Mở rộng mạng lưới cung ứng hàng Việt tại nông thôn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngoài mục tiêu giúp người tiêu dùng ở vùng nông thôn tiếp cận các sản phẩm được sản xuất trong nước có chất lượng tốt, các điểm bán hàng Việt còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, hỗ trợ người sản xuất mở rộng thị trường.

Cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng

Đi vào hoạt động từ cuối năm 2022, điểm bán sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng do hộ kinh doanh Mười Đức (thị trấn Phú Túc, huyện Krông Pa) triển khai đã phát huy được vai trò cầu nối giữa các chủ thể sản xuất và người tiêu dùng. Tại đây đang trưng bày khoảng 100 sản phẩm OCOP trong và ngoài tỉnh.

Bà Hồ Thị Mười cho hay: Nhờ tích cực tuyên truyền về hàng Việt, trong đó có các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của tỉnh nên người dân đã chú trọng hơn đến tiêu dùng hàng có chất lượng đảm bảo. Do đó, nhiều sản phẩm như bò một nắng-muối kiến vàng Mười Đức, hạt điều rang muối Hưng Lê, gạo Phú Thiện, tiêu Lệ Chí, mật ong Phương Di, trà sả chanh Nam Phúc, rượu sim Xuân Hưng, nước nắm Thái An… bước đầu được người dùng quan tâm.

“Kể từ khi điểm bán hàng đi vào hoạt động đã giúp người tiêu dùng ở vùng nông thôn tiếp cận hàng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng đảm bảo, đồng thời hỗ trợ các chủ thể sản xuất trong tỉnh quảng bá và tiêu thụ hàng tốt hơn”-bà Mười cho biết.

Các điểm bán hàng Việt tại nông thôn góp phần đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của tỉnh. Ảnh: Vũ Thảo

Các điểm bán hàng Việt tại nông thôn góp phần đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của tỉnh. Ảnh: Vũ Thảo

Trong năm 2022, Sở Công thương đã hỗ trợ xây dựng các điểm bán hàng Việt tại huyện Krông Pa, Đak Đoa, Chư Pưh, Đak Pơ… Việc xây dựng điểm bán đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân vùng nông thôn được tiếp cận và tiêu dùng các sản phẩm có chất lượng tốt.

Ông Nguyễn Trình-Giám đốc Công ty TNHH Toàn Nguyễn Gia Lai-thông tin: “Điểm bán hàng Việt Nam với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam” tại Trung tâm Thương mại huyện Đak Đoa đang trưng bày hơn 110 sản phẩm sản xuất trong nước; trong đó có nhiều sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh và cấp khu vực như: cà phê, hồ tiêu, mật ong, bò khô, bò một nắng, hạt mắc ca, hạt điều, ngũ cốc, tinh cốt chanh dây, miến khoai lang, các sản phẩm từ dược liệu… cùng một số sản phẩm của các tỉnh bạn như miến dong, chè, bánh tráng, rượu trái cây. Điểm bán thúc đẩy việc hình thành chuỗi cung ứng hàng Việt Nam nhằm đẩy mạnh giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản, đặc trưng của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất trên địa bàn. Qua đó, tạo cầu nối để người tiêu dùng được tiếp cận các mặt hàng nông sản chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng, giá cả hợp lý, dần tiến đến kết nối liên kết mạng lưới sản phẩm trên cả nước, nâng cao sức mua, góp phần bình ổn thị trường”.

Với các chủ thể OCOP, việc được tham gia trưng bày hàng tại các điểm bán giúp tiếp cận gần hơn tới người tiêu dùng, nhất là người tiêu dùng ở vùng nông thôn. Bà Phạm Thị Bình-Chủ cơ sở sản xuất trà Nam Phúc (huyện Chư Prông) cho biết: Hiện nay, các sản phẩm do cơ sở sản xuất đã có mặt ở nhiều cửa hàng đặc sản, cửa hàng OCOP trong tỉnh. Việc được hỗ trợ tham gia các điểm bán hàng Việt ở nhiều địa phương trong tỉnh sẽ củng cố niềm tin của người tiêu dùng về sản phẩm chất lượng, từ đó mở ra cơ hội tiêu thụ tốt hơn trong tương lai.

Ở góc độ người tiêu dùng, anh Trần Văn Minh (thị trấn Phú Túc, huyện Krông Pa) chia sẻ: Điểm bán hàng Việt giúp người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm trong nước có chất lượng tốt, giá cả hợp lý. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức trong việc tiêu dùng hàng Việt, hạn chế các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng.

Đẩy mạnh xây dựng các kênh bán hàng Việt

Toàn tỉnh hiện có 311 sản phẩm OCOP của 154 chủ thể, trong đó có 49 sản phẩm đạt 4 sao và 262 sản phẩm đạt 3 sao. Đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng được 12 điểm bán sản phẩm OCOP. Việc xây dựng hệ thống bán hàng Việt gắn với việc đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu các sản phẩm OCOP trong và ngoài tỉnh đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh tiếp cận thị trường, đưa sản phẩm đến gần người tiêu dùng hơn.

Việc xây dựng các điểm bán hàng Việt sẽ tạo cầu nối để người tiêu dùng được tiếp cận các sản phẩm có chất lượng, có nguồn gốc, giá cả hợp lý. Ảnh: Vũ Thảo

Việc xây dựng các điểm bán hàng Việt sẽ tạo cầu nối để người tiêu dùng được tiếp cận các sản phẩm có chất lượng, có nguồn gốc, giá cả hợp lý. Ảnh: Vũ Thảo

Ông Trịnh Đình Trường-Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Chè Biển Hồ-cho hay: Theo biên bản thỏa thuận, hợp tác, Sở Công thương sẽ hỗ trợ xây dựng 1 điểm bán hàng Việt với quy mô dự kiến 100 m2 (chưa kể các hạng mục phụ trợ xung quanh) tại khu vực hàng thông xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh. Sở dĩ chọn địa điểm này để xây dựng điểm bán vì đây là một trong những điểm đến hấp dẫn khách du lịch.

“Cái khó nhất đối với sản phẩm OCOP là chất lượng bảo đảm nhưng sản lượng lại không ổn định, chưa đáp ứng yêu cầu của các siêu thị, nhà phân phối. Chúng tôi có tham vọng trở thành doanh nghiệp đầu mối để giúp cho sản phẩm nông nghiệp của tỉnh vươn xa được trên thị trường, vì muốn đi xa thì phải có sự liên kết giữa nhà sản xuất và nhà phân phối”-ông Trường nói.

Theo bà Đào Thị Thu Nguyệt-Phó Giám đốc Sở Công thương: Căn cứ Kế hoạch số 1179/KH-UBND ngày 21-8-2021 của UBND tỉnh về thực hiện Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn năm 2021-2025 trên địa bàn tỉnh, Kế hoạch số 22/KH-SCT ngày 10-3-2023 của Sở Công thương về thực hiện Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2023, trong năm nay, Sở Công thương phối hợp với UBND các địa phương và ngành liên quan khảo sát để lựa chọn xây dựng các điểm bán hàng Việt Nam với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam”.

Việc xây dựng hệ thống bán hàng Việt, trong đó ưu tiên các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản, đặc trưng của tỉnh sẽ hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, các chủ thể OCOP trưng bày và tiêu thụ sản phẩm có chất lượng tốt, bảo đảm an toàn thực phẩm; tạo cầu nối đến tay người tiêu dùng, nâng cao sức mua, góp phần bình ổn thị trường.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai khai mạc Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025

Gia Lai khai mạc Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025

(GLO)- Sáng 20-1, tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh Gia Lai (TP. Pleiku), Hội Nhà báo tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa-Thể Thao và Du lịch khai mạc Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025 và triển lãm, trưng bày, giới thiệu quá trình hình thành, xây dựng, phát triển của báo chí tỉnh Gia Lai.

Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên thăm, chúc Tết các đơn vị Bộ đội Biên phòng

Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên thăm, chúc Tết các đơn vị Bộ đội Biên phòng

(GLO)- Ngày 17-1, Đoàn công tác do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai Hồ Văn Niên làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết các đơn vị quân đội và các xã trên địa bàn 3 huyện biên giới Chư Prông, Đức Cơ, Ia Grai nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.