“Làng Campuchia” trên đất Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Gần nửa thế kỷ sau cuộc trốn chạy khỏi nạn diệt chủng Pol Pot để đến định cư ở làng Triêl (xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), cuộc sống của những người dân Campuchia đã ổn định và ngày càng sung túc.

Ký ức kinh hoàng

Đến tận bây giờ, bà Rơ Mah H’Phin (SN 1948) vẫn chưa thể nào quên ký ức kinh hoàng của 49 năm về trước khi đang sinh sống tại làng Lam, xã Pó Nhầy, huyện Oyadav, tỉnh Ratanakiri, Vương quốc Campuchia. Đó là thời điểm quân Pol Pot tàn sát người dân ở hầu khắp các nơi trên đất Campuchia.

“Thời điểm đó, gia đình tôi được xem là khá giả trong làng. Gia đình tôi có nhà sàn to và 1 con voi. Hồi đó, nhà có điều kiện kinh tế khá giả thường bị quân Pol Pot giết chết đầu tiên. Một buổi sáng mùa khô năm 1976, khi thấy người cậu ruột bị chặt đầu và mổ bụng, lo sợ sẽ bị giết, vợ chồng tôi cùng các hộ dân khác trong làng âm thầm rời quê hương, luồn rừng sang Việt Nam. Chồng tôi là người Jrai ở huyện Chư Prông và tham gia hoạt động cách mạng. Con voi có tên Y Khoăn lầm lũi thồ ít đồ đạc còn lại của gia đình cùng chạy trốn. Còn những thứ khác đã bị quân Pol Pot đốt sạch. Qua đến xã Ia Pnôn, chúng tôi được những người dân nơi đây cưu mang, đùm bọc nên quyết định ở lại lâu dài”-bà H’Phin hồi tưởng.

ba-hphin-ao-hong-ke-chuyen-chay-nan-diet-chung-pon-pot-va-dinh-cu-o-gia-lai-anh-td.jpg
Bà H'Phin (áo hồng) kể chuyện chạy nạn diệt chủng Pol Pot và định cư ở Gia Lai. Ảnh: T.D

Tiếp lời mẹ, anh Rơ Mah Thúy kể: “Bố tôi bảo nếu ngày đó mà không chạy đến Việt Nam thì sẽ bị quân Pol Pot giết chết. Ở lại cũng bị giết, còn trong quá trình chạy trốn, nếu bị quân Pol Pot đuổi theo bắt lại thì cũng bị bắn chết. Cũng may mà bố mẹ tôi đã nhanh chân đến được đây. Vì thế, bố mẹ tôi cũng như nhiều gia đình đã quyết định định cư lâu dài và hình thành một ngôi làng người Campuchia trên đất Gia Lai”.

Theo ông Ksor Bíu-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Triêl: Bố mẹ ông cũng chạy từ Campuchia qua đây định cư trong thời kỳ quân Pol Pot thảm sát. Cả đoàn người dắt díu nhau băng rừng qua Việt Nam trong nỗi sợ hãi. Lúc qua đến xã Ia Pnôn, được họ hàng đón tiếp, mọi người mới dám tin còn sống, ôm nhau khóc vì sung sướng. “Năm 1979, bà con Campuchia tị nạn được đón về Ia Pnôn, lập làng tại khu đất cách trung tâm xã chừng 1 km, mang tên làng Triêl. Năm 1987, một số gia đình người Campuchia có nguyện vọng trở về quê hương và được địa phương hỗ trợ hồi hương. Năm 1992, 10 hộ khác tiếp tục hồi hương. Phần lớn các hộ người Campuchia còn lại ở làng Triêl đã gắn bó và coi mảnh đất này là quê hương thứ 2. Mọi người chí thú làm ăn để xây dựng làng ngày càng giàu đẹp”-ông Bíu chia sẻ.

Cuộc sống sung túc ở quê hương thứ 2

Bà H’Phin nhắc nhớ: “Khi mới sang, được họ hàng giúp đỡ nhưng cuộc sống còn nhiều khó khăn. Chúng tôi tập trung lao động sản xuất. Dần dần, cuộc sống của chúng tôi ổn định hơn. Hiện nay, cuộc sống sung túc hơn rồi. Con cháu bên Campuchia qua thăm thân mỗi năm đều nói kinh tế bên này phát triển hơn, nhà cửa đẹp hơn và có điện, đường bài bản”.

gia-dinh-anh-thuy-cham-soc-vuon-ca-phe-cua-gia-dinh-anh-td.jpg
Gia đình anh Thúy chăm sóc vườn cà phê của gia đình. Ảnh: T.D

Nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt bà H’Phin khi nói về điều kiện kinh tế của con cái trong gia đình. Anh Thúy hiện có 7 ha điều, 6 sào cà phê và 4 sào lúa nước. Mỗi năm, gia đình anh tích lũy hơn 200 triệu đồng.

“Ngày trước, mình từng làm Phó Trưởng Công an xã rồi làm Trưởng thôn. Được sự giúp đỡ, hướng dẫn của các đồng chí lãnh đạo xã, vợ chồng áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào trong trồng trọt nên năng suất đạt cao. Sau đó, vợ chồng mình mua thêm đất mở rộng diện tích sản xuất. Năm vừa rồi, mình xây lại ngôi nhà với kinh phí gần 800 triệu đồng. Nếu ít năm nữa mà nông sản đạt giá cao, mình sẽ mua xe ô tô”-anh Thúy hồ hởi nói.

Ở cách nhà anh Thúy không xa là gia đình anh Rơ Châm Nek. Đang cùng vợ phủ bạt cho chiếc công nông ở khoảnh đất cạnh ngôi nhà xây khang trang, anh Nek bộc bạch: “Ngày trước, bố mẹ mình chạy trốn Pol Pot nên sang đây. Phần đa các hộ dân người Campuchia ở làng này đều là họ hàng với nhau nên đoàn kết, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế. Nhà mình có thu nhập ổn định khoảng 200 triệu đồng/năm từ 9 ha điều và lúa”.

75a613aa09d7b989e0c6.jpg
Gia đình anh Rơ Châm Nek có nguồn thu khoảng 200 triệu đồng/năm từ trồng trọt. Ảnh: T.D

Theo Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Triêl: Đa phần các hộ dân người Campuchia hiện sinh sống ở làng đều có nguồn thu nhập cao từ cây điều, cà phê, cao su, lúa, mì. Nhiều hộ đã xây nhà kiên cố với số tiền trên 1 tỷ đồng. Đơn cử như gia đình bà Rơ Mah H’Dem đang xây căn nhà với kinh phí dự trù trên 1 tỷ đồng, chưa kể lô đất để cất nhà cũng mới mua hết mấy trăm triệu đồng. “Vào những ngày lễ quan trọng, chúng tôi cũng trở về làng cũ ở Campuchia chúc mừng, thăm hỏi sức khỏe. Họ hàng bên kia cũng hay qua đây thăm thân”-ông Bíu cho hay.

Trao đổi với chúng tôi, ông Phan Ngọc Tuấn-Chủ tịch UBND xã Ia Pnôn-cho biết: “Làng Triêl có 86 hộ, đa số là người Campuchia sang định cư. Hiện 95% số hộ có người làm công nhân cạo mủ cao su tại Công ty TNHH một thành viên 72 (Binh đoàn 15). Nhờ chí thú làm ăn nên người dân làng Triêl có điều kiện kinh tế khá phát triển. Hiện làng chỉ còn 5 hộ nghèo. Tình hình an ninh trật tự xã hội ổn định. Đối với chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, chúng tôi đã hỗ trợ xây dựng nhà cho 1 hộ dân trong làng, góp phần cùng địa phương hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới”.

Có thể bạn quan tâm

Nhiều hộ ở Mang Yang thoát nghèo nhờ hỗ trợ mô hình sinh kế

Mô hình sinh kế tiếp sức người nghèo vươn lên

(GLO)- Từ các mô hình sinh kế do Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mang Yang và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện triển khai đã giúp nhiều hộ nghèo thay đổi tư duy sản xuất, chủ động phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Ở rìa TP.Hội An (Quảng Nam) có một xóm nhỏ với cái tên thật lạ: xóm Mồ Côi. Xóm chỉ mấy nóc nhà nhưng có tới 12 liệt sĩ, bao gồm 2 Anh hùng LLVT nhân dân, hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

Ayun Pa: Hành trình 18 năm xây dựng và phát triển

Ayun Pa: Hành trình 18 năm xây dựng và phát triển

(GLO)- Sau 18 năm xây dựng và phát triển, thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) đã khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh cũng như phát huy sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc để vươn mình mạnh mẽ, phát triển toàn diện, ghi dấu ấn trên tất cả các lĩnh vực.

Nông thôn làng Thơh Ga B ngày càng khởi sắc, khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Quang Tấn

Chư Pưh: Đổi thay ở làng nông thôn mới Thơh Ga B

(GLO)- Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, diện mạo nông thôn của làng Thơh Ga B (xã Chư Don) đã có nhiều thay đổi tích cực. Nhờ đó, làng đã được UBND huyện Chư Pưh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).

Gia Lai có 8 huyện, thị đã thực hiện xử lý xong dữ liệu hộ tịch sai lệch

Gia Lai có 8 huyện, thị đã thực hiện xử lý xong dữ liệu hộ tịch sai lệch

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa có báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ về tình hình, kết quả thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính tháng 4-2025. Đối với việc rà soát, xử lý sai lệch giữa Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, có 8 địa phương đã hoàn thành.

Sôi nổi hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân

Sôi nổi hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân

(GLO)- Ngày 27-4, chuỗi hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2025 đã được tổ chức, qua đó nêu cao vai trò “người bạn đồng hành” tin cậy, chỗ dựa vững chắc của tổ chức Công đoàn đối với đoàn viên, người lao động trên địa bàn tỉnh.

Krông Pa: 69 căn nhà bị tốc mái do mưa dông kèm lốc xoáy

Krông Pa: 69 căn nhà bị tốc mái do mưa dông kèm lốc xoáy

(GLO)- Chiều 26-4, ông Võ Ngọc Châu-Trưởng phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Krông Pa cho biết, mưa lớn kèm theo dông lốc xảy ra tại một số xã trên địa bàn huyện vào ngày 24-4 đã làm 69 căn nhà bị tốc mái và nhiều diện tích cây trồng của người dân bị thiệt hại nặng.