Người cao tuổi Hà Bầu tích cực tham gia công tác hòa giải

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ông Ksor Klar-Chủ tịch Hội Người cao tuổi (NCT) xã Hà Bầu (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) cho biết: Toàn xã có hơn 1.500 hộ, với gần 8.000 khẩu, trong đó đa phần là người Jrai, Bahnar. Thời gian trước đây, lợi dụng trình độ dân trí còn hạn chế, kinh tế khó khăn, địa bàn rộng, kẻ xấu đã kích động, xúi giục bà con bỏ bê công việc nương rẫy, thưa kiện lẫn nhau, tụ tập đông người gây rối trật tự công cộng, vượt biên, vi phạm pháp luật.

“Khi đó, Hội NCT phối hợp với cấp ủy, chính quyền xã cử cán bộ xuống làng nắm bắt tình hình, vận động bà con không nghe lời kẻ xấu, yên tâm làm ăn; đồng thời, tập trung hòa giải các vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật tại cơ sở. Kết quả đã hòa giải thành công nhiều vụ việc, tình làng nghĩa xóm bền chặt, bà con yên tâm làm ăn và tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới”-ông Klar nói.

Toàn xã hiện có gần 500 hội viên NCT, trong đó có 28 hội viên mới kết nạp trong năm 2023. Hội có 3 hội viên hơn 100 tuổi, trên 20 hội viên hơn 80 tuổi đang sinh hoạt tại 8 chi hội. Những năm qua, cán bộ, hội viên NCT trong xã phối hợp với các ban, ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền miệng, vận động, giúp đỡ, giáo dục các đối tượng vi phạm hương ước, quy ước, vi phạm pháp luật, bị án treo, được tha tù trước thời hạn và chủ động tham gia công tác hòa giải ở khu dân cư.

Ông Ksor Klar (bìa trái)-Chủ tịch Hội NCT xã Hà Bầu trao đổi việc hòa giải với cán bộ xã. Ảnh: Hoàng Cư

Ông Ksor Klar (bìa trái)-Chủ tịch Hội NCT xã Hà Bầu trao đổi việc hòa giải với cán bộ xã. Ảnh: Hoàng Cư

Năm 2023, Hội NCT xã đã tham gia hòa giải thành công 15 vụ việc. Trong số đó có vụ thanh niên làng Ring Rai hiểu lầm chuyện tình cảm, dẫn đến xô xát với thanh niên làng Ia Mút. Hay vụ tranh chấp đất đai giữa ông Blơng và ông Ksor Chiak (làng Nú).

Chị Y H’Kli (làng Ia Mút) cho biết: Nhiều khu đất trong làng không có giấy tờ, không phân định ranh giới cụ thể, đồng bào mình làm nhà ở, gieo trồng, chăn nuôi con bò, con dê. Khi có tranh chấp, bà con thường nhờ NCT đứng ra làm chứng và hòa giải phân định. Chị Y H’Kli cũng nhờ NCT trong làng hòa giải thành công việc tranh chấp đất vườn với nhà hàng xóm.

Nhờ bám sát địa bàn, NCT đã cung cấp kịp thời nhiều thông tin có giá trị cho Ban An ninh nhân dân thôn, tổ tự quản các khu dân cư, chính quyền địa phương. Bên cạnh đó, NCT có uy tín tích cực phối hợp với chính quyền và các tổ chức đoàn thể ở địa phương thu thập và xác minh thông tin, tiến hành hòa giải lần thứ 2 việc công dân mâu thuẫn, tố cáo ông Alơk (làng Nú) không có bằng cấp chuyên môn mà vẫn hành nghề chữa bệnh đau xương khớp hay một số người tụ tập sinh hoạt tôn giáo trái quy định của pháp luật.

Trao đổi với chúng tôi, ông Y Amanh-Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã-cho hay: "Người cao tuổi, nhất là những NCT đang làm già làng, người có uy tín tham gia công tác hòa giải luôn đạt hiệu quả cao, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, giữ gìn tốt tình làng nghĩa xóm, phù hợp với chính sách và pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội, phong tục tập quán tốt đẹp. Cấp ủy, chính quyền xã Hà Bầu đánh giá cao đội ngũ những NCT vì họ luôn được mọi người kính trọng, có hiểu biết và uy tín để tham gia công tác hòa giải ở khu dân cư, tích cực vận động bà con xóa bỏ tập tục lạc hậu, góp phần xây dựng nông thôn mới”.

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.