Người dân hưởng lợi từ nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Các đơn vị chủ rừng luôn chủ động chi trả kịp thời kinh phí dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), giúp người nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng cải thiện đời sống. 
Kịp thời chi trả
Theo ông Khih-Trưởng thôn Đê Kjiêng (xã Ayun, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai): Nhiều năm qua, 75 hộ dân đại diện cho 222 hộ ký hợp đồng nhận khoán quản lý, bảo vệ hơn 1.700 ha rừng của Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh. Bình quân mỗi hộ tham gia giữ rừng được nhận 8-10 triệu đồng/năm. “Hàng tuần, các tổ bảo vệ rừng đều cắt cử người thay phiên nhau tuần tra khu vực nhận khoán nhằm ngăn ngừa tình trạng xâm hại, lấn đất rừng làm nương rẫy. Việc chi trả tiền DVMTR cho người dân nhận khoán luôn được Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh giải quyết kịp thời, minh bạch”-ông Khih cho biết.
Ông Ngô Văn Thắng-Phó Giám đốc phụ trách Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh-cho hay: Đến thời điểm này, đơn vị đã chi trả hơn 2,6 tỷ đồng tiền giao khoán bảo vệ rừng quý I và quý II-2021 cho 26 cộng đồng thôn, làng thuộc vùng đệm với diện tích 17.950 ha. “Đơn vị đã chủ động ký hợp đồng ủy thác với ngân hàng thực hiện việc chi trả tiền DVMTR cho các cộng đồng, người dân nhận khoán. Việc chi trả kịp thời không những giúp các hộ dân tăng thu nhập mà còn hạn chế được tình trạng xâm hại tài nguyên rừng”-ông Thắng khẳng định.
Tương tự, ông Nguyễn Trường Hải-Trưởng ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Ia Grai-xác nhận: Chính sách chi trả DVMTR đã góp phần tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân sống gần rừng, nhất là đối với các hộ dân tộc thiểu số. Do vậy, đơn vị đã giao khoán gần 6.000 ha/hơn 13.500 ha rừng nằm trong lưu vực chi trả DVMTR cho 868 hộ dân nhận quản lý, bảo vệ với kinh phí dự kiến chi trả trong năm 2021 hơn 2,5 tỷ đồng. Theo ông Hải, chính sách chi trả DVMTR đã giúp các hộ dân cải thiện thu nhập, góp phần ổn định an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.
Chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho các hộ nhận khoán bảo vệ rừng tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh (huyện Mang Yang) vào tháng 7-2020. Ảnh: Minh Phương
Chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho các hộ nhận khoán bảo vệ rừng tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh (huyện Mang Yang) vào tháng 7-2020. Ảnh: Minh Phương
Chủ động nguồn kinh phí
Nhiều năm nay, Ban Quản lý rừng phòng hộ Hà Ra (huyện Mang Yang) đã giao khoán hơn 6.421 ha rừng cho 374 hộ dân thuộc 12 cộng đồng làng và 13 nhóm hộ với mức chi trả hàng năm gần 2,4 tỷ đồng. Ông Nguyễn Văn Chín-Trưởng ban Quản lý rừng phòng hộ Hà Ra-khẳng định: Nguồn kinh phí DVMTR đã giúp đơn vị chủ động hơn trong việc mở rộng diện tích khoán quản lý, bảo vệ rừng với người dân, cộng đồng và nhóm hộ sinh sống gần rừng.
Đặc biệt, mô hình khoán quản lý, bảo vệ rừng giúp các hộ dân được hưởng lợi từ nguồn kinh phí DVMTR, từ đó họ tích cực tham gia bảo vệ rừng. “Bên cạnh việc kiện toàn các tổ giao khoán, chúng tôi cũng tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân nhận khoán, cộng đồng thôn, làng trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Nhờ đó, diện tích rừng giao khoán luôn được bảo vệ, gìn giữ”-ông Chín cho hay.
Ông Nguyễn Xuân Thưởng-Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh-cho biết: Trong năm 2021, các chủ rừng thực hiện khoán quản lý, bảo vệ rừng hơn 73.000 ha cho hơn 4.300 hộ dân, cá nhân, cộng đồng dân cư với kinh phí chi trả hơn 44 tỷ đồng. Tính đến thời điểm này, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng đã chi trả tiền DVMTR hơn 97,9 tỷ đồng. Trong đó, chi trả hết toàn bộ số tiền còn lại của năm 2020 (hơn 27,8 tỷ đồng) và chi tạm ứng cho các chủ rừng, UBND cấp xã theo kế hoạch của năm 2021 là hơn 71 tỷ đồng.
Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng nhấn mạnh: “Việc chi trả kịp thời tiền DVMTR giúp các đơn vị chủ rừng chủ động nguồn kinh phí phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và chi trả cho người dân, cộng đồng thôn, làng tham gia nhận khoán. Bên cạnh đó, Quỹ cũng chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các đơn vị cơ sở triển khai thực hiện chi trả đúng, đủ, kịp thời cho các đối tượng thụ hưởng”.
MINH PHƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.