Người dân thôn Mơ Nang 2 mong mỏi một cây cầu

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Mỗi khi mưa lớn, ngầm tràn bắc qua suối Đăk Pi Hao bị ngập sâu, gây chia cắt đôi bờ. Việc đi lại của 315 hộ dân thôn Mơ Nang 2 (xã Kim Tân, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) gặp khó khăn. Mong mỏi của người dân là được đầu tư xây dựng cầu tràn qua suối để đảm bảo lưu thông.

Nguy hiểm rình rập

Được đầu tư xây dựng từ năm 2009, ngầm tràn bắc qua suối Đăk Pi Hao nối liền thôn Mơ Nang 2 với trung tâm xã Kim Tân. Tuy nhiên, do ngầm tràn nằm ở vị trí tương đối thấp nên mỗi khi gặp mưa lớn kéo dài, nước từ thượng nguồn đổ về, ngầm tràn thường bị ngập sâu khiến 315 hộ dân trong thôn bị cô lập hoàn toàn.

Sinh sống tại thôn 35 năm qua, bà Đỗ Thị Thú vẫn còn nhớ như in hình ảnh em họ bà là ông Chu Văn Thủy bị lật thuyền khi qua sông. Bà kể: Do trời mưa kéo dài, ngầm tràn bị ngập sâu, ông Thủy quyết định nhờ người chèo thuyền đưa con sang bờ bên kia đi học.

Nhưng dòng nước chảy xiết, thuyền lật, người lái thuyền chỉ kịp túm được tay con gái ông bơi vào bờ, còn ông Thủy bị nước lũ cuốn trôi. May mắn là ông kịp bám vào cống tràn và được người dân kịp thời ứng cứu.

ba-do-thi-thu-bia-trai-thon-mo-nang-2-va-chi-kpa-hchuyen-ke-lai-ky-uc-nhung-lan-nuoc-lu-dang-cao-anh-vu-chi.jpg
Bà Đỗ Thị Thú (bìa trái, thôn Mơ Nang 2) và chị Kpă H'Chuyên kể lại ký ức những lần nước lũ dâng cao. Ảnh: Vũ Chi

“Hôm 13-11 vừa qua, ngầm tràn tiếp tục bị ngập. Gia đình vừa thu hoạch xong hơn 3 tấn mì, nhưng đành để trên xe tải 1 ngày chờ khi nước rút hết mới chở qua nhà máy được. Chất lượng củ mì bị ảnh hưởng nên giá bán giảm 200 đồng/kg.

Tôi mong Nhà nước sớm đầu tư nâng cấp ngầm tràn cao hơn, chấm dứt hoàn toàn tình trạng ngập nước vào mùa mưa. Có như vậy nông sản mới không bị thương lái ép giá”-bà Thú bộc bạch.

Sinh ra và lớn lên tại thôn Mơ Nang 2 nên chị Kpă H’Chuyên cũng thấm thía những vất vả mỗi khi mùa mưa lũ đến. Khi còn nhỏ, chị thường được cha cõng trên lưng lội suối đến trường.

Rồi khi ngầm tràn được xây dựng, bà con vui mừng khôn xiết. Nhưng niềm vui không trọn vẹn khi mỗi năm, ngầm tràn vẫn bị ngập sâu đến 4-5 lần, có khi kéo dài cả tuần khiến chị không thể đi làm, con cái không thể đến trường.

“Tôi là cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ xã. Buồn nhất là có những chương trình, hoạt động của Hội, chị em mất công tập luyện cả tuần nhưng đến hôm tổ chức thì mưa lớn, ngầm tràn bị ngập không thể qua suối được. 2 đứa con tôi cũng không thể đi học, phải chờ nước rút mới đến trường mượn vở bạn chép bài”-chị H’Chuyên bày tỏ.

Mong mỏi có cầu qua suối

Bí thư Chi bộ thôn Ksor Tim thông tin: Thôn Mơ Nang 2 hiện có 315 hộ với 1.492 khẩu. Đây là thôn đặc biệt khó khăn. Thôn còn 10 hộ nghèo. Ngầm tràn bắc qua suối Đăk Pi Hao nối liền với trung tâm xã. Vì vậy, mỗi khi ngầm tràn bị ngập, bà con gặp rất nhiều khó khăn.

Tháng 10-2023, nước lũ dâng cao đã làm sạt lở, cuốn trôi một đoạn thân cầu dài khoảng 30 m khiến thôn bị cô lập 4 ngày liền. Mặc dù đã được ngành chức năng sửa chữa, gia cố nhưng bà con vẫn rất lo lắng.

“Mỗi khi nước dâng cao, thôn đều bố trí lực lượng phối hợp cùng chính quyền địa phương túc trực hai bên bờ, không để người dân tự ý vượt suối. Về lâu dài, người dân mong muốn tỉnh, huyện sớm đầu tư xây dựng cầu tràn qua suối để đảm bảo an toàn mùa mưa lũ, bà con yên tâm sản xuất”-ông Tim kiến nghị.

doan-ngam-tran-bi-nuoc-lu-cuon-troi-da-duoc-sua-chua-lai-nhung-chi-mang-tinh-chat-tam-thoi-anh-vu-chi.jpg
Đoạn ngầm tràn bắc qua suối Đăk Pi Hao bị nước lũ cuốn trôi đã được sửa chữa lại nhưng chỉ mang tính chất tạm thời. Ảnh: V.C

Trao đổi với P.V, ông Lê Hữu Hưng-Chủ tịch UBND xã Kim Tân-cho biết: Năm 2023, ngầm tràn bắc qua suối Đăk Pi Hao đã bị nước lũ cuốn trôi mất 30 m thân cầu. Ngay sau khi sự cố xảy ra, xã phối hợp với cơ quan, ban, ngành của huyện khắc phục hậu quả. Trong đó, xã bố trí nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế hơn 470 triệu đồng để đổ đá, đất cấp phối và lu nền.

Tuy nhiên, đây chỉ là phương án tạm thời. Sau nhiều lần kiến nghị, vừa qua, UBND huyện đã đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030 với tổng mức đầu tư khoảng 10 tỷ đồng.

“Chiều 13-11 vừa qua, nhân chuyến công tác tại huyện, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế đã đến khảo sát khu vực ngầm tràn qua thôn Mơ Nang 2.

Trên cơ sở báo cáo, kiến nghị, đề xuất của địa phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu xã đổ đá dăm lên bề mặt đoạn ngầm tràn đã sửa chữa để tránh bị nước lũ rửa trôi. Đồng thời, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành có liên quan xem xét lại tờ trình, hồ sơ dự toán do UBND huyện gửi lên. Trên cơ sở đó, tỉnh sẽ bố trí nguồn kinh phí đầu tư cầu tràn. Hy vọng dự án sớm được thi công”-ông Hưng thông tin.

Có thể bạn quan tâm

Nhiều nhà văn hóa trên địa bàn thị xã An Khê được lắp đặt hệ thống dụng cụ thể thao ngoài trời để đáp ứng nhu cầu tập luyện nâng cao sức khỏe của người dân. Ảnh: N.M

An Khê đẩy mạnh xây dựng khu dân cư văn hóa

(GLO)- Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, đến nay, tất cả thôn, làng, tổ dân phố ở thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đều đạt tiêu chí văn hóa và tiếp tục nâng cao chất lượng tiêu chí này.

Xã vùng 3 Ayun nỗ lực thoát nghèo

Xã vùng 3 Ayun nỗ lực thoát nghèo

(GLO)- Với những giải pháp cụ thể cùng nhiều nguồn lực hỗ trợ, năm 2024, xã vùng 3 Ayun (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã giảm được 65 hộ nghèo, 30 hộ cận nghèo. Tuy nhiên đến nay, hộ nghèo, cận nghèo ở xã vẫn chiếm tỷ lệ rất cao nên công tác giảm nghèo bền vững gặp nhiều khó khăn.

Chuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

E-magazineChuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

(GLO)- Nằm ở cuối đường Bùi Dự (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai có diện tích khá rộng rãi. Đây là mái ấm của những chú chó, mèo bị bỏ rơi hay may mắn thoát ra từ lò mổ hoặc bị thương do xe tông được “biệt đội” cứu hộ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Các đơn vị thi công đang đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành các hạng mục để sớm bố trí tái định cư cho 33 hộ dân làng Đê Kôn (xã H'ra). Ảnh: Lê Nam

"Điểm tựa" giúp người dân ổn định cuộc sống

(GLO)- Thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, huyện Mang Yang triển khai dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư làng Pyâu (Lơ Pang), Đê Bơ Tơk (Đak Jơ Ta), Đê Kôn (Hra) nhằm giúp người dân ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế.

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

(GLO)- Những năm qua, xã Ia Ka (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo.

An Khê thắt chặt tình đoàn kết ở khu dân cư

An Khê thắt chặt tình đoàn kết ở khu dân cư

(GLO)- Những ngày qua, không khí rộn ràng của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc lại lan tỏa khắp các khu dân cư trên địa bàn thị xã An Khê. Ngày hội là dịp để chính quyền địa phương triển khai các công trình ý nghĩa, thắt chặt tình đoàn kết và chung sức xây dựng khu dân cư ngày càng giàu đẹp.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.