Gương mặt thơ: Nguyễn Minh Cường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Anh là Thượng tá, học vị Tiến sĩ, dạy ở Học viện Chính trị (Bộ Quốc phòng), một nhà thơ trưởng thành từ quân đội, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên quân đội duy nhất được kết nạp vào năm 2022.

guong-mat-tho.jpg

Tôi quen anh trong một lần anh làm guide cho một số nhà thơ phía Nam tham quan một làng quan họ cổ Bắc Ninh và nhận ra anh hát quan họ rất hay.

Sau này, tôi mới biết, vợ anh người xứ này và “chị Hai” vợ đã biến chồng thành “anh Hai quan họ”, dù quê anh ở Thái Nguyên.

Anh vừa xuất bản trường ca “Lòng tôi biên giới”. Có người nhận xét rằng, với một thi sĩ 8X như anh mà viết được như thế là rất đáng nể, cả về nội dung, tầm vóc tư tưởng và thể loại.

Thơ anh nhiều suy nghĩ, có những bất chợt cũng làm xao xuyến, những vu vơ cũng khiến ta cảm động bởi cái nhìn trách nhiệm trước đời sống: “Người bán hoa đẩy xe bừng phố/những xe hoa trôi bên những khúc đường hoa/hương tinh khôi làm dịu dàng hơn những gương mặt thường ngày khắc khổ/nụ cười mềm những đăm chiêu/và trìu mến làm tình người ấm”.

Còn thơ tình của anh thì trong veo, như tình yêu người lính: “Khi cùng nhau ra phố/ta chạm bao mắt cười/trời bỗng bồng mây trắng/êm như là bện nôi.../khi trong vòng tay tôi/em cuộn tròn nguyên thủy/hơi thở ta phập phồng/thay tiếng sông ngày cạn”.

Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.


Bên cành hoa nhất chi mai

Hoa bỗng trổ tròn xoe như khuy cúc

trên áo non cành lá sớm mai lành

hàng khuy cúc trắng hồng thơm mùi nắng

khóa thân vỏ xù xì phong lại một mùa đông.


Của gió bấc cuồng si và vụng dại

của sương giăng huyền hoặc những lo, ngờ

của rét mướt thắt buổi chiều đơn chiếc

của mưa đêm khoan buốt cả cơn mơ.


Phong lại hết những nỗi niềm ẩn ức

để đáy lòng khe khẽ một mầm vui

sẽ không nghĩ lúc hè sang bỏng rát

có thể phiền ta bằng giông sét tơi bời.

ben-canh-hoa-nhat-chi-mai.jpg
Minh họa: H.T

Em xiêm áo làm gió xuân cuống quýt

xin mở ra hàng cúc bấm ơ hờ

Tôi thầm ngắt một khuy cài-hoa trắng

lòng tay mình rưng rức một mùa thơ.


Quán trà ngã tư


Hàng hiên non non một nhành lá bé

hàm tiếu xuân thì

hương trà đượm đáy ly

ánh mắt chộn rộn phố.


Ngược ngược, xuôi xuôi

xe xe, cộ cộ

dòng người miên man...

áo váy thướt tha tự khoe sắc thắm

mấy nàng trung niên như đang bay

cùng gió trút đông tàn.


Trong bước chân vội vàng,

thiếu phụ dắt cậu con trai qua đường ghé shop quần áo

đứa bé nhảy chân sáo đôi giày đỏ

thiếu phụ tươi mắt nhìn đèn xanh

hai má ửng lên thoa phấn phố hồng

ở hai đầu đối diện

trước cột đèn tín hiệu

có những người đàn ông sau vô lăng

tắt máy và ngồi thinh lặng

chiêm ngưỡng sự lướt qua của một niềm dịu dàng...


Bên ban công tầng hai quán góc

tôi và một người khác giới xa lạ bàn kế bên

khẽ khàng nhấp từng ngụm nhỏ

như sợ mùa xuân giật mình...


Khi mùa xuân


Khi cùng nhau ra phố

ta chạm bao mắt cười

trời bỗng bồng mây trắng

êm như là bện nôi.

1khi-mua-xuan.jpg
Minh họa: Huyền Trang

Khi trong vòng tay tôi

em cuộn tròn nguyên thủy

hơi thở ta phập phồng

thay tiếng sông ngày cạn.


Khi hơi xuân bất chợt

ùa về báo mùa sang

lộc trên cành bật nhú

tươi non niềm ngỡ ngàng.


Như vừa bung vỏ kén

như ta vừa tái sinh

hay vừa rơi vỏ áo

hai mươi năm tuổi mình.


Ta trở về nguyên nghĩa

của một thời thanh xuân

thấy trời xanh-xanh đẫm

trong mắt nhau trong ngần.

Có thể bạn quan tâm

Có một đêm văn công như thế

Có một đêm văn công như thế

(GLO)- Hôm ấy, bà con các làng ai ai cũng háo hức chờ đợi. Mới 17 giờ, bà con đã tập trung trước sân trụ sở xã Al Bá chờ đợi đêm diễn. Khi đó, tôi nhớ mình đã viết một bài báo có nhan đề “Đêm văn công ở vùng trắng văn công”...

Thơ Dương Kỳ Anh: Đi giữa vườn xuân

Thơ Dương Kỳ Anh: Đi giữa vườn xuân

(GLO)- Cảm giác về tình yêu qua lời thơ của Dương Kỳ Anh thật lãng mạn và đắm say. Điển hình, trong bài thơ "Đi giữa vườn xuân", tác giả không chỉ miêu tả vẻ đẹp của vườn xuân mà còn khéo léo lồng vào đó sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên, giữa tình yêu lứa đôi và tình yêu Tổ quốc.

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

(GLO)- Bài thơ "Gọi xuân" của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng mang đậm không khí của mùa đông, song cũng là lời mời gọi, khắc khoải của mùa xuân. Từng câu thơ như một niềm khát khao về sự thay đổi, hồi sinh và tươi mới...

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

(GLO)- Mùa xuân vừa đến, cho ta cái cớ để nhìn lại chặng đường dài mình đã đi qua. Thêm một tuổi là thêm nhiều những hạnh ngộ và chia ly, nguyện ước và mong chờ. Nhưng chừng nào còn tha thiết với đời là ta còn “tuổi ngọc”. Bài thơ của tác giả Lữ Hồng dưới đây như thay lời muốn nói...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

(GLO)- Bài thơ "Quê ngoại" của Nguyễn Ngọc Hạnh không chỉ là lời tỏ bày tình cảm quê hương mà còn là một thông điệp sâu sắc về sự gắn bó với cội nguồn. Quê hương dù có xa hay gần, luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc đời mỗi người, là điểm tựa để chúng ta tìm về trong những lúc lạc lõng nhất.

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

(GLO)- "Hoa vô thường" của Lê Từ Hiển mang đậm dấu ấn của sự chiêm nghiệm về cuộc đời, sự vô thường của thời gian qua những biến chuyển của thiên nhiên. Mỗi câu thơ như một khoảnh khắc dịu dàng, mà ở đó, tác giả lặng lẽ nhìn nhận và đón nhận mọi biến động của đời sống...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

(GLO)- Với "Giếng xưa", tác giả Nguyễn Ngọc Hạnh đã khắc họa bức tranh đầy khắc khoải, suy tư về cuộc đời. Khi thời gian lặng lẽ trôi qua, mỗi hình ảnh đều như một lời tâm sự rất riêng tư nhưng cũng thật gần gũi và đầy cảm xúc.

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

(GLO)- Nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, con người phố núi Pleiku, UBND thành phố phối hợp với Báo Gia Lai tổ chức Cuộc thi viết về chủ đề “Pleiku-Khát vọng vươn lên” năm 2025 trên các ấn phẩm của Báo Gia Lai. Ban tổ chức bắt đầu nhận bài từ ngày 20-1.

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Ngô Thanh Vân: Gió mùa về trong ấm áp xuân sang

Thơ Ngô Thanh Vân: Gió mùa về trong ấm áp xuân sang

(GLO)- Qua những hình ảnh tươi mới của mùa xuân, tác giả Ngô Thanh Vân đã vẽ nên một bức tranh ấm áp về tình cảm gia đình, về những tháng năm không thể quay lại nhưng đầy ắp kỷ niệm. Trong bài thơ, mẹ là hình ảnh trung tâm, là biểu tượng của tình yêu vô bờ bến.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

(GLO)- Năm 2024 được xem là năm “mưa giải thưởng” của văn học nghệ thuật (VHNT) Gia Lai tại các liên hoan, cuộc thi khu vực và toàn quốc, trong đó có nhiều giải cao. Đây là ghi nhận xứng đáng cho sự đầu tư, nỗ lực trong lĩnh vực đòi hỏi sức sáng tạo không ngừng của đội ngũ văn nghệ sĩ tỉnh nhà.