Người lao động tại 753 xã đặc biệt khó khăn có thể được nghỉ hưu sớm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dự thảo quy định các xã đặc biệt khó khăn mà người lao động có thể nghỉ hưu sớm hơn so với tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường.

 

Bộ LĐ-TB-XH và Bảo hiểm xã hội Việt Nam đang xây dựng dự thảo Thông tư ban hành Danh mục vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

Dự thảo quy định các xã đặc biệt khó khăn mà người lao động có thể nghỉ hưu sớm hơn so với tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường. Danh mục này gồm 753 xã thuộc 23 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Kiên Giang.

Danh mục được xây dựng trên cơ sở kế thừa các quy định hiện hành về các địa bàn có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên theo quy định tại Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 5.1.2005 của Bộ Nội vụ, Bộ LĐ-TB-XH, Bộ Tài chính, Ủy ban Dân tộc.

Theo Bộ LĐ-TB-XH, tại điều 5 của Nghị định số 135/2020/NĐCP vừa được Chính phủ ban hành, quy định về tuổi nghỉ hưu, “người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 1.1.2021” có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường. Dự thảo thông tư sẽ lấy ý kiến đến ngày 4.12.

Theo T.Hằng (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).