Ngày mới ở Ia Dreng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau hơn 10 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo của xã đặc biệt khó khăn Ia Dreng (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) đã đổi thay nhanh chóng. Xã vừa được Hội đồng thẩm định NTM tỉnh bỏ phiếu đồng ý công nhận đạt chuẩn NTM.
Ia Dreng có xuất phát điểm thấp khi bắt đầu triển khai chương trình xây dựng NTM. Đời sống kinh tế người dân khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo luôn ở mức cao, chiếm trên 60% vào năm 2011. Cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông nông thôn hầu như chưa được đầu tư nên việc đi lại của người dân gặp nhiều trở ngại. Đặc biệt, sau khủng hoảng hồ tiêu vào các năm 2015-2017, đời sống kinh tế người dân Chư Pưh nói chung, xã Ia Dreng nói riêng càng gặp nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, được sự hỗ trợ, định hướng của chính quyền địa phương, nhiều hộ dân đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích hồ tiêu chết sang trồng cà phê xen các loại cây ăn quả như: sầu riêng, mít Thái, bơ booth hay nuôi dê, bò… Nhờ đó, đời sống người dân trong xã từng bước được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng dần qua các năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của xã chỉ còn 6,71%; thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 38 triệu đồng/năm.
Các tuyến đường liên thôn ở xã Ia Dreng (huyện Chư Pưh) đều được bê tông hóa. Ảnh: Quang Tấn
Các tuyến đường liên thôn ở xã Ia Dreng (huyện Chư Pưh) đều được bê tông hóa. Ảnh: Quang Tấn
Gia đình ông Đào Văn Chủy (làng Tung Blai) tiên phong trong việc chuyển đổi diện tích hồ tiêu chết sang trồng cà phê xen cây ăn quả. Ông Chủy phấn khởi cho hay: “Năm 2020, với khoảng 100 cây sầu riêng, tôi thu được 16 tấn quả. Với giá bán 45 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí đầu tư, tôi lãi hơn 500 triệu đồng. Với diễn biến thời tiết thuận lợi, dự kiến vụ này, 130 cây sầu riêng của gia đình sẽ cho sản lượng khoảng 25 tấn. Nếu giá bán như năm ngoái thì thu nhập gần tỷ đồng”.
Cũng theo ông Chủy, thấy cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao, ông đã phá bỏ toàn bộ diện tích cà phê để chuyển sang chuyên canh 230 cây sầu riêng và 60 cây bơ booth. Để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm, ông đã ký hợp đồng bao tiêu tại vườn với 1 đơn vị ở tỉnh Đak Lak.  
Theo ông Chủy, cây sầu riêng mang lại thu nhập cao và ổn định rất nhiều so với các cây trồng khác
Gia đình ông Đào Văn Chủy có thu nhập cao từ vườn sầu riêng. Ảnh: Quang Tấn
Giai đoạn 2016-2020, tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc chương trình xây dựng NTM của xã là trên 17,4 tỷ đồng, trong đó, ngân sách trung ương hơn 12,8 tỷ đồng, ngân sách tỉnh gần 3,89 tỷ đồng, người dân đóng góp hơn 772 triệu đồng... Đến nay, 7/7 km đường trục xã, liên xã đã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện; 26,89/33 km đường trục thôn và liên thôn được bê tông hóa, cứng hóa đảm bảo đi lại thuận tiện, đạt 81%; 21/25,7 km đường làng, ngõ xóm được cứng hóa, đảm bảo không lầy lội vào mùa mưa, đạt 82%. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn đạt 100%; 1.351/1.520 hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn theo quy định, không có nhà ở tạm bợ, dột nát.
Ông Phạm Công Toàn-Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Tung Blai-cho hay: Dù kinh tế người dân trong thôn còn nhiều khó khăn nhưng khi được tuyên truyền, vận động, bà con tham gia đóng góp tiền, ngày công, hiến đất để làm đường giao thông nông thôn. Hiện hầu hết tuyến đường trên địa bàn đã được bê tông hóa, cứng hóa, không còn lầy lội vào mùa mưa như trước đây, việc đi lại, giao thương hàng hóa rất thuận lợi.
Trao đổi với P.V, ông Lê Văn Cửu-Chủ tịch UBND xã Ia Dreng-cho biết: Việc hoàn thành xây dựng NTM là động lực để xã tiếp tục phấn đấu trong những năm tiếp theo. Xã sẽ tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đặc biệt, xã chú trọng xây dựng các mô hình liên kết sản xuất với các doanh nghiệp, hợp tác xã nhằm đảm bảo đầu ra, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp địa phương.  
QUANG TẤN

Có thể bạn quan tâm

Áp lực nghề điều dưỡng

Áp lực nghề điều dưỡng

(GLO)- Với tinh thần tận tụy, đội ngũ điều dưỡng viên đã góp phần giúp bệnh nhân nhanh phục hồi sức khỏe. Thế nhưng, trước áp lực công việc và vấn nạn bạo hành y-bác sĩ, họ không khỏi lo lắng, tâm tư với nghề mình đã chọn.

Mặt trận các cấp phát huy vai trò giám sát chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát

Mặt trận các cấp phát huy vai trò giám sát chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Để chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Gia Lai triển khai đúng tiến độ, đúng đối tượng và mang lại hiệu quả thiết thực, MTTQ Việt Nam các cấp đã phát huy vai trò giám sát, kịp thời phát hiện, kiến nghị tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế kiểm tra tiến độ thi công đường liên huyện Mang Yang-Ia Pa

Gia Lai tháo gỡ vướng mắc, tăng tốc các dự án trọng điểm

(GLO)- Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình trọng điểm là yêu cầu cấp bách đang được lãnh đạo tỉnh Gia Lai chỉ đạo quyết liệt. Với quyết tâm cao, các sở, ngành và địa phương đang nỗ lực đưa các dự án về đích theo kế hoạch.

Ia Pa: Quán triệt nhiều văn bản quan trọng đến cán bộ chủ chốt toàn huyện

Ia Pa: Quán triệt nhiều văn bản quan trọng đến cán bộ chủ chốt toàn huyện

(GLO)- Ngày 8-5, Huyện ủy Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt toàn huyện nhằm học tập, quán triệt và tuyên truyền các văn bản quan trọng của Trung ương và Tỉnh ủy. Hội nghị diễn ra tại hội trường huyện, với sự tham dự đông đủ của đội ngũ lãnh đạo chủ chốt các cấp.

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

(GLO)- Khác với những phiên giao dịch việc làm thông thường, Hội chợ việc làm diễn ra tại TP. Pleiku ngày 6-5 do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Nội vụ) tổ chức là cầu nối mở ra cơ hội mới cho người đi xuất khẩu lao động trở về nước.