉnh trước đây sẽ về chung mái nhà tỉnh Gia Lai mới”.
Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Triển khai trong thời gian chưa tròn 1 năm, Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025 đã thu hút nhiều người yêu văn chương trong và ngoài tỉnh tham gia. Tác phẩm được gửi về không chỉ thể hiện sự đầu tư công phu về nội dung và hình thức, mà còn góp phần lan tỏa hình ảnh vùng đất Bình Ðịnh giàu bản sắc văn hóa, chiều sâu lịch sử.
Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

Chung vai một gánh hai quê

Chung vai một gánh hai quê

Chung vai một gánh hai quê là chủ đề chung cho tập truyện ngắn “Người hai quê” của Hương Văn do Tạp chí Văn nghệ Quân đội chọn lọc và được NXB Quân đội Nhân dân - 2025 ấn hành. 

null