Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2024 được triển khai từ ngày 15-4 đến 15-5 với chủ đề “Tiếp tục bảo đảm an ninh, ATTP trong tình hình mới”.

Qua kiểm tra các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh cho thấy, ý thức chấp hành pháp luật trong lĩnh vực này có nhiều chuyển biến tích cực.

Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh kiểm tra tại cơ sở sản xuất pate, nước tương, chà bông (địa chỉ hẻm 34 Mạc Thị Bưởi, tổ 8, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku). Ảnh: N.N

Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh kiểm tra tại cơ sở sản xuất pate, nước tương, chà bông (địa chỉ hẻm 34 Mạc Thị Bưởi, tổ 8, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku). Ảnh: N.N

Ông Đỗ Tấn Thạnh-Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, Trưởng đoàn kiểm tra liên ngành đảm bảo ATTP của tỉnh-thông tin: Trong Tháng hành động vì ATTP năm 2024, ngành chức năng phát động một chiến dịch truyền thông tuân thủ các quy định pháp luật về ATTP trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm; giảm thiểu các hành vi vi phạm; chủ động phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm, hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là các vụ ngộ độc nhiều người mắc do sử dụng thực phẩm không bảo đảm an toàn.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, xác định trách nhiệm và hành động của các cấp ủy, tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong bảo đảm an ninh, ATTP; đề cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về ATTP; kịp thời thông tin các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng cao cũng như các cơ sở vi phạm, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh, ATTP cho người tiêu dùng.

Ngoài ra, ngành chức năng còn tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an ninh, ATTP từ tỉnh đến cơ sở; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an ninh, ATTP; nêu cao vai trò của chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý, tổ chức xã hội và sự giám sát của người tiêu dùng đối với việc tuân thủ pháp luật về ATTP đối với các cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm…

Từ ngày 22-4 đến nay, qua kiểm tra 20 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh, đoàn liên ngành của tỉnh đã phát hiện, ngăn chặn, xử lý nhiều trường hợp vi phạm, đồng thời đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm ATTP trong tình hình mới.

“Nhìn chung, hầu hết các cơ sở chấp hành nghiêm quy định pháp luật về ATTP. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh đã nâng cao trách nhiệm, kiến thức về sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn và ký cam kết đảm bảo ATTP. Số cơ sở vi phạm về ATTP giảm so với năm trước”-ông Thạnh đánh giá.

Công ty TNHH Thịnh Phát Danh Trà (08D Lê Lợi, phường Tây Sơn, TP. Pleiku) được đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh đánh giá là thực hiện nghiêm quy định pháp luật trong công tác đảm bảo ATTP.

Bà Phạm Thị Mỵ-Đại diện Công ty-chia sẻ: Công ty được thành lập từ năm 2007. Xác định công tác đảm bảo ATTP là một nhiệm vụ quan trọng, liên quan trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng nên Công ty chú trọng thực hiện nghiêm túc các quy định. Công ty thường xuyên cung cấp thông tin, nâng cao kiến thức về ATTP cho nhân viên, cán bộ quản lý. Việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, chất lượng để cung cấp cho người tiêu dùng nhằm tạo uy tín thương hiệu, bảo đảm sự ổn định và bền vững cho đơn vị.

Công ty TNHH Thịnh Phát Danh Trà (08D Lê Lợi, phường Tây Sơn, TP. Pleiku) được đoàn kiểm tra liên ngành đánh giá cao trong công tác đảm bảo ATTP. Ảnh: Như Nguyện

Công ty TNHH Thịnh Phát Danh Trà (08D Lê Lợi, phường Tây Sơn, TP. Pleiku) được đoàn kiểm tra liên ngành đánh giá cao trong công tác đảm bảo ATTP. Ảnh: Như Nguyện

Tuy chỉ sản xuất thủ công nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình nhưng cơ sở sản xuất rượu gạo chưng cất do ông Phan Thanh Toàn làm chủ ở làng Dút 2 (xã Ia Sao, huyện Ia Grai) cũng được đầu tư khu nhà xưởng, trang-thiết bị đảm bảo yêu cầu về ATTP.

Ông Toàn cho hay: “Hoạt động hơn 2 năm nay, tuy sản xuất không nhiều nhưng tôi xác định làm ăn lâu dài phải đi kèm với trách nhiệm đảm bảo ATTP. Vì vậy, tôi đã đầu tư nhà xưởng, máy móc, trang-thiết bị đảm bảo vệ sinh ATTP và cam kết sản phẩm rượu làm ra an toàn, chất lượng, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng”.

Bên cạnh số đông cơ sở thực hiện tốt công tác đảm bảo ATTP thì vẫn còn một số cơ sở vi phạm. Ông Thạnh thông tin: Qua kiểm tra, đoàn liên ngành của tỉnh đã phát hiện, lập biên bản và xử lý vi phạm hành chính 4 cơ sở.

Cụ thể, cơ sở sản xuất pate, nước tương, chà bông do bà Trần Phan Thiên Trang làm chủ (địa chỉ hẻm 34 Mạc Thị Bưởi, tổ 8, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) vi phạm với lỗi “không bố trí riêng biệt theo quy định của pháp luật về nơi sơ chế, chế biến, nhà vệ sinh”, bị xử phạt hành chính 6 triệu đồng; hộ kinh doanh bò một nắng Ama Châu (21 Trần Hưng Đạo, tổ dân phố 1, thị trấn Phú Túc, huyện Krông Pa) vi phạm với lỗi “không bố trí riêng biệt theo quy định của pháp luật về nơi bảo quản nguyên liệu, thành phẩm, sơ chế, chế biến, đóng gói, nhà vệ sinh, rửa tay, thay đồ bảo hộ”, bị xử phạt 6 triệu đồng; hộ kinh doanh Trinh Hồ (hẻm 158 Hùng Vương, tổ dân phố 4, thị trấn Phú Túc) vi phạm với lỗi “sử dụng người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm mà không mang đầy đủ bảo hộ lao động theo quy định”, bị xử phạt 2 triệu đồng; hộ kinh doanh Gia Phát (263 Quang Trung, thị trấn Chư Ty, huyện Đức Cơ) với lỗi vi phạm “khu vực chứa đựng, kho bảo quản không có đầy đủ giá, kệ, chế độ vệ sinh”, bị xử phạt 6 triệu đồng.

Theo ông Thạnh, công tác kiểm tra còn tiếp tục triển khai đến ngày 15-5-2024. Ngoài nhiệm vụ tổ chức kiểm tra các cơ sở, đoàn liên ngành của tỉnh còn có kế hoạch làm việc với Ban Chỉ đạo liên ngành ATTP xã Pờ Tó và huyện Ia Pa; Ban Chỉ đạo liên ngành ATTP xã Đăk Pling và huyện Kông Chro liên quan đến công tác quản lý nhà nước về ATTP tại địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.