Gương mặt thơ: Hoàng Cát

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tôi cứ để dành, chờ giới thiệu ông trong chuyên mục “Gương mặt thơ” dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024), nhưng rồi, ông đã vội ra đi. Ông mất ngày 1-7 vừa qua.

Cuộc đời Hoàng Cát khá chông gai. Ông là thương binh, gửi lại 1 chân ở chiến trường Quảng Trị năm 1971. Nhớ lần gặp nhau ở Pleiku, ông nói: “Chân anh gửi lại gần quê em đấy”. Và ông kể vanh vách về vùng Quảng Trị giáp Thừa Thiên-Huế hết sức khốc liệt ấy, nơi có một người mẹ đã nuôi ông dưới hầm những ngày bị thương.

Ông sống khá vất vả từ sau khi bị thương vì những nguyên cớ vu vơ liên quan tới một truyện ngắn. Cái thời ấy nó thế, nhưng ông luôn lạc quan, hết sức lạc quan. Năm 2012, nghe tin ông bị ung thư, nhân chuyến ra Hà Nội, tôi tìm tới nhà thăm. Và tôi đã gặp một Hoàng Cát nói cười rổn rảng, đọc thơ như lên đồng, không nói gì tới chuyện bệnh tật, hái tặng tôi mấy quả khế ở ngay cái cây được trồng trong sân, lại còn gửi cốm cho tôi về làm quà.

Nếu không tinh thì ít người biết ông mất 1 chân vì ông sử dụng chân gỗ rất thành thạo và còn đi nhanh hơn người thường. Thơ ông viết về lẽ sống-chết ở đời cứ nhẹ tênh, nên ông lạc quan tới phút cuối cùng là thế: “Ta được sống sau bao nhiêu vật vã/Lạ lùng thay chết cũng khó vô cùng/Thế mới biết đời luôn đầy bí hiểm/Bí hiểm nao lòng, bí hiểm đến mông lung”.

Ông tình nghĩa với bạn bè tới cực đoan và cũng tốt tới cực đoan. Ở đâu có ông, ở đấy đầy tiếng cười và cả nước mắt. Năm 1966, giữa chiến trường, ông viết thơ cho con gái, giờ là một nhà báo: “Lưng mang ba lô nặng/Vai vác súng AK/Mỗi lần lá vào võng/Lại nhớ tay con xa/Tạm nghỉ chân giữa rừng/Ba gửi về cùng gió/Ba gửi về cùng hương/Chiếc lá từ Trường Sơn”.

Ông viết về vợ, người vợ tảo tần trọn đời: “Cảm ơn em đã truyền lửa cho anh/Để năm tháng không trở thành băng giá/Để khổ đau không quật anh gục ngã/Anh như cây trơ trọi giữa mùa đông/Để sớm mai nay bất ngờ nắng rạng/Anh được bàng hoàng, ngơ ngác trước dòng sông”.

Và dẫu biết trái tim sẽ có ngày trở chứng, ông vẫn điềm nhiên và ngơ ngác trước cái đẹp: “Giờ trái tim bỗng trở chứng-mong manh/Có thể vỡ bất kỳ trong khoảnh khắc/Trước mỗi ban mai ta càng yêu da diết/Cuộc đời ơi! Người đẹp đến nao lòng”.

Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.

Bâng khuâng


Lại nghe nắng xôn xao con ngõ vắng

Xuân đang thì sao hạ vội vàng sang

Lá khế rụng vàng sân loang đốm nắng

Xui lòng ta vô cớ bâng khuâng.

Minh họa: T.N

Minh họa: T.N

Xin trời đất hãy đừng gấp gáp

Chầm chậm thôi trôi thật nhịp nhàng

Ta muốn hưởng ngày xuân thêm chút nữa

Những ngày xuân bịn rịn xốn xang.


Đời thật lạ một mình mình im ắng

Càng nôn nao nghĩ ngợi xa gần

Bao bạn bè giờ đây không còn nữa

Đời thực hay hư, ôi quá mênh mông.


Ta được sống sau bao nhiêu vật vã

Lạ lùng thay chết cũng khó vô cùng

Thế mới biết đời luôn đầy bí hiểm

Bí hiểm nao lòng, bí hiểm đến mông lung.



Mình chỉ là hạt cát thôi em


Mình chỉ là hạt cát thôi em

Nhưng là cát bên đại dương xanh biếc

Từng tắm gội nắng mưa, sóng xiết

Thấm đẫm tâm hồn giai điệu thiên nhiên.

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Mình chỉ là hạt cát thôi em

Nhưng là cát bên dòng sông quê mẹ

Dẫu lấm láp phù sa từ tấm bé

Vẫn ngời ngời ánh ngọc lung linh.


Mình chỉ như muôn triệu chúng sinh

Sông ngọt ít biển cay chua tràn ứ

Nhưng sâu thẳm trái tim hằng ấp ủ

Muôn vạn nỗi niềm: dịu ngọt thương yêu.



Cảm tạ trời xanh


Cảm tạ trời xanh cho viết thơ

Thơ ta rải tặng khắp cõi bờ

Cõi bờ đất nước thiêng liêng lắm

Máu huyết từ tim thấm đẫm thơ.

Minh họa: H.T

Minh họa: H.T

Một thời máu lửa rền bom đạn

Tuổi trẻ sục sôi thổi kéo đi

Gạt phăng đại học hay du học

Ta chọn chiến trường chả sợ chi.


Chẳng ai dám nghĩ mình quay lại

“Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi”

Câu thơ Hán cổ hằng day dứt

Biết lắm! Mà ta vẫn quyết đi.


Giờ đây ta đặng là thi sĩ

Cháy hết buồn vui với cuộc đời

Cảm tạ trời xanh cho sống lại

Những miền ký ức của xa xôi.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Du khách người Ý thích thú tìm hiểu các nhạc cụ truyền thống Jrai dưới sự hướng dẫn của Nghệ nhân Ưu tú Rơ Châm Tih. Ảnh: Quốc Nguyễn

Quảng bá “sức mạnh mềm” từ hoạt động đối ngoại văn hóa

(GLO)- Những ngày gần đây, hình ảnh truyền cảm hứng nhất được lan tỏa trên báo chí và mạng xã hội là việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và ông Jensen Huang-Nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Nvidia (chuyên về lĩnh vực công nghệ) cùng dạo phố cổ và thưởng thức nem chua rán, uống bia.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.