Sức sống mới ở khu tái định cư buôn Jứ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau hơn 2 năm chuyển về khu tái định cư, cuộc sống của 86 hộ dân ở buôn Jứ (xã Ia Broắi, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã khởi sắc. Sức sống mới dần hiện hữu qua từng nếp nhà sàn khang trang cùng hệ thống hạ tầng đồng bộ.

Ký ức những ngày “chạy lũ”

Được Phó Chủ tịch HĐND xã Ksor Phí dẫn đường, sau khoảng hơn 20 phút đi xe máy từ trung tâm xã Ia Broắi, chúng tôi đã có mặt tại khu tái định cư buôn Jứ.

Đón chúng tôi ở đầu buôn, ông Nay Khúy-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Jứ-cho biết: Buôn hiện có 357 hộ với 1.437 khẩu. Trước đây, người dân chọn khu vực dọc sông Ba sinh sống để tiện cho việc sinh hoạt và sản xuất.

Do địa hình trũng thấp nên mỗi năm hứng chịu 2-5 lần bị ngập lụt. Đỉnh điểm là năm 2009, nước dâng cao, cuốn trôi hết tài sản, hoa màu khiến nhiều hộ rơi vào cảnh trắng tay.

Các năm sau đó, mỗi lần mưa lũ đến, bà con không dám chủ quan nữa mà chủ động di chuyển về khu vực trên cao để hạn chế thiệt hại về tài sản. Dù vậy, điều này cũng khiến người dân luôn sống trong sự bất an, canh cánh nỗi lo.

1bg-hien-nay-nguoi-dan-trong-buon-da-phat-trien-dien-tich-dat-san-xuat-len-650-ha-trong-do-co-220-ha-thuoc-la.jpg
Hiện nay, người dân buôn Jứ đã phát triển diện tích đất sản xuất lên 650 ha, trong đó có 220 ha trồng cây thuốc lá. Ảnh: H.T

Nhớ lại những năm tháng sống ở làng cũ, ông Kpăh Dê kể: “Trước đây, năm nào gia đình tôi cũng phải chịu cảnh 3-4 lần bị nước ngập khi mùa mưa đến. Đặc biệt, năm 2009, nước ngập cao đến nóc nhà, gia đình tôi chỉ kịp mang theo vài bộ quần áo rồi nhanh chân chạy đến khu vực này để đảm bảo an toàn tính mạng.

Đến khi nước rút trở về thì 8 con bò và toàn bộ đồ đạc trong nhà bị cuốn trôi hết. Vì thế, các năm sau đó, mỗi lần nghe xã thông báo có mưa lớn kéo dài, gia đình tôi chủ động lùa đàn bò lên khu vực cao ráo từ sớm”.

Còn ông Ksor Bu thì chia sẻ: “Trong trận lũ lịch sử năm 2009, căn nhà của tôi bị ngập nặng, đàn vật nuôi bị cuốn trôi, gây thiệt hại lớn. Những năm ở làng cũ, mỗi khi nghe thông báo có mưa lớn kéo dài là đa phần mọi người tiến hành di dời tới các trường học ở vị trí cao để tránh trú.

Hộ nào có vật nuôi thì chuẩn bị sẵn tấm bạt để dựng lều rồi cử người ở lại trông coi. Vì thế, nhiều người sau đó đổ bệnh vì mất ngủ nhiều ngày”.

Trưởng thôn Nay Khúy thông tin thêm: Tháng 9-2022, huyện Ia Pa triển khai Dự án bố trí ổn định dân cư vùng thiên tai xã Ia Broắi nhằm ổn định đời sống cho 86 hộ dân trong khu vực trũng có nguy cơ bị ngập lụt và sạt lở tại buôn Jứ.

Dự án có tổng mức đầu tư 22,6 tỷ đồng, trong đó, nguồn vốn dự phòng ngân sách trung ương là 18 tỷ đồng, ngân sách huyện cân đối phân bổ 4,6 tỷ đồng. Khu tái định cư có diện tích 4,98 ha, được đầu tư xây dựng trường học, đường giao thông, công trình cấp điện, cấp nước sinh hoạt, tiêu thoát nước.

“Theo dự án, mỗi hộ dân được cấp 370-390 m2 đất và hỗ trợ 20 triệu đồng di dời nhà ở. Mặc dù thời điểm di dời thời tiết không thuận lợi nhưng người dân hỗ trợ nhau di dời nhà cửa, vật nuôi về nơi ở mới”-Trưởng thôn Jứ nói.

Nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế

Theo Trưởng thôn Nay Khúy: Trong số 86 hộ thuộc diện di dời thì có đến 61 hộ nghèo. Từ khi chuyển về nơi ở mới, điều kiện sống của bà con được cải thiện.

Bên cạnh đó, huyện và xã tranh thủ nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia để hỗ trợ người dân xóa nhà tạm, phát triển sản xuất.

Trong 2 năm (2023-2024), buôn có 3 hộ được hỗ trợ xây dựng nhà ở. Đồng thời, các hộ nghèo trong buôn được hỗ trợ 2,5 tấn lúa giống và 81 con bò, 18 con dê để phát triển sản xuất. Ngoài ra, xã cũng tích cực hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi.

Đến cuối năm 2024, buôn còn 79 hộ nghèo, giảm 24 hộ so với cuối năm 2022; thu nhập bình quân đạt 46,4 triệu đồng/người/năm. Đặc biệt, tại khu tái định cư có 20 hộ vươn lên thoát nghèo, 15 hộ có thu nhập 100-130 triệu đồng/năm.

Là 1 trong 3 hộ được hỗ trợ xây dựng nhà ở vào năm 2024, chị Ksor H’Đuin phấn khởi kể: Sau khi lập gia đình, vợ chồng chị được bố mẹ cho mảnh đất rộng chưa tới 30 m2 để dựng tạm căn nhà ở rồi mua 9 con heo về nuôi. Tháng 9-2009, mưa lớn gây ngập lụt khiến tài sản và đàn heo bị cuốn trôi hết. Không có đất sản xuất, từ đó về sau, vợ chồng chị đi làm thuê kiếm sống.

“Từ khi chuyển về nơi ở mới, gia đình tôi không còn thấp thỏm lo sợ bị ngập lụt. Hiện tôi mở thêm tiệm tạp hóa nên mỗi tháng cũng thu nhập hơn 10 triệu đồng. Đến cuối năm 2023, gia đình tôi được công nhận thoát nghèo. Mới đây, gia đình được Nhà nước hỗ trợ 44 triệu đồng và giúp vay vốn ưu đãi để xây dựng căn nhà sàn khang trang, rộng rãi hơn”-chị H’Đuin tâm sự.

3-ngoai-thu-nhap-tu-trong-lua-thuoc-la-ong-de-con-co-thu-nhap-tu-nuoi-bo.jpg
Ngoài thu nhập từ trồng lúa, thuốc lá, ông Dê còn có thu nhập từ nuôi bò. Ảnh: Hồng Thương

Còn ông Dê thì cho biết: Từ khi chuyển về nơi ở mới, gia đình không còn thấp thỏm lo bị ngập lụt vào mùa mưa. Đặc biệt, gia đình ông tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.

“Gia đình tôi có 6 sào lúa và 1,9 ha bắp lấy hạt. Từ khi về nơi ở mới, tôi chuyển 1,9 ha trồng bắp lấy hạt sang trồng bắp sinh khối và thuốc lá. Sau khi trừ chi phí, gia đình lãi hơn 100 triệu đồng/năm”-ông Dê phấn khởi cho hay.

Trao đổi với P.V, ông Vương Chí Thông-Chủ tịch UBND xã Ia Broắi-thông tin: Ngay sau khi hỗ trợ các hộ di dời về nơi ở mới, UBND huyện và xã tạo điều kiện để bà con tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất. Nhờ vậy, nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo.

“Thời gian tới, xã tiếp tục đánh giá lại mức sống của người dân nhằm có kế hoạch hỗ trợ phù hợp. Đồng thời, giúp người dân tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, hướng dẫn bà con kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”-Chủ tịch UBND xã Ia Broắi khẳng định.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Công bố 23 TTHC được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản

Gia Lai: Công bố 23 TTHC được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản

(GLO)- Ngày 5-5, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung ký ban hành Quyết định số 428/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 23 thủ tục hành chính (TTHC) được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Môi trường.

Phú Thiện đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

Phú Thiện đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đạt được những kết quả ấn tượng, đời sống người dân từng bước được nâng cao.

Nghĩa tình nơi biên giới

Nghĩa tình nơi biên giới

(GLO)- Tôi có mấy người bạn thân từ Hà Nội và Quảng Ngãi lên thăm Gia Lai, nguyện vọng của họ là muốn lên biên giới, thăm những người lính Biên phòng. Vậy là mình lại có thêm cái cớ để ngược hướng biên cương.

Nông thôn làng Thơh Ga B ngày càng khởi sắc, khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Quang Tấn

Chư Pưh: Đổi thay ở làng nông thôn mới Thơh Ga B

(GLO)- Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, diện mạo nông thôn của làng Thơh Ga B (xã Chư Don) đã có nhiều thay đổi tích cực. Nhờ đó, làng đã được UBND huyện Chư Pưh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).

Nghĩa tình với người dân thôn Plei Hek

Nghĩa tình với người dân thôn Plei Hek

(GLO)- Ngày 29-4, đoàn y, bác sĩ Bệnh viện Y dược cổ truyền và Phục hồi chức năng, Công ty Thiên Phúc Farma, Công ty CPTM Natulife Việt Nam tổ chức chương trình khám bệnh, phát thuốc miễn phí và tặng quà bà con thôn Plei Hek (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện)-thôn kết nghĩa với Sở Y tế Gia Lai.

Đổi thay ở xã anh hùng

Đổi thay ở xã anh hùng Ia Phìn

(GLO)- Phát huy truyền thống anh hùng, Đảng bộ, chính quyền và người dân xã Ia Phìn (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) tiếp tục đoàn kết, chung tay xây dựng quê hương ngày càng phát triển. Cuối năm 2017, xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Sở Y tế tỉnh Gia Lai trao tiền hỗ trợ em Nêu

Sở Y tế tỉnh Gia Lai trao tiền hỗ trợ em Nêu

(GLO)- Chiều 28-4, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Gia Lai do Phó Giám đốc Ksor Hiền-Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh làm trưởng đoàn đến thăm hỏi, động viên và trao tiền hỗ trợ cho em Nêu (SN 2018, làng Kol, xã Trang, huyện Đak Đoa) mồ côi cả cha và mẹ.

Pleiku: Thành phố trẻ trên cao nguyên xanh

Pleiku: Thành phố trẻ trên cao nguyên xanh

(GLO)- Giữa bạt ngàn đồi núi Tây Nguyên, Pleiku hiện lên như một viên ngọc thô đang dần được mài giũa. Không ồn ào náo nhiệt như TP. Hồ Chí Minh hay cổ kính, trầm mặc như Huế… song Pleiku lại có một sức hút riêng, khiến bất kỳ ai đã đến đây đều không thể quên.

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

(GLO)- Ngày 25-4, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-Ttg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh. Trong đó có việc bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025.