Người trồng rau rừng trên đất lúa kém hiệu quả

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Các loại cây có lá được dùng làm rau như: Sung, đinh lăng, ngành ngạnh…, thường mọc tự nhiên dưới tán rừng, phát triển quanh năm. Do nhu cầu tăng nhanh, việc thu hái từ tự nhiên không đủ đáp ứng. Nhận thấy thực tế đó, anh Nguyễn Bảo Toàn (ở xã An Hòa, huyện An Lão) nảy ra ý tưởng đưa các loại cây này trồng trên diện tích đất lúa kém hiệu quả.

Khách tham quan mô hình trồng rau rừng trên đất lúa khô cạn của anh Nguyễn Bảo Toàn. Ảnh: MINH KHOA

Khách tham quan mô hình trồng rau rừng trên đất lúa khô cạn của anh Nguyễn Bảo Toàn. Ảnh: MINH KHOA

Đầu năm 2023, anh Toàn thuê 4 sào ruộng, cải tạo và trồng hơn 100 gốc các loại rau rừng như đinh lăng, ngành ngạnh… Anh Toàn chia sẻ: “Tôi trồng các loại cây cách nhau 2 - 3 m, ngắt ngọn ở độ cao khoảng 1,5 m để cây phát triển tán lá. Nhờ đó, cây cho lá và ngọn nhiều, phù hợp với nhu cầu tiêu thụ”.

Không chỉ vậy, anh còn đầu tư hệ thống tưới nước tự động, giúp cây phát triển tốt. Chỉ sau hơn 6 tháng, vườn rau của anh Toàn cho thu hoạch đều đặn chừng 15 kg lá/ngày, cung cấp cho các nhà hàng ở An Lão, TP Quy Nhơn; trung bình mỗi ngày anh Toàn thu về 300 - 400 nghìn đồng; đây là con số đáng kể đối với một mô hình nông nghiệp hộ gia đình tại vùng cao.

Cách làm của anh Toàn là hướng đi mới, chưa có ở An Lão, không chỉ mang lại thu nhập ổn định cho gia đình, mà còn góp phần bảo vệ môi trường, đa dạng đối tượng canh tác. Mô hình của anh Nguyễn Bảo Toàn đạt giải khuyến khích tại Hội thi Sáng tạo nhà nông năm 2024 do Sở KH&CN phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức.

Anh Toàn cho biết sẽ tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, thuê thêm đất, chuyển đổi các cây trồng kém hiệu quả để chuyên canh rau rừng. Đồng thời, anh tận dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo, TikTok để quảng bá sản phẩm, mở rộng kênh tiêu thụ.       

MINH KHOA

Có thể bạn quan tâm

Dốc sức hoàn thành dự toán thu thuế nội địa

Dốc sức hoàn thành dự toán thu thuế nội địa

(GLO)- Dự toán thu nội địa chiếm đến 94% tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Việc hoàn thành mục tiêu này không chỉ đảm bảo chi cho đầu tư phát triển kinh tế-xã hội, mà còn tạo nguồn lực vững chắc cho những năm tiếp theo.

Quang cảnh lễ ký kết tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hoài Nam

Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Gia Lai ký kết hợp đồng ủy thác với các hội, đoàn thể

(GLO)- Ngày 18-7, tại phường Quy Nhơn, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Gia Lai tổ chức lễ ký kết hợp đồng ủy thác với 14 đơn vị hội, đoàn thể cấp xã, phường trên địa bàn. Đây là sự kiện mang ý nghĩa rất quan trọng, mở đầu cho giai đoạn hợp tác mới với nhiều triển vọng. 

Chủ động phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng

Chủ động phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng

(GLO)- Thời tiết diễn biến thất thường những ngày qua tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh, gây hại cây trồng. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai) hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng.

Rong ruổi theo cánh ong bay

Rong ruổi theo cánh ong bay

(GLO)- Cuộc sống của những người nuôi ong mật ở phía Tây tỉnh Gia Lai quanh năm rong ruổi theo cánh ong bay. Họ di chuyển đàn ong khắp núi rừng theo mùa hoa từ Tây Nguyên ra tận miền Bắc để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho ong làm mật.

Cảng Quy Nhơn xưa, nay & mai này

Cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng

(GLO)- Với việc hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai (cũ) với Bình Định thành tỉnh Gia Lai, kinh tế biển sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và là ngành mũi nhọn của địa phương. Và, cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng trong khu vực.

null