Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Các bộ, ngành phải bám sát cơ sở, khẩn trương hoàn thành việc ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn thực hiện, bảo đảm khơi thông vướng mắc về thể chế, tăng tốc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trong năm 2023; trong đó, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là Chương trình mới với nhiều nhiệm vụ lại được triển khai trên địa bàn rộng, liên quan đến cuộc sống của những người có hoàn cảnh cực kỳ đặc biệt.
Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ảnh 1

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu trong quý I năm 2023, phải hoàn thành đầy đủ các văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Ảnh: VGP/Hải Minh

Về tình hình triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, Chính phủ cơ bản thống nhất với báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia tại Tờ trình số 620/TTr-BKHĐT ngày 1-2-2023; yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan: Thông tin và Truyền thông, Ủy ban Dân tộc khẩn trương chỉ đạo xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hoàn thành trước ngày 15-2-2023.

Ủy ban Dân tộc khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15-2-2023 về xử lý các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 343/TB-VPCP ngày 1-11-2022 của Văn phòng Chính phủ.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia) chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương đôn đốc các cơ quan chủ quản Chương trình mục tiêu quốc gia và các cơ quan liên quan hoàn thành ngay việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương, bảo đảm giải ngân đúng tiến độ đã đề ra, không để xảy ra tham nhũng, thất thoát, tiêu cực.

Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ảnh 2

Gia Lai tăng cường công tác truyền thông về Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Ảnh: Đức Thụy

Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan: Nông nghiệp và PTNT, Lao động-Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc, Tư pháp và cơ quan liên quan tổng hợp kiến nghị của các địa phương về khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các Chương trình, đề xuất cơ quan chủ trì, thời hạn hoàn thành và giải pháp cụ thể để xử lý và hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện; báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương tại Phiên họp thứ 3 trong tháng 2-2023...

Bên cạnh đó, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành đầy đủ các văn bản quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn; hoàn thành trong quý I năm 2023; định kỳ trước ngày 25 hàng tháng, báo cáo tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các cơ quan chủ chương trình.

Có thể bạn quan tâm

Thêm 16 mã số vùng trồng và 4 mã cơ sở đóng gói sầu riêng

Thêm 16 mã số vùng trồng và 4 mã cơ sở đóng gói sầu riêng

(GLO)- Ông Trần Xuân Khải-Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh-cho biết: Chi cục vừa nhận được Công văn số 508/BVTV-HTQT của Cục Bảo vệ thực vật về việc Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt mã số các vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc.

“Tiếp sức nhà nông”: Thiết thực, nhân văn

“Tiếp sức nhà nông”: Thiết thực, nhân văn

(GLO)- “Tiếp sức nhà nông” là chủ đề chương trình trao vốn do Báo Tuổi Trẻ, Công ty cổ phần GreenFeed Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân và Tỉnh Đoàn tổ chức tại huyện Chư Sê vào sáng 5-3. Đúng với tinh thần “tiếp sức”, 80 hộ nông dân khó khăn đã được hỗ trợ vốn vay không lãi suất để phát triển sản xuất, góp phần thoát nghèo bền vững.

Chư Prông phát huy hiệu quả quỹ hội nông dân

Chư Prông phát huy hiệu quả quỹ hội nông dân

(GLO)- Từ nguồn quỹ hỗ trợ nông dân (ND), Hội ND huyện Chư Prông đã triển khai nhiều mô hình, dự án thiết thực, giúp người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, mạnh dạn đầu tư để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện thu nhập.
Phòng cháy, chữa cháy mía với phương châm “4 tại chỗ”

Phòng cháy, chữa cháy mía với phương châm “4 tại chỗ”

(GLO)- Trước tình hình cháy mía ngày càng diễn biến phức tạp tại khu vực phía Đông và Đông Nam tỉnh, ngày 2-3, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Mah Tiệp cùng đại diện lãnh đạo các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Công thương, Khoa học và Công nghệ, Giao thông-Vận tải đã đến kiểm tra thực tế tình hình sản xuất mía đường tại huyện Phú Thiện và thị xã Ayun Pa.
Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ủy ban Dân tộc trả lời kiến nghị cử tri Gia Lai

Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ủy ban Dân tộc trả lời kiến nghị cử tri Gia Lai

(GLO)- Báo Gia Lai điện tử xin trích đăng nội dung trả lời của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ủy ban Dân tộc đối với các kiến nghị của cử tri Gia Lai theo Công văn số 201/ĐĐBQH-VP của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh về việc bộ, ngành trả lời kiến nghị của cử tri gửi trước kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV.

Gia Lai sản xuất cà phê thích ứng với biến đổi khí hậu

Gia Lai sản xuất cà phê thích ứng với biến đổi khí hậu

(GLO)- Biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, trong đó có cây cà phê. Thực tế đó đòi hỏi các ngành, địa phương và doanh nghiệp cần có giải pháp giúp người dân tổ chức lại sản xuất cà phê thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm đảm bảo năng suất, chất lượng và thu nhập.

Nỗi lo từ việc ồ ạt mở rộng diện tích sầu riêng

Nỗi lo từ việc ồ ạt mở rộng diện tích sầu riêng

(GLO)- Việc nhiều loại hoa quả của Việt Nam được Trung Quốc cấp phép nhập khẩu chính ngạch, trong đó có sầu riêng, đang mở ra triển vọng lớn cho ngành sản xuất, xuất khẩu trái cây. Tuy nhiên, theo đà tăng giá đột biến dịp cuối năm, nhiều nhà vườn ở Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long đang ồ ạt chuyển sang trồng sầu riêng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ về chuyện được mùa mất giá, mà người gánh chịu hậu quả không ai khác hơn chính là nông dân.
Krông Pa: Sản xuất vụ Đông Xuân gặp nhiều thuận lợi

Krông Pa: Sản xuất vụ Đông Xuân gặp nhiều thuận lợi

(GLO)- Bước vào vụ Đông Xuân 2022-2023, tình hình thời tiết ở huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) khá thuận lợi giúp các loại cây trồng Đông Xuân 2022-2023 phát triển tốt. Ngoài ra, giá cả một số mặt hàng nông sản như mía, mì, dưa hấu tăng hơn vụ trước khiến người dân rất phấn khởi.