Gương mặt thơ: Nguyễn Quang Hưng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nguyễn Quang Hưng hiện là Phó Trưởng ban ấn phẩm “Thời nay” của Báo Nhân Dân, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và là tác giả của khoảng 20 đầu sách gồm thơ, trường ca, tản văn, bình luận.

guong-mat-tho-nguyen-quang-hungdd.jpg

Quê gốc Hà Nội nhưng anh rất rành và hát rất hay quan họ. Anh năng động trong mọi việc và việc nào cũng sâu sắc, cẩn trọng.

Thơ anh đằm sâu những suy nghĩ, trăn trở về cuộc đời, về nhân tình thế thái.

Lên miền núi về, anh trăn trở: “Những phố tôi đi không nhỏ xinh/Những phố tôi gồ ghề cứng cáp/Sao cho phố tôi đừng bào thấp/Phố tôi đừng bóng bẩy miền xuôi”.

Anh đau đáu khi viết về “phần còn sống của người lính”: “Những con người hôm nay ta nhìn lại/Nhói lên trạng thái sống của mình/Đêm đêm gió từ những nghĩa trang/Vẫn thổi về chúng ta câu hỏi”...

Cuối tháng 10 vừa rồi, anh ra mắt cùng lúc 2 cuốn sách là “Thời đàm văn hóa văn nghệ” và “Những người cầm tinh hoa”. Vừa là nhà thơ vừa là nhà báo chuyên mảng văn hóa-văn nghệ, bên cạnh cái tỉnh táo, cái hiểu biết sâu rộng những biến động của đời sống văn hóa-văn nghệ cả nước, anh vẫn giữ được độ đắm say trong thơ, những câu thơ khiến người đọc bồi hồi và ấm áp: “Nào cùng ngồi xuống quanh lửa/Tiếng người hơi rượu ủ quanh tôi”.

Quan niệm nghệ thuật của anh nó như thế này: “Mai sau người dưới cỏ rồi/Câu dân ca vẫn trổ ngời ngợi xanh/Ngũ cung còn hiện thiên thanh/Đời lao đao mấy vẫn dành để thương”...

Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.



Biển đặt tên người

Biển cho sóng biển cho ăn

Biển cho suy tưởng vĩnh hằng thiên nhiên

Người ra biển đặt lại tên

Từ nay tôi đổi là miền phi lao

Là mây lớn đến trên cao

Là người cũ kỹ cào ngao hơi gầy

Là đôi đồng lẻ bám đầy

Mồ hồi cát mặn sớm ngày hoang vu

Tờ khai lý lịch hình như

Cần lao một quãng đời tư vỏ sò

Một lần nào đấy mơ hồ

Là khi biển gửi tôi cho bầu trời

Thêm lần nữa tôi trên đời

Nhành hoa muống giữa bời bời cỏ xanh.

1bien-dat-ten-nguoi.jpg
Minh họa: H.T

Lời nhập cuộc

Cho tôi thêm vệt màu trên mặt

Để gần hơn

Người nam đóng khố đeo chiêng

Chân đưa sầm sập âm thanh.


Cho tôi nắm xôi

Nhón đủ miếng thịt lót lá

Tôi tập ăn từ tốn

Nghe mồ hôi kể khúc mùa màng.


Rồi theo dấu đoàn người phía rừng

Đi giữa cỏ cây máu thịt

Xin rừng miếng ăn giành lại để sinh thành

Cho đã mất ngày mai lại sống.


Và đờ đẫn ngắm chiều lên khói

Như mật ong dính tiếng gọi nhau

Ai hẹn rực vàng cuối nương

Ai hẹn trong mát ngoài bến nước.


Chợt thấy mình nói mãi chưa hết

Tôi im lặng bỏ lại những lập luận

Như giày và lễ phục ngoài cửa.

Nào cùng ngồi xuống quanh lửa

Tiếng người hơi rượu ủ quanh tôi.



Tìm trong hoa

Lặng im trăng trắng cánh ngà

Người đây sen đấy hay là lá xanh

Điểm tầng nắng nhỏ hanh hanh

Vàng gieo lốm đốm lên thành hào quang.

1tim-trong-hoa.jpg
Minh họa: Huyền Trang

Đối hoa hiển hiện mùa sang

Hỏi mình đâu giữa mang mang cõi này

Đâu trong vùn vụt những ngày

Trong từng vắng vẻ đang đầy thinh không.


Búp sen mở nhụy thong dong

Cứ thanh thản hé nở trong bình thường

Cánh tàn thả một cung đường

Mảy may không chút buồn thương dịu mềm.


Thân hòa bùn đất vẫn hiền

Nhủ cho người lẽ điềm nhiên sinh tồn

Hương hồ như dìu dịu còn

Trổ theo vòng sóng nước tròn lan xa.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Du khách người Ý thích thú tìm hiểu các nhạc cụ truyền thống Jrai dưới sự hướng dẫn của Nghệ nhân Ưu tú Rơ Châm Tih. Ảnh: Quốc Nguyễn

Quảng bá “sức mạnh mềm” từ hoạt động đối ngoại văn hóa

(GLO)- Những ngày gần đây, hình ảnh truyền cảm hứng nhất được lan tỏa trên báo chí và mạng xã hội là việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và ông Jensen Huang-Nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Nvidia (chuyên về lĩnh vực công nghệ) cùng dạo phố cổ và thưởng thức nem chua rán, uống bia.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.