Một học sinh mồ côi xã Đak Sơ Mei được nhận đỡ đầu

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Ngày 16-10, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Đak Đoa tổ chức chương trình về nguồn tại Khu lưu niệm Anh hùng Wừu (xã Đak Sơ Mei, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) nhân kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam (20-10), 78 năm thành lập Hội LHPN tỉnh Gia Lai.

Tại đây, các cán bộ, hội viên, phụ nữ đã dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ anh hùng Wừu. Hội LHPN huyện làm cầu nối đỡ đầu cho em Nhom-học sinh lớp 7 trường THCS Anh Hùng Wừu, đồng thời trao quà động viên trị giá 1,2 triệu đồng, trong đó có 1 triệu đồng tiền mặt.

Hội LHPN huyện Đak Đoa làm cầu nối đỡ đầu cho học sinh mồ côi trên quê hương Anh hùng Wừu. Ảnh: Minh Châu

Hội LHPN huyện Đak Đoa làm cầu nối đỡ đầu cho học sinh mồ côi trên quê hương Anh hùng Wừu. Ảnh: Minh Châu

Em Nhom là học sinh mồ côi, hoàn cảnh khó khăn nhưng có nhiều thành tích trong học tập. Em được chị Lê Thị Bích Liễu-phụ nữ khuyết tật vận động (shop Baby Love-đường Cách mạng Tháng Tám, TP. Pleiku) nhận làm mẹ đỡ đầu thông qua cầu nối là Hội LHPN huyện. Hàng tháng chị Bích Liễu sẽ hỗ trợ bé số tiền 1 triệu đồng, kèm theo đồ dùng học tập, các loại vitamin, khoáng chất.

Dịp này, Hội LHPN huyện còn trao 1 căn nhà “Mái ấm tình thương” trị giá 30 triệu đồng cho chị Mret (làng Đê Klanh, xã Đak Krong). Chị Mret là hội viên phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của xã.

Có thể bạn quan tâm

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học: Nhiều hệ lụy

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học, nhiều hệ lụy

(GLO)- Những bức tường bám đầy rong rêu, thiết bị vệ sinh bám bẩn ố vàng, bốc mùi khó chịu, quá tải… là hiện trạng chung đang diễn ra tại không ít trường học đứng chân trên địa bàn các xã ở tỉnh Gia Lai. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý của học sinh lẫn mỹ quan học đường.

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55.

Bằng tình yêu nghề, mến trẻ nên dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng cô Ksor H'Hiền vẫn quyết tâm gắn bó với sự nghiệp trồng người. Ảnh: Vũ Chi

Ksor H'Hiền: Gia cảnh khó khăn vẫn quyết tâm gắn bó với bục giảng

(GLO)- Mặc dù đời sống giáo viên đã được cải thiện nhiều so với trước đây, song vẫn còn những trường hợp thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên hợp đồng đang phải vật lộn với gánh nặng mưu sinh. Cô giáo Ksor H’Hiền (tổ 2, phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) là một trường hợp như thế.

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Dù Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều lý giải, hướng dẫn về việc dạy học tích hợp nhưng thực tế ở các nhà trường cho thấy tất cả chỉ là giải pháp "chữa cháy", chưa thể yên tâm khi nói về chất lượng dạy học môn học này khi chưa có giáo viên.