Gương mặt thơ: Đinh Thị Thu Vân

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Thập niên 80 của thế kỷ trước, chúng tôi đã rất say mê chuyền tay nhau đọc thơ của mấy nhà thơ nữ phía Nam như: Lê Thị Kim, Song Hảo, Đinh Thị Thu Vân... Chị Vân khi ấy rất nổi tiếng với 2 bài thơ “Nếu không có ngày ba mươi tháng tư” và “Con tem quân đội”.

Năm 1981, chị được tặng thưởng thơ của Tạp chí Văn nghệ Quân đội với chùm 3 bài thơ: “Áo người yêu”, “Con tem quân đội”, “Bài thơ lục bát của anh”. Cùng năm, bài thơ “Nếu không có ngày ba mươi tháng tư” được giải C cuộc thi thơ của Báo Văn nghệ. Sau đấy chị được tặng thưởng Văn học 5 năm của Bộ Quốc phòng với tập thơ “Thay cho lời hát ru anh”.

Rồi sau này, khi quen biết chị, tôi thấy chị với thơ chả khác nhau bao nhiêu. Một người lặng lẽ, nhưng sâu sắc, nói chuyện với chị rất thích. Chị vẫn có cái ngơ ngác của nhà thơ trước cuộc đời nhưng lại rất chín chắn trong cảm xúc. Lặng lẽ chăm sóc bạn bè như một lẽ đương nhiên, một nhu cầu tự thân. Và, thơ chị nó cũng cứ thăm thẳm lặng lẽ, thăm thẳm chịu đựng và thăm thẳm xa xót như thế.

Từ những ngày đầu, với tình yêu, chị cũng đã ngập ngừng gìn giữ: “Hiểu giùm em phút bâng khuâng/Giấu trong câu nói nửa chừng lặng im/Nói thương người lính trong tem/Chính là thương lắm người bên cạnh mình!” (Con tem quân đội) thì sau này chị giấu biệt nó thành: “tay vẫn mượt, tóc vẫn mềm, sau tê tái/ngày tháng buồn thăm thẳm ấy, em quên/này quá khứ này tương lai, vì nhau, xin khép lại/còn mỗi chiều này em dỗ xót xa phai”.

Đọc thơ chị cứ cho ta cái cảm giác mênh mang của những chiều đồng bằng, những bông súng nở, nước dập dềnh với hoàng hôn và sự cô đơn dịu dàng, cô đơn để mà mạnh mẽ, cô đơn để mà cảm nhận, cô đơn để mà “nhớ vỡ trái tim rồi/cả người em chứa toàn nước mắt!”. Những nỗi nhớ biêng biếc, những nỗi nhớ dịu dàng và nỗi nhớ làm nên dấu ấn thi nhân...

Chị hiện sống và sáng tác ở Long An, từng là Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Long An, Ủy viên Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam khóa IX.

Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.



Có ai buồn với tôi không



có ai buồn với tôi không

hắt hiu ngàn gió thổi mông lung chiều

rạc rời hương sắc thương yêu

dường như nhung nhớ thoáng rêu phong rồi.

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

dường như người chớm quên người

dường như đêm bớt đầy vơi đẫm lòng

có ai buồn với tôi không

tàn tro lạc mất, còn mong mỏi gì!



này ai, buồn với tôi đi

lẻ loi đã đợi ôm ghì rỗng không

hắt hiu ngàn gió mông lung

có ai buồn với tôi trong kiếp này?




Đủ cho lòng trở giấc



bất chợt nụ cười quen

trên phố chiều đông đúc

ai đó vừa gọi tên

đủ cho lòng trở giấc...



gió lay mềm mái tóc

gió ươm đằm ước mơ

ơi gió thời thiếu nữ

đã về đây bao giờ?



đã về đây óng ánh

màu nắng vàng xuân xưa

đã về đây mật ngọt

thuở trăng gầy non tơ.



về bên tôi tất cả

nông nổi và ngây thơ

về bên tôi chia sẻ

về bên tôi cận kề.



về bên nhau vội nhé

kẻo mai kia trễ tràng

e lòng tôi lạnh giá

sau rất nhiều nắng sương...


Trước màu hoa thủy cúc



thế mà em đoạn đành quên

chiều nay nâng dáng hoa mềm se đau

đã từng thương đã lao xao

trắng mong manh ấy từng nao hồn gầy.

Minh họa: H.T

Minh họa: H.T

rồi qua... qua mất ngây say

hoa phai phận mỏng, em đầy phận em...

đuối lòng, quên cả tên, quên

này đây thủy cúc đây miền nhớ xưa.



này đây phiến lá loang mưa

em nghiêng xuống bỏ chơ vơ cuối trời

trắng xanh này trắng xanh ơi

dù em lạt lẽo vẫn vời vợi mong...



mà anh-em chẳng bạc lòng

sao xa như thể mình không là gì!

Có thể bạn quan tâm

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

“Mùa xuân của mẹ”

“Mùa xuân của mẹ”

(GLO)- Đầu năm nay, tác giả Lê Thị Kim Sơn-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai ra mắt tập truyện dành cho thiếu nhi “Cổ tích trưa” (Nhà xuất bản Kim Đồng) và mới đây là tập truyện ngắn “Mùa xuân của mẹ” (Nhà xuất bản Hồng Đức). 

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

(GLO)- Là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ thơ chống Mỹ cùng thời với Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh, Bằng Việt, Hoàng Nhuận Cầm, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Trọng Tạo, Phạm Tiến Duật, Thu Bồn... nhưng Thanh Thảo có một giọng thơ riêng, thiên về trí tuệ và một lối tư duy trực cảm.

“Gia Lai trong tôi”

E-magazine“Gia Lai trong tôi”

(GLO)- Gia Lai trong bạn là những hình dung gì khi nhắc đến? Là khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, là nụ cười sơn nữ hay nét bản sắc văn hóa khó lẫn? Những câu trả lời sẽ được tìm thấy tại Triển lãm nhiếp ảnh năm 2024 với chủ đề “Gia Lai trong tôi”.

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

(GLO)- Bài thơ "Với Krông Pa" của Nguyễn Đình Phê mang đến một cái nhìn sâu sắc về mảnh đất và con người nơi đây. Không chỉ đưa người đọc đi qua những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, tác giả còn gợi lên những câu chuyện lịch sử và cả hành trình đổi thay sau chiến tranh của vùng đất này.