Krông Pa ưu tiên phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, huyện Krông Pa đã triển khai các dự án như: hỗ trợ nhà ở, đất sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống... góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào DTTS.

Gia đình ông Rơ Ô Luôn (buôn Ia Rpua, xã Đất Bằng) vừa khánh thành ngôi nhà sàn với diện tích khoảng 70 m2, kinh phí xây dựng 150 triệu đồng. Trong đó, Nhà nước hỗ trợ 44 triệu đồng, vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội 40 triệu đồng, còn lại gia đình đóng góp. Ông Luôn cho hay: “Nhiều năm rồi, cuộc sống gia đình khó khăn nên phải ở trong căn nhà tạm bợ, chật hẹp. Nay được Nhà nước hỗ trợ, vay vốn ngân hàng để làm nhà, gia đình tôi vui lắm. Có chỗ ở ổn định, gia đình sẽ cố gắng làm lụng để có tiền trả nợ ngân hàng và vươn lên thoát nghèo”.

Nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước, gia đình ông Rơ Ô Luôn (buôn Ia Rpua, xã Đất Bằng) xây dựng được ngôi nhà mới. Ảnh: Lê Nam

Nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước, gia đình ông Rơ Ô Luôn (buôn Ia Rpua, xã Đất Bằng) xây dựng được ngôi nhà mới. Ảnh: Lê Nam

Theo Chủ tịch UBND xã Rô Krik: Đất Bằng có tỷ lệ hộ nghèo chiếm 31,6%. Hiện nay, toàn xã còn 30 hộ khó khăn về nhà ở. Năm 2022, thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, xã đã hỗ trợ 7 hộ nghèo làm nhà ở, 19 hộ vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội để đầu tư phát triển sản xuất và chuyển đổi nghề nghiệp.

Tương tự, năm 2022, xã Chư Drăng hỗ trợ 15 hộ nghèo vay vốn để chuyển đổi nghề nghiệp, 7 hộ vay vốn để đầu tư sản xuất và hỗ trợ 7 hộ nghèo làm nhà ở. Gia đình ông Nay Liếu là một trong những hộ nghèo của buôn Suối Cẩm được hỗ trợ làm nhà. Ông chia sẻ: “Năm 2022, từ nguồn hỗ trợ của Nhà nước 44 triệu đồng, gia đình vay ngân hàng 40 triệu đồng và góp thêm vật liệu để làm ngôi nhà sàn mới. Đây là niềm vui lớn nhất của gia đình và cũng là động lực để mình cố gắng lao động sản xuất vươn lên thoát nghèo”.

Ông Ksor Rơ-Phó Chủ tịch UBND xã Chư Drăng-thông tin: Xóa nhà tạm cho hộ nghèo và tạo điều kiện giúp các hộ nghèo phát triển kinh tế là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của địa phương. Trong quá trình triển khai, xã luôn thực hiện phương châm công khai, minh bạch thông qua các cuộc họp thôn, buôn để bình xét, trong đó ưu tiên những hộ nhà ở xuống cấp, khó khăn hơn làm trước. “Thời gian đến, xã sẽ tiếp tục lồng ghép các chương trình, dự án và kêu gọi sự chung tay ủng hộ của các tổ chức, cá nhân để xóa nhà tạm cho hộ nghèo và hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống”-Phó Chủ tịch UBND xã Chư Drăng nói.

Lãnh đạo huyện Krông Pa kiểm tra các dự án thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tại xã Đất Bằng. Ảnh: Lê Nam

Lãnh đạo huyện Krông Pa kiểm tra các dự án thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tại xã Đất Bằng. Ảnh: Lê Nam

Năm 2022, huyện Krông Pa triển khai 6 dự án thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, gồm: giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt; quy hoạch sắp xếp, bố trí ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công trong lĩnh vực dân tộc; phát triển giáo dục-đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; đầu tư phát triển nhóm DTTS còn nhiều khó khăn và khó khăn đặc thù; truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện chương trình.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Tiến Đãng-Phó Chủ tịch UBND huyện-cho biết: Hiện nay, toàn huyện còn 3.244 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 15,69% trong tổng số hộ); 2.512 hộ cận nghèo (chiếm 12,15%). Thực hiện Chương trình MTQG về phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS, năm 2022, huyện đã giải quyết được 36 nhà cho hộ nghèo không có nhà ở hoặc nhà ở dột nát; làm hơn 14 km đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng...

“Trong giai đoạn 2021-2025, huyện phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân đạt 3%/năm trở lên và tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS giảm bình quân đạt 4%/năm trở lên. Đến cuối năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn dưới 5%, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS còn dưới 8%; hoàn thành cơ bản công tác định canh, định cư và giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS; 100% thôn, buôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa; 100% số trường, lớp, trạm y tế được xây dựng kiên cố; 95% người DTTS được sử dụng nước hợp vệ sinh”-Phó Chủ tịch UBND huyện thông tin thêm.

Có thể bạn quan tâm

Mô hình trồng ngô ngọt của phụ nữ Ia Broăi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Vũ Chi

Phụ nữ Ia Broăi thay đổi nếp nghĩ, cách làm

(GLO)- Với sự đồng hành của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), nhiều hội viên phụ nữ dân tộc thiếu số đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện gia đình, mang lại thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống.

Ông Đỗ Xuân Lâm luôn đặt sự an toàn lên hàng đầu trong mỗi chuyến đi. Ảnh: L.V.N

U70 đạt giải “Vô lăng vàng”

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với nghề lái xe, ông Đỗ Xuân Lâm (SN 1960, trú tại tổ 4, phường Trà Bá, TP. Pleiku) luôn tâm niệm phía sau tay lái là hạnh phúc của rất nhiều gia đình.

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

(GLO)- Hiện nay, nhiều giếng đào và giếng khoan tại một số thôn, làng trong tỉnh Gia Lai bắt đầu cạn khiến người dân thiếu nước sinh hoạt. Trước tình hình đó, chính quyền địa phương đã chuẩn bị các phương án hỗ trợ người dân khắc phục khó khăn do thiếu nước sinh hoạt hàng ngày.

Triển khai quyết định về Người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm

Gia Lai triển khai đề án Người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành văn bản số 846/UBND-KGVX triển khai nội dung Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 20-2-2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm”.

Ông Nay Chin (ở giữa) tuyên truyền cho người dân về tinh thần đoàn kết, yêu thương nhau, sống “tốt đời, đẹp đạo”. Ảnh: M.P

Ông Nay Chin vì bình yên thôn, làng

(GLO)- Với uy tín của mình, ông Nay Chin (thôn Điểm 9, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện thường xuyên phối hợp với chính quyền, lực lượng an ninh cơ sở tích cực tuyên truyền, vận động những người từng lầm lỡ theo “Tin lành Đê ga” quay trở lại sinh hoạt tôn giáo thuần túy được Nhà nước công nhận.

Bà Rơ Ô H’Hieng-Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ buôn Tul (xã Ia Broăi) hướng dẫn em Rơ Ô H’Tra học bài. Ảnh: R.H

Điểm tựa cho trẻ mồ côi

(GLO)- Hưởng ứng chương trình “Mẹ đỡ đầu” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phát động, từ năm 2021 đến nay, Hội LHPN xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã tích cực triển khai hoạt động hỗ trợ trẻ mồ côi và trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.