Lan tỏa thông điệp "Đã uống rượu, bia thì không lái xe"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
 

(GLO)- Điều khiển phương tiện tham gia giao thông sau khi đã uống rượu bia gây tai nạn giao thông (TNGT) luôn là vấn đề nhức nhối của xã hội. Để ngăn chặn tình trạng này, lực lượng Cảnh sát Giao thông (CSGT) tỉnh Gia Lai phối hợp với Công an cơ sở tổ chức tuyên truyền, triển khai cho các chủ nhà hàng, quán nhậu, quán karaoke… cùng tham gia tuyên truyền thông điệp “Đã uống rượu, bia thì không lái xe”.

 Lực lượng Công an huyện Mang Yang dán banner tuyên truyền với nội dung “Không lái xe sau khi uống rượu, bia” tại cơ sở kinh doanh. Ảnh đơn vị cung cấp
Lực lượng Công an huyện Mang Yang dán banner tuyên truyền với nội dung “Không lái xe sau khi uống rượu, bia” tại cơ sở kinh doanh. Ảnh đơn vị cung cấp

Thực hiện chỉ đạo của Cục CSGT và Giám đốc Công an tỉnh về việc chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và tập trung xử lý các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các vụ TNGT, từ ngày 20-6, lực lượng CSGT toàn tỉnh đồng loạt ra quân thực hiện đợt cao điểm xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ. Một trong những nội dung trọng tâm của đợt cao điểm này là tập trung xử lý người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới vi phạm về nồng độ cồn. Sau gần 1 tháng triển khai, lực lượng CSGT toàn tỉnh đã phát hiện, lập biên bản 587 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, xử phạt với số tiền gần 2 tỷ đồng, tước giấy phép lái xe có thời hạn hơn 200 trường hợp.

Cùng với việc tăng cường tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm, lực lượng CSGT các địa phương đã trực tiếp đến các cơ sở kinh doanh ăn uống, nhà hàng, quán karaoke, khách sạn… để vận động các chủ cơ sở hỗ trợ lực lượng chức năng tuyên truyền Luật Phòng-chống tác hại của rượu, bia và Luật Giao thông đường bộ. Thiếu tá Nguyễn Bảo Hưng-Đội trưởng Đội CSGT-Trật tự (Công an thị xã An Khê) cho biết: Đến thời điểm này, Công an thị xã yêu cầu 40 cơ sở kinh doanh ăn uống, quán karaoke trên địa bàn ký cam kết nhắc nhở khách hàng chấp hành nghiêm quy định khi uống rượu bia thì không điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Trong trường hợp phát hiện khách hàng say xỉn nhưng vẫn cố tình điều khiển phương tiện cần kịp thời báo với lực lượng CSGT để có biện pháp xử lý. “Chúng tôi sẽ can thiệp, không cho chủ phương tiện tự lái xe để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của họ cũng như an toàn cho những người xung quanh. Người dân cũng nên hiểu, khi chủ cơ sở báo tin không có nghĩa chúng tôi đến xử phạt mà để có hướng can thiệp phòng ngừa rủi ro, nếu tiếp tục tái phạm sẽ có phương pháp giáo dục, răn đe hiệu quả hơn”-Thiếu tá Hưng nhấn mạnh.

Thời gian qua, lãnh đạo Công an TP. Pleiku cũng đã chỉ đạo lực lượng CSGT phối hợp với Công an các xã, phường tổ chức tuyên truyền Luật Phòng-chống tác hại của rượu, bia trong cộng đồng, doanh nghiệp, chủ nhà hàng, quán ăn, vũ trường, quán karaoke trên địa bàn; tổ chức treo băng rôn với nội dung “Không lái xe sau khi uống rượu, bia” tại cơ sở kinh doanh cho khách hàng dễ quan sát. Ông Nguyễn Thành Nam-chủ quán Bò Cỏ (phường Trà Bá, TP. Pleiku) chia sẻ: “Sau khi được tuyên truyền và ký cam kết, ngoài việc thường xuyên nhắc nhở khách hàng, chúng tôi cũng chuẩn bị phương án giữ xe qua đêm và gọi taxi để đưa khách đã sử dụng rượu bia về nhà một cách an toàn nhất”.

Cũng liên quan đến công tác tuyên truyền về Luật Phòng-chống tác hại của rượu, bia, lực lượng CSGT huyện Mang Yang đã chú trọng tuyên truyền đến các xã vùng sâu, vùng xa. Thiếu tá Đinh Khánh Tùng-Đội trưởng Đội CSGT-Trật tự (Công an huyện Mang Yang) thông tin: Ngày 9-7, Công an huyện phối hợp với Công an các xã, thị trấn ra quân vận động các chủ quán ăn, nhà hàng, karaoke, quán bar... có kinh doanh rượu bia cùng tham gia tuyên truyền thông điệp “Đã uống rượu, bia thì không lái xe”. Đặc biệt, trong đợt tuyên truyền này, Công an huyện chú trọng vào địa bàn các xã vùng sâu, vùng xa, trong đó vận động các chủ kinh doanh hàng quán tập trung tuyên truyền trong đối tượng thanh-thiếu niên. Đồng thời, vận động các chủ cơ sở kinh doanh tuyệt đối không bán rượu bia, chất kích thích cho người dưới 18 tuổi.                                                                     

 LÊ ANH

 

Có thể bạn quan tâm

Chính sách BHXH, BHYT mới: Doanh nghiệp cần hiểu đúng, làm đúng

Chính sách BHXH, BHYT mới: Doanh nghiệp cần hiểu đúng, làm đúng

(GLO)- Từ ngày 1-7, Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) và Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi chính thức có hiệu lực. Vì vậy, BHXH các cấp trên địa bàn tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, tư vấn và giải đáp, đồng hành cùng doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động trong triển khai chính sách mới.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai Trương Văn Đạt phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với xã Ayun. Ảnh: Hà Duy

Xã Ayun cần tiếp tục rà soát nguồn lực để tạo sinh kế cho người dân

(GLO)- Sáng 14-7, đồng chí Trương Văn Đạt - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai, đã đến thăm, kiểm tra hoạt động và công tác chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ tại xã Ayun. Cùng tham dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh. 

Nghề hấp cá giữa phố cảng Quy Nhơn

Nghề hấp cá ở phố cảng Quy Nhơn

(GLO)- Ở phường Quy Nhơn (tỉnh Gia Lai), nơi tàu thuyền ra vào tấp nập mỗi sớm chiều, vẫn tồn tại những căn bếp đỏ lửa, nơi người dân mưu sinh bằng một nghề ít được nhắc tên: Nghề hấp cá.

Quang cảnh chương trình.

Tặng 200 phần quà cho người dân xã An Toàn

(GLO)- Ngày 13-7, tại Nhà văn hóa thôn 2 (xã An Toàn, tỉnh Gia Lai), Chùa Pháp Ấn (phường An Nhơn Nam) và Tịnh thất Chánh Nam (xã Tuy Phước Bắc) phối hợp tổ chức chương trình trao quà từ thiện cho người dân địa phương.

null