Cựu chiến binh Gia Lai tham gia hòa giải 258 vụ tranh chấp, mâu thuẫn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Sáng 14-11, Cụm thi đua số 1 gồm các đơn vị: Hội Cựu chiến binh (CCB) Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai, Hội CCB TP. Pleiku và Hội CCB các huyện: Ia Grai, Chư Prông, Đức Cơ, Chư Păh tiến hành tổng kết phong trào thi đua “CCB gương mẫu” năm 2023.

Năm 2023, các đơn vị đã phát động phong trào thi đua đến từng cơ sở Hội; tổ chức nhiều hình thức thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn trong năm gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Các đơn vị đã trích hàng trăm triệu đồng thăm hỏi, hỗ trợ vốn sản xuất, xây dựng và sửa chữa 27 nhà ở cho cán bộ, hội viên gặp khó khăn; vận động xây dựng quỹ Hội, Quỹ “Nghĩa tình đồng đội”, thu hội phí đạt và vượt chỉ tiêu đề ra.

Ngoài ra, các cấp Hội phối hợp với ngành chức năng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; tích cực tham gia phòng-chống tội phạm, tệ nạn xã hội; tham gia hòa giải 258 vụ tranh chấp, mâu thuẫn trong cộng đồng; kiện toàn 783 tổ tự quản về an ninh trật tự, an toàn giao thông, tổ liên gia an toàn phòng cháy chữa cháy… góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Bá Bính

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Bá Bính

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Hội CCB tỉnh Nay Hứ đề nghị các đơn vị tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn Hội cơ sở tổ chức thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua, nhất là phong trào “CCB gương mẫu” gắn với các nhiệm vụ chính trị của Hội.

Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng gắn với tuyên truyền nghị quyết đại hội hội CCB các cấp nhiệm kỳ 2022-2027; đẩy mạnh phát triển hội viên, nhân rộng mô hình hay, điển hình tiên tiến; tiếp tục giữ vững và phát huy phẩm chất truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”.

Có thể bạn quan tâm

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.

Nông dân Hoàng Văn Câu làm giàu từ nuôi bò vỗ béo

Nông dân Hoàng Văn Câu làm giàu từ nuôi bò vỗ béo

(GLO)- Việc lựa chọn và chuyển đổi nghề phù hợp với điều kiện thực tế đã giúp gia đình anh Hoàng Văn Câu (SN 1988, làng Phung, xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) trở thành triệu phú. Mỗi năm, gia đình anh thu về trên 600 triệu đồng từ mô hình nuôi bò vỗ béo.