Ký kết hợp tác xây dựng điểm bán hàng Việt tại Chư Păh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 21-4, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Păh và Công ty cổ phần Chè Biển Hồ tổ chức lễ ký kết Biên bản thỏa thuận, hợp tác triển khai xây dựng điểm bán hàng Việt Nam năm 2023.

Tham dự lễ ký kết có bà Đào Thị Thu Nguyệt-Phó Giám đốc Sở Công thương; ông Nay Kiên-Chủ tịch UBND huyện Chư Păh; ông Trịnh Đình Trường-Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Chè Biển Hồ; cùng đại diện các phòng ban của 3 đơn vị.

Quang cảnh lễ ký kết. Ảnh: V.T
Quang cảnh lễ ký kết. Ảnh: V.T

Theo Biên bản thỏa thuận hợp tác, Sở Công thương sẽ chủ trì, phối hợp với 2 đơn vị xây dựng 1 điểm bán hàng Việt với quy mô dự kiến 100 m2 (chưa kể diện tích các hạng mục phụ trợ xung quanh) tại khu vực hàng thông trăm tuổi (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh). Bên cạnh đó, Sở làm đầu mối giới thiệu, kết nối các đơn vị, chủ thể OCOP trong tỉnh với Công ty cổ phần Chè Biển Hồ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai điểm bán hàng Việt.

Điểm bán hàng sẽ trưng bày, giới thiệu và bán hàng hóa được sản xuất trong nước, sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh. Qua đó, hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, các chủ thể OCOP trưng bày và tiêu thụ sản phẩm, nhằm lan tỏa việc sử dụng, tiêu dùng hàng hóa do Việt Nam sản xuất, thúc đẩy việc hình thành chuỗi cung ứng hàng Việt Nam trong và ngoài tỉnh, hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Lãnh đạo Sở Công thương, UBND huyện Chư Păh và Công ty cổ phần Chè Biển Hồ ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác. Ảnh: V.T
Lãnh đạo Sở Công thương, UBND huyện Chư Păh và Công ty cổ phần Chè Biển Hồ ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác. Ảnh: V.T

Đến nay, tỉnh Gia Lai đã có 311 sản phẩm OCOP của 154 chủ thể; trong đó có 49 sản phẩm đạt 4 sao và 262 sản phẩm 3 sao. Toàn tỉnh hiện có 12 điểm bán sản phẩm OCOP. Việc xây dựng hệ thống điểm bán hàng Việt gắn với đẩy mạnh xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu các sản phẩm OCOP đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, các chủ thể sản phẩm OCOP và cơ sở kinh doanh tiếp cận thị trường, đưa sản phẩm đến gần người tiêu dùng hơn.

V.T

Có thể bạn quan tâm

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

(GLO)- Sau khi hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới), các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đặt kỳ vọng điều này sẽ mở ra cơ hội phát triển, giúp doanh nghiệp đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Phương pháp rang thủ công sẽ giữ lại vị ngọt, bùi và vị ngậy đặc trưng mà không loại hạt điều công nghiệp nào sánh bằng. Ảnh: Vũ Thảo

Giữ lại tinh túy trong từng hạt điều sẻ

(GLO)- Sản xuất theo phương pháp rang củi thủ công truyền thống, đa dạng hóa sản phẩm với nhiều hương vị mới lạ, một nhà sản xuất ở Gia Lai đang nuôi ước mơ đưa hạt điều địa phương với hương vị đặc trưng vươn xa.

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

(GLO)- Trong bối cảnh chuyển đổi số lan tỏa mạnh mẽ đến từng ngõ ngách đời sống, các HTX tại Gia Lai đang cho thấy sự năng động, nhạy bén khi mạnh dạn “lên sàn”, “lên sóng” để giới thiệu và bán sản phẩm qua các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, TikTok Shop, livestream Facebook.

null