Gương mặt thơ: Trương Tuyết Mai

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Rất nhiều người chỉ biết chị là nhạc sĩ, nhất là sau khi ca khúc “Huế tình yêu của tôi” xuất hiện, người Huế từ e dè ban đầu (kể cả tôi), giờ thì công nhận nó là một phần của Huế.

1.jpg

Là nhạc sĩ, chị đã có tới 7 đầu sách và CD. Tới khi gặp chị trong cuộc rải tro nhà báo Pháp Georges Boudarel, người đã dịch rất nhiều tác phẩm văn học Việt Nam như “Dế mèn phiêu lưu ký” của Tô Hoài, “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố ra tiếng Pháp khi ông là cán bộ Nhà xuất bản Ngoại văn Việt Nam và ông chính là người yêu đầu đời của chị thì tôi mới biết chị còn là nhà thơ.

Nhà thơ, nhạc sĩ Trương Tuyết Mai sinh ngày 19-7-1944, quê ở tỉnh Phú Yên. Tập kết ra Bắc, chị học ở Trường Miền Nam, số 8 Hải Phòng. Năm 1965, tốt nghiệp môn flute (sáo sắt) ở Trường Âm nhạc Việt Nam, chị về công tác tại dàn nhạc Đài Phát thanh Giải phóng. Từ năm 1974, chị phục vụ tại chiến trường Trị Thiên và khu V trong đoàn ca nhạc Đài Phát thanh Giải phóng. Từ năm 1975 đến 1981, chị làm việc tại dàn nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam, sau đó chuyển sang làm biên tập âm nhạc tại Đài Tiếng nói Nhân dân TP. Hồ Chí Minh. Hiện chị cư trú tại TP. Hồ Chí Minh, sáng tác nhạc, thơ và cả văn xuôi; hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh. Chị đã có tới 7 tập thơ, 1 tập văn xuôi; trong đó, năm nay, kỷ niệm 80 tuổi, chị vừa xuất bản tập thơ “Hòa âm đêm” được rất nhiều bạn nghề, bạn đọc đánh giá cao.

Tôi trích ngang lý lịch của chị hơi nhiều để chứng minh rằng, với một cuộc đời như thế, lăn lộn từng trải như thế, gắn với đời như thế, tình yêu đẹp như thế, việc chị sử dụng một lúc nhiều “tay” trong sáng tác, từ nhạc tới thơ, văn cũng là điều dễ hiểu.

Chị viết nhiều thơ tình, như để ru mình, mà cũng ru người, một thứ tình yêu có đắng đót, xa xót nhưng cũng trong veo đầy xúc cảm. Hai câu chị trích in ở bìa 4 tập “Hòa âm đêm” vừa xuất bản là: “Giá như đừng nhìn điều chi cũng rõ/thì hồn ta đâu đẫm lệ-người ơi”.

Riêng cái mối tình xuyên biên giới với nhà báo Pháp Georges Boudarel, người sau này là bộ đội Việt Nam, là cán bộ địch vận, cán bộ Nhà xuất bản Ngoại văn, rồi trở về Pháp và đằng đẵng cô đơn những ngày cuối đời bên ấy, rồi ước nguyện được thả tro ở 3 con sông Việt Nam và được chị cùng bạn bè thực hiện... đã đủ để chị viết hàng vạn bài thơ tình. Nhưng không chỉ thơ tình, thơ chị cũng mênh mông nhân tình thế thái.

Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.

Gối không nước mắt

Nắng tràn qua cửa sổ

nhảy nhót trên gối mềm.


gối ta không nước mắt

cần chi nắng hong khô.


Chỉ có những giấc mơ

vẫn còn đẫm trên đó.


ta sợ bất chợt gió

ập vào cuốn bay đi.


Gom lá

gom-la.jpg
Minh họa: H.T

Cảm ơn em tặng chị cây xiên

Để dọn vườn

khỏi khom lưng quét lá.


Nhưng em ơi-cây xiên nhọn quá

Mỗi lần xiên

lá vỡ

xót xa...


Lá đã rụng

lại khô

còn đau nữa

Thì làm sao tim chị nguyên lành.


Thôi cứ đành

khom lưng gom lá

Đưa chổi thật êm

lá sẽ... bớt đau.


Vu vơ câu đưa tình

vu-vo-cau-dua-tinh.jpg
Minh họa: Huyền Trang

Chị bỗng mỉm cười

nghe lòng xao xuyến

kỷ niệm ùa về

quay quắt nhớ Trường Sơn.


Cùng đồng đội

những chiều hành quân

len lỏi vượt rừng

dưới tầm bom bão đạn.


Bỗng câu đưa tình phía sau vọng tới

“người đâu

mà đằm thắm dịu dàng?”.


Chị ngoái lại

mong biết người vừa dứt tiếng

khen tặng ai

giữa bom đạn rền vang.


Một chút ngỡ ngàng

lời trao chưa kịp

đã chạm nụ cười

ánh mắt chứa chan.


Câu đưa tình vu vơ

theo chị cùng năm tháng

cũng lúng liếng trái tim

cũng ngong ngóng mong chờ

suốt hành trình dâu bể... người thơ.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

“Mùa xuân của mẹ”

“Mùa xuân của mẹ”

(GLO)- Đầu năm nay, tác giả Lê Thị Kim Sơn-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai ra mắt tập truyện dành cho thiếu nhi “Cổ tích trưa” (Nhà xuất bản Kim Đồng) và mới đây là tập truyện ngắn “Mùa xuân của mẹ” (Nhà xuất bản Hồng Đức). 

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

(GLO)- Là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ thơ chống Mỹ cùng thời với Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh, Bằng Việt, Hoàng Nhuận Cầm, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Trọng Tạo, Phạm Tiến Duật, Thu Bồn... nhưng Thanh Thảo có một giọng thơ riêng, thiên về trí tuệ và một lối tư duy trực cảm.

“Gia Lai trong tôi”

E-magazine“Gia Lai trong tôi”

(GLO)- Gia Lai trong bạn là những hình dung gì khi nhắc đến? Là khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, là nụ cười sơn nữ hay nét bản sắc văn hóa khó lẫn? Những câu trả lời sẽ được tìm thấy tại Triển lãm nhiếp ảnh năm 2024 với chủ đề “Gia Lai trong tôi”.

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

(GLO)- Bài thơ "Với Krông Pa" của Nguyễn Đình Phê mang đến một cái nhìn sâu sắc về mảnh đất và con người nơi đây. Không chỉ đưa người đọc đi qua những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, tác giả còn gợi lên những câu chuyện lịch sử và cả hành trình đổi thay sau chiến tranh của vùng đất này.